3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Thuế trong đấu tranh
tranh phòng chống tội phạm về hoàn thuế giá trị gia tăng.
Như chúng ta đã biết, lực lượng của ngành thuế có vai trò rất quan trong trong đấu tranh với các tội phạm về xâm phạm TTQLKT nói chung và các tội phạm về hoàn thuế giá trị gia tăng nói riêng. Đặc biệt, lực lượng của ngành Thuế là lực lượng trực tiếp quản lý, kiểm soát hồ sơ kê khai tiền thuế và hoàn thuế của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thuế là rất quan trọng trong đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này. Theo chúng tôi trong thời gian tới ngành Thuế cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với các tội phạm về thuế GTGT:
Một là, ngành thuế cần thống nhất sử dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào việc quản lý thu thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, nối mạng vi tính trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra đối chiếu hoá đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra. Đây là vấn đề có tính chất then chốt trong đấu tranh đối với các vi phạm về thuế nói chung và tội phạm về chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT nói riêng. Bởi lẽ, hoạt động kê khai, khấu trừ thuế hiện nay đều đã được thực hiện thông qua mạng máy tính, đồng thời, hoạt động chiếm đoạt tiền hoàn thuế
ngày càng tinh vi của các đối tượng phạm tội, khi các đối tượng này thành lập nhiều doanh nghiệp tại nhiều tỉnh thành khác nhau, kê khai thuế tại nhiều địa phương đồng thời có hoạt động xuất nhập khẩu tại nhiều cảng biển, cửa khẩu. Điều nay dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm tra tổng thể đối với các đối tượng này rất khó khăn. Chính vì vậy, khắc phục được vấn đề này sẽ góp phần quan trọng trong đấu tranh các vi phạm về thuế GTGT.
Hai là, ngành Thuế cần hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng đơn giản, khoa học và hiệu quả trên cơ sở kết quả rà soát lại các sơ hở trong công tác hoàn thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Điều này, vừa dẫn đến tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình kê khai tiền hoàn thuế, tuy nhiên đồng thời sẽ tạo điều kiện góp phần giúp ngành thuế đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.
Ba là, ngành Thuế cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thuế. Đây là khâu then chốt trong công tác cán bộ, cũng là một giải pháp quan trọng trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về thuế, bởi lẽ, nếu có đội ngũ cán bộ thuế có chất lượng, có năng lực tốt thì việc phát hiện ra các vi phạm pháp luật về thuế trong đó có hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT là thuận lợi hơn rất nhiều.
Bốn là, ngành Thuế cần khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước và áp dụng các hình thức xử lý nghiêm minh trong công tác hành thu và chấp hành luật thuế.
Năm là, cần quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp khi thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng và tin học hoá công tác tài chính - kế toán. Điều này góp phần ngành Thuế có thể kiểm soát được chặt chẽ các giao dịch của doanh nghiệp, từ đó chống thất thu thuế và chống được việc chia nhỏ giao dịch để tránh thuế GTGT, từ đó chống được tình trạng ghi khống hóa đơn để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.
Sáu là, các cơ quan chức năng của Nhà nước như thanh tra, điều tra và kiểm toán phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thu thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Bảy là, nâng cao trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
Chống thất thu thuế không phải là một vấn đề nan giải, song cần phải xác định đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ bằng những quan điểm, chính sách và biện pháp xử lý thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội. Đối với kiểm toán viên nhà nước, khi thực hiện kiểm toán ở các cơ quan thuế, các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cần đặc biệt quan tâm việc phân loại các sai phạm trong lĩnh vực thuế để có biện pháp củng cố chứng cứ và hồ sơ, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt là khai thác tối đa quyền điều tra của kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Kiểm toán nhà nước, nhằm làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Trong hoạt động kiểm toán khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, gian lận, trốn lậu thuế kiểm toán viên cần phân tích và xem xét kỹ lưỡng về bản chất hành vi để tiến hành xác minh đến cùng một sự việc và kết luận cụ thể, rõ ràng mức độ vi phạm của tập thể và cá nhân, nếu các hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không nên ngại khó, ngại khổ mà né tránh, không xử lý dứt điểm và nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật.