Hoàn thiện quy định trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (Trang 91 - 93)

3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1.3. Hoàn thiện quy định trong lĩnh vực hải quan

Theo chúng tôi, ngoài các vấn đề nâng cao hiệu quả của công tác tiền kiểm, hậu kiểm trong thủ tục hải quan. Ngành Hải quan cần phải làm tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và từng bước hoàn thiện các cơ sở pháp lý của công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Sau thời gian thực hiện quy định về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tình hình cho thấy cần phải nghiên cứu bổ sung sửa đổi. Trước hết đó là những tiêu chí để xác định “dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan”. Xác định được các tiêu chí này sẽ giúp cho công tác kiểm tra sau thông quan được tiến hành đúng với phạm vi, đối tượng và phù hợp với thẩm quyền được phép của ngành Hải quan, đồng thời cần điều chỉnh cho phù hợp với thời hạn và phương thức triển khai quyết định kiểm tra sau thông quan. Việc quy định phải thông báo trước bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra ít nhất là 05 ngày làm việc là quá dài và doanh nghiệp sẽ có đủ thời gian hoàn tất hồ sơ, sổ sách, chứng từ để đối phó. Việc quy định thời hạn kiểm tra tối đa là 05 ngày làm việc lại quá ngắn chưa tương xứng với khối lượng công việc cần thiết để tiến hành kiểm tra.

Thứ hai, cần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp gian lận và chuẩn bị tốt cho các điều kiện cho kiểm tra sau thông quan từ các khâu trước và trong thông quan. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan, kiểm tra trước và trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có ý nghĩa rất lớn, ngăn chặn ngay từ đầu các biểu hiện gian lận, giảm bớt khối lượng công việc cho các khâu. Các biện pháp cụ thể là:

- Thực hiện tốt việc kiểm tra trước và sau thông quan, kịp thời phát hiện vi phạm ngay ở khâu đầu tiên;

- Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ đầy đủ, khoa học, thuận tiện trong tra cứu, sử dụng;

- Tổ chức tốt công tác thu thập và phân tích về thông tin doanh nghiệp, hàng hóa, giá cả xác định trọng tâm, trọng điểm phát sinh dấu hiệu vi phạm và kiểm tra sau thông quan.

Thứ ba, cần ban hành quy chế phối hợp nghiệp vụ giữa ngành Hải quan và ngành Thuế để kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Như phân tích ở trên, lĩnh vực buôn lậu, lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế là tương đối phổ biến. Chính vì vậy, theo chúng tôi, hai ngành này cần tiến hành ban hành quy định về phối hợp công tác, hoặc Chính phủ ban hành một văn bản trong đó có quy định chặt chẽ về phối hợp giữa hai cơ quan Thuế và Hải quan với nhau nhằm tăng cường đấu tranh với các vi phạm pháp luật về chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)