1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TỘI XÂM PHẠM
1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản
quản lý kinh tế từ sau Cách mạng tháng Tám đến trƣớc khi có Bộ luật hình sự năm 1985.
Cách mạng tháng 8 thành công, những toàn Đảng, toàn dân vẫn phải đương đầu với cuộc chiến chống giặc đói, giặc rét và giặc ngoại xâm. Những hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của nhân dân, xâm phạm chế độ kinh tế, tài chính của đất nước được đánh giá có mức độ nguy hiểm ngang bằng và cần nghiêm trị như những hành vi chống đối chính quyền Cách mạng.
Nhằm trừng trị kịp thời những hành vi xâm phạm pháp luật kinh tế, bảo vệ nền kinh tế non trẻ của đất nước, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật chủ yếu dưới dạng các sắc lệnh. Trong đó phải kể đến các sắc lệnh quan trọng như:
- Sắc lệnh số 07/SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 05/9/1945 về việc để sự buôn bán và chuyên chở thóc gạo được tự do trong toàn hạt Bắc bộ. Sắc lệnh 07/SL đề ra đường lối xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi tích trữ thóc gạo, mưu sự đầu cơ xét ra có phương hại đến nền kinh tế. Khoản thứ tư của Sắc lệnh nêu rõ: “Kẻ nào tích trữ thóc gạo, mưu sự đầu cơ, xét ra có phương hại đến nền kinh tế sẽ bị nghiêm phạt theo quân luật và gia sản sẽ bị tịch thu”.
- Sắc lệnh số 202/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 15/10/1946 quy định về việc buôn bán vàng bạc. Điều thứ 5 Sắc lệnh quy định: Nếu trái với các điều nói trên (quy định về buôn bán vàng) sẽ bị phạt: Tiền nhất thiết gấp ba số vàng gian lận hay định gian lận; Tù từ một
tháng đến hai năm hoặc sẽ phải chịu một trong hai thứ hình phạt ấy; Nếu tái phạm có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Sắc lệnh số 180/SL ngày 20 - 12 - 1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ấn định hình phạt đối với những hành vi phá hoại nền tài chính quốc gia, làm tội thiệt đến giá trị hay làm khó dễ cho sự lưu hành giấy bạc Việt Nam. Điều 1 Sắc lệnh quy định: Những người đầu cơ tiền tệ, làm giấy bạc giả, lưu hành giấy bạc giả, tàng trữ hay lưu hành những giấy bạc của địch hay đã có lệnh cấm, hoặc có những hành động có tính cách phá hoại nền tài chính quốc gia sẽ bị truy tố trước Toà án quân sự.
Có thể nói đây là những quy định đầu tiên của Nhà nước về các tội phạm kinh tế nói chung, các tội xâm phạm TTQLKT nói riêng. Nhìn chung, các quy định còn đơn giản, song đã khẳng định khá rõ ràng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là nghiêm phạt các hành vi gây phương hại cho nền kinh tế, tài chính của đất nước.
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 mở ra giai đoạn mới của Cách mạng Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam. Hiến pháp năm 1959 ra đời thay thế Hiến pháp năm 1946 và là cơ sở pháp lý cho nhiệm vụ ở giai đoạn mới của Cách mạng Việt Nam. Chương II Hiến pháp năm 1959 (từ Điều 9 đến Điều 21), quy định rõ chế độ kinh tế của Việt Nam là “nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” (Điều 9) với “kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu toàn dân giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước đảm bảo phát triển ưu tiên” (Điều 12). Trên cơ sở quy định này, tính chất của quan hệ xã hội là khách thể của các tội phạm về kinh tế đã được xác lập.
Để bảo vệ chế độ kinh tế theo Hiến pháp năm 1959, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng làm cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh chống các tội phạm về kinh tế. Một số hành vi phạm tội về kinh tế được đánh giá là có mức độ nghiêm nguy hiểm cho xã hội cao và cần bị nghiêm trị là:
- Hành động đầu cơ về kinh tế (Sắc luật số 001/SLt của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ngày 19-4-1957 cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế );
- Các hành động buôn bán, tích trữ, vận chuyển trái phép vật tư, hàng hoá do Nhà nước thống nhất quản lý (Chỉ thị số 146-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5-6-1974);
- Các hành động chống thuế nông nghiệp (Thông tư 3887-VNH/HS ngày 02-11-1957 của Bộ Tư pháp);
- Việc nấu rượu trái phép (Pháp lệnh ngày 13-10-1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội);
- Các hành vi đầu cơ, buôn lậu kim khí quý, đá quý, ngọc trai (Nghị Định số 355-TTg ngày 16-7-1958 của Thủ tướng Chính phủ)...
