Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Hải quan trong đấu tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (Trang 100 - 102)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Hải quan trong đấu tranh

tranh phòng chống tội phạm về hoàn thuế giá trị gia tăng.

Như trên đã phân tích, hoạt vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT chủ yếu là lợi dụng các chính sách của nhà nước về thuế suất xuất khẩu để buôn lậu, lập hồ sơ khống nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Trong hoạt động đấu tranh phòng chống buôn lậu nói chung và hoạt động buôn lậu nhằm

chiếm đoạt tiền hoàn thuế nói riêng thì vai trò của ngành Hải quan là rất quan trọng. Theo chúng tôi, để làm tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về hoàn thuế GTGT ngành Hải quan cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

Một là, cần mở rộng giới hạn trách nhiệm của cán bộ, công chức Hải quan trước các vi phạm của đối tượng. Về nguyên tắc, tính đúng đắn, chính xác, trung thực của hồ sơ Hải quan cùng các hồ sơ, chứng từ mà chủ hàng hoặc người ủy quyền đã nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan thuộc trách nhiệm của người nộp hồ sơ. Cán bộ Hải quan khi làm thủ tục thông quan phải đảm bảo việc đúng quy trình, nguyên tắc. Trường hợp không cố ý sai phạm cần phải được xem xét miễn trừ trách nhiệm.

Hai là, ngành Hải quan cần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp gian lận và chuẩn bị tốt các điều kiện cho kiểm tra sau thông quan ngay từ khâu trước và trong thông quan. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Hải quan, kiểm tra trước và trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có ý nghĩa rất lớn, ngăn chặn ngay từ đầu các biểu hiện gian lận, giảm bớt khối lượng công việc cho các khâu sau. Các biện pháp cụ thể là:

- Thực hiện tốt việc kiểm tra trước và trong thông quan, kịp thời phát hiện các vi phạm ngay ở khâu đầu tiên;

- Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ đầy đủ, khoa học, thuận tiện trong tra cứu và sử dụng;

- Chỉ đạo ghi chép kết quả kiểm hóa, tính thuế thật rõ ràng, cụ thể; - Tổ chức tốt công tác thu thập và phân tích thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng, giá cả để xác định trọng tâm, trọng điểm phát sinh dấu hiệu vi phạm và kiểm tra sau thông quan;

- Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm sau thông quan;

Ba là, ngành Hải quan cần hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã thành lập Cục kiểm

tra sau thông quan. Công tác kiểm tra sau thông quan đòi hỏi cán bộ có kiến thức chuyên môn nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, vì vậy phải biên soạn tài liệu riêng để đạo tạo cho phù hợp. Đồng thời đối tượng kiểm tra sau thông quan chủ yếu là các chứng từ thương mại quốc tế, ghi chép ngân hàng, chứng từ và sổ kế toán. Các chứng từ này là sản phẩm trực tiếp của các nghiệp vụ chuyên ngành đã đạt tới trình độ chuẩn hóa trên phạm vi toàn cầu. Do đó, để am hiểu được các lĩnh vực này cần phải đào tạo cho đội ngũ cán bộ hải quan am hiểu về nghiệp vụ hải quan quốc tế, có trình độ tiếng anh, tin học tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)