3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật khác liên quan đến thuế giá trị
giá trị gia tăng.
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về thành lập doanh nghiệp
Có thể nói nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tình trạng chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT hiện nay là do chúng ta đã quá dễ dãi trong việc thành lập doanh nghiệp. Việc một người có thể thành lập nhiều doanh nghiệp, không có cơ chế kiểm tra, giám sát chính là nguyên nhân nhiều doanh nghiệp “ma” được thành lập với mục tiêu mua bán hóa đơn GTGT, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Chính vì vậy theo chúng tôi, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành sửa đổi theo hướng, quy định chặt chẽ về thủ tục thành lập doanh nghiệp, có cơ chế kiểm tra về tư cách thành lập của các chủ doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng một người được thành lập nhiều doanh nghiệp một lúc. Để ngăn chặn việc một người thành lập doanh nghiệp ở nhiều tỉnh thành khác nhau, theo chúng tôi Bộ Kế hoạch đầu tư nên có cơ chế xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, để kiểm tra một người đã thành lập hay chưa?
Trong quá trình sửa luật doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ về các điều kiện đăng ký kinh doanh, quy định rõ về lý lịch tư pháp với người đứng đầu doanh nghiệp, về thẩm định hồ sơ trước khi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, phải kiểm tra năng lực pháp luật, năng lực hành vi, khả năng tài chính, khả năng quản lý doanh nghiệp của các đối tượng đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp hiện nay liên quan tới hành chục bộ luật, luật, pháp lệnh. Nếu giám đốc hoặc đại diện theo pháp luật thiếu hiểu biết pháp luật thì rất dễ dẫn đến vi phạm. Vì vậy, yêu cầu về trình độ của người đứng đầu doanh nghiệp cần được xem xét, qui định cụ thể.
Cần qui định mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thuế và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc nộp thuế và sử dụng hóa đơn.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng
Hiện nay, các quy định về thuế GTGT còn nhiều kẽ hở, dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng để trục lợi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước. Do đó, theo chúng tôi trong thời gian tới Nhà nước cần hoàn thiện triệt để Luật thuế GTGT và các văn bản khác có liên quan để siết chặt hơn quy định về hoàn thuế GTGT. Việc chống gian lận trong sử dụng hóa đơn để hoàn thuế GTGT là một vấn đề nan giải. Thị trường hóa đơn bất hợp pháp vẫn tồn tại. Các hiện tượng gian lận hóa đơn ngày càng tinh vi, năng lực kiểm tra đối
chiếu hóa đơn của ngành thuế tuy đã có cải thiện nhưng vẫn còn chưa tương xứng với mức độ vi phạm. Hóa đơn phải được đa dạng hóa để phù hợp với các loại hình trao đổi hàng hóa rất đa dạng như hiện nay, đồng thời cần điều chỉnh chính sách tài chính, sách thương mại để người mua và bán thấy được quyền lợi của mình khi nhận hoặc xuất hóa đơn. Đối với những bảng kê mua hàng có bất hợp lý về vùng nguyên liệu hay địa bàn sản xuất phải kiên quyết loại bỏ. Theo chúng tôi, Nhà nước cần phải hoàn thiện những vấn đề sau về pháp luật thuế.
Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách về thuế
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các chính sách về thuế của Nhà nước đảm bảo khoa học, chặt chẽ và có tính ổn định lâu dài, tránh sự thay đổi quá nhanh và nhiều làm cho các nhà quản lý thuế và người nộp thuế rơi vào tình trạng lúng túng trong thi hành, gây nên sự hoài nghi của các nhà đầu tư, làm phương hại đến lợi ích của người nộp thuế, tăng trưởng kinh tế và lợi ích của quốc gia;
- Tôn trọng thuộc tính trung lập của hệ thống thuế hiện đại, hạn chế tối đa các quy định miễn giảm, khấu trừ làm xói mòn những mục tiêu cốt lõi của thuế, dễ gây nên tình trạng trốn, lậu thuế;
- Quá trình cải cách hệ thống thuế phải gắn chặt với vấn đề cải cách quan hệ tài khoá giữa các cấp chính quyền, năng lực quản lý hành chính thuế, khả năng thu thuế và “văn hoá” của người nộp thuế, như vậy mới tạo ra sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương đối với việc triển khai thực hiện hệ thống thuế mới;
- Việc cải cách chính sách thuế phải đi đôi với các biện pháp cải cách về thể chế, về cơ cấu trên toàn bộ nền kinh tế; đặc biệt coi trọng các lĩnh vực hỗ trợ cho cải cách hệ thống thuế như: hệ thống kế toán, kiểm toán, hệ thống các luật lệ liên quan đến hệ thống thuế.
Hai là, hoàn thiện phương thức quản lý thu thuế
Để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thuế, cơ quan thuế phải chú ý hoàn thiện các phương thức quản lý thu thuế, cụ thể như sau:
- Thống nhất sử dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào việc quản lý thu thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, nối mạng vi tính trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra đối chiếu hoá đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra;
- Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng đơn giản, khoa học và hiệu quả trên cơ sở kết quả rà soát lại các sơ hở trong công tác hoàn thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng;
- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thuế;
- Khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước và áp dụng các hình thức xử lý nghiêm minh trong công tác hành thu và chấp hành luật thuế;
- Quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp khi thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng và tin học hoá công tác tài chính - kế toán;
- Các cơ quan chức năng của Nhà nước như thanh tra, điều tra và kiểm toán phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thu thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Ba là, nâng cao trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
Chống thất thu thuế không phải là một vấn đề nan giải, song cần phải xác định đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ bằng những quan điểm, chính sách và biện pháp xử lý thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội. Đối với kiểm toán viên nhà nước, khi thực hiện kiểm toán ở các cơ quan thuế, các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cần đặc biệt quan tâm việc phân loại các sai phạm trong lĩnh vực thuế để
có biện pháp củng cố chứng cứ và hồ sơ, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt là khai thác tối đa quyền điều tra của kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Kiểm toán nhà nước, nhằm làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Trong hoạt động kiểm toán khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, gian lận, trốn lậu thuế kiểm toán viên cần phân tích và xem xét kỹ lưỡng về bản chất hành vi để tiến hành xác minh đến cùng một sự việc và kết luận cụ thể, rõ ràng mức độ vi phạm của tập thể và cá nhân, nếu các hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không nên ngại khó, ngại khổ mà né tránh, không xử lý dứt điểm và nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, cần khắc phục tình trạng doanh nghiệp kéo dài thời gian không lập hồ sơ xin hoàn thuế khi đủ điều kiện. Nếu doanh nghiệp không lập hồ sơ xin hoàn thuế kịp thời trước kỳ kê khai thuế sau thì số thuế GTGT đầu vào lớn hơn đầu ra sẽ không được khấu trừ cho kỳ nộp thuế kế tiếp. Tương tự như vậy, kỳ nộp thuế tiếp theo nếu có số thuế GTGT dương thì yêu cầu phải nộp, nếu có số thuế âm thì xác định cho thời gian lập hồ sơ hoàn thuế cho lần sau. Những trường hợp âm thuế GTGT quá kỳ kê khai xin hoàn thuế mới làm thủ tục xin hoàn thì ngoài xem xét cho hoàn thuế theo quy định còn bị xử phạt vi phạm chế độ kê khai nộp thuế đối với doanh nghiệp. Có như vậy, ngân sách nhà nước sẽ thu ngay được tiền thuế GTGT kê khai dương. Hồ sơ hoàn thuế trong khoảng thời gian ba tháng sẽ phức tạp và khó kiểm tra.