So với các văn bản pháp luật thời kỳ trước, các văn bản pháp luật thời kỳ này đã có bước phát triển đáng kể, cả về loại hình văn bản, kỹ thuật lập pháp và nội dung quy định. Từ chỗ chỉ với các quy định đơn giản dưới hình thức sắc lệnh, các nhà làm luật đã quy định về tội phạm kinh tế ở nhiều dạng văn bản khác nhau như sắc luật, thông tư, chỉ thị, pháp lệnh... Các nhà làm luật cũng chú ý xác định cụ thể các hành vi gây phương hại nền kinh tế bị coi là tội phạm và đường lối xử lý các tội phạm này.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do chiến tranh, song Nhà nước ta vẫn chú ý hoàn thiện pháp luật về quản lý kinh tế và hoàn thiện các quy định về các tội phạm về kinh tế. Các quy định về các tội phạm về kinh tế thời kỳ này khá chặt chẽ về mặt pháp lý và mang tính hiệu quả cao trong thực tiễn áp dụng. Hai văn bản có vai trò quan trọng thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các tội phạm về kinh tế thời kỳ này là:
- Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21 - 10 - 1970;
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa (Pháp lệnh năm 1970) quy định về các tội phạm gây thiệt hại trực tiếp và gián tiếp đến tài sản. Việc xây dựng Pháp lệnh năm 1970 thể hiện kỹ thuật lập pháp tiến bộ đáng kể. Pháp lệnh năm 1970 được kết cấu thành 3 chương: chương I - Nguyên tắc chung, chương II - Tội phạm và hình phạt và chương III - Điều khoản chung. Chính sách hình sự đối với tội phạm được thể hiện khá rõ nét. Pháp lệnh năm 1970 xác định mục đích của việc ban hành Pháp lệnh là “để bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng, bảo vệ nền văn hoá dân tộc, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm thắng lợi hoàn toàn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; để phát huy tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân viên chức và toàn thể nhân dân, đề cao đạo đức xã hội chủ nghĩa và ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, động viên mọi người ra sức đấu tranh chống những hành vi xâm phạm tài sản đó”. Các nguyên tắc xử lý được xác định rõ ràng: “nghiêm trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn tái phạm, bọn phạm tội có tổ chức, bọn cầm đầu, bọn lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, bọn gây thiết hại nặng; xử nhẹ hoặc miễn hình phạt cho những kẻ tự thú, thật thà hối cải, tố giác đồng bọn hoặc tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra”[49, tr.231].
Chương II Pháp lệnh năm 1970 quy định khá rõ ràng về các tội phạm và hình phạt cụ thể. Đáng lưu ý là một số hành vi xâm phạm TTQLKT cũng được quy định khá cụ thể trong Pháp lệnh. Điều 12 quy định về tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa; Điều 13 quy định về tội vi phạm chế độ tem phiếu dùng vào việc phân phối tài sản xã hội chủ nghĩa.
Pháp lệnh năm 1970 đã chú ý xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản và cấu thành tội phạm tăng nặng với các tình tiết định khung tăng nặng và các khung hình phạt riêng có ý nghĩa phân hoá TNHS đối với các tội phạm cụ thể.
Sau ngày Miền Nam được giải phóng năm 1975, để đối phó với các thế lực thù địch phá hoại nền kinh tế, ngày 15 - 3 - 1976 Hội đồng Chính Phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03 - SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt, xét xử các tội phạm ở miền NamViệt Nam ở thời điểm ban hành.
Sắc luật số 03-SL/76 được coi là sự khái quát chính sách hình sự về tội phạm và hình phạt nói chung. Sắc luật số 03-SL/76 xác định có bảy loại tội phạm: 1) Tội phản cách mạng (Điều 3); 2) Tội xâm phạm đến tài sản công cộng (Điều 4); 3) Tội xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của công dân (Điều 5); 4) Tội kinh tế (Điều 6); 5) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn và tội hối lộ (Điều 7); 6) Tội xâm phạm tài sản riêng của công dân (Điều 8) và 7) Tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân (Điều 9). Như vậy, tội kinh tế được đánh giá có mức độ nguy hiểm thứ tư trong bảy nhóm tội phạm.
Lần đầu tiên, khái niệm tội kinh tế được xác lập:
“ Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về kinh tế, tài chánh cho Nhà nước, cho hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, gồm có các loại :
- Sản xuất hàng giả, cố ý lừa gạt người tiêu thụ.
- Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước. - Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả.
- Mua gian, bán lận, trốn thuế, lừa gạt nhà cầm quyền.
- Đầu cơ, tích trữ, tung tin thất thiệt dìm giá, tăng giá phá rối thị trường. - Bán hàng Nhà nước cấm” (Điều 6)
Sắc luật 03-SL/76 có nội dung (về tội danh và đường lối xử lý) về cơ bản là thống nhất với các Pháp lệnh năm 1970. Điểm mới của Sắc luật 03- SL/76 so với các văn bản pháp luật trước đó là đã khái quát được tính chất
nguy hiểm của các hành vi phạm tội kinh tế, tập hợp được những hình thức phạm tội phổ biến cần nghiêm trị [50, tr.148].
Như vậy, qua nghiên các quy định về tội phạm xâm phạm các tội xâm phạm TTQLKT trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước khi BLHS lần đầu tiên được ban hành ta thấy, trong giai đoạn này các tội xâm phạm TTQLKT đã được bước đầu đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự của nhà nước ta. Tuy nhiên, đặt trong mối tương quan với các quy định nhằm bảo vệ chế độ chính trị, trật tự xã hội khác như tội phản cách mạng, tội xâm phạm tài sản của nhà nước thì các tội phạm về xâm phạm các tội xâm phạm TTQLKT chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là lĩnh vực thuế GTGT trong giai đoạn này chưa được đề cập đến, bởi lẽ nền kinh tế đang trong giai đoạn cả nước còn chiến tranh, miền Bắc thì trong tình trạng bao cấp, tập trung giải phóng miền Nam nên các thành phần kinh tế chưa phát triển, các quan hệ về thuế, kinh doanh chưa hình thành nhiều. Do đó, trong giai đoạn này, tội phạm xâm phạm trật tự các tội xâm phạm TTQLKT chưa được quy định nhiều trong các văn bản của nhà nước.