3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với các tộ
các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
Trong những năm vừa qua, tình hình tội phạm xâm phạm TTQLKT nói chung và các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nói riêng có diễn biến hết sức phức tạp, công tác điều tra truy tố, xét xử đối với các tội phạm này đã có nhiều tiến triển nhất định, nhưng cùng với tình trạng suy thoái kinh tế, các tội phạm về kinh tế ngày càng phát sinh với những vụ việc rất nghiêm trọng. Trong thời gian tới, theo chúng tôi để nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố xét xử các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng thì các cơ quan tư pháp cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ sau đây.
Một là, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong phát hiện và xử lý tội phạm. Trong tình hình hiện nay, các cơ quan
bảo vệ pháp luật cần tập trung sức và dành nhiều thời gian phối hợp điều tra dưới nhiều hình thức vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế trọng điểm như: ngành tài chính, tiền tệ, tín dụng, xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại, xây dựng cơ bản, quản lý và bảo vệ đất đai, giao thông vận tải.... Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, cần triệt để phát hiện tất cả các biểu hiện của tình trạng buông lỏng quản lý, những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chủ nghĩa cục bộ địa phương. Đồng thời chú trọng đặc biệt đến các tổ chức, đơn vị kinh tế buộc mọi thành phần trong khu vực sản xuất kinh doanh, đi sâu vào kiểm tra, theo dõi các tổ chức liên doanh, liên kết, các giao dịch trong hợp đồng kinh tế, các quan hệ thu nộp ngân sách, trao đổi vật tư tài sản, thu và nộp thuế... Thực tế đã cho thấy, hoạt động liên doanh, liên kết và giao dịch trong các hợp đồng kinh tế đang phát triển rất sôi động trong nền kinh tế thị trường, và tạo ra sự sống động, phong phú của hoạt động sản xuất kinh doanh, song thực tế cũng đã bộc lộ không ít các hành vi lợi dụng, mua chuộc, lừa đảo, tranh thủ chiếm dụng vốn của Nhà nước hoặc của các đối tác, trốn thuế, xâm phạm tài sản giữa các tổ chức.
Đổi mới và tăng cường hệ thống kiểm tra việc chấp hành pháp luật là một đảm bảo tốt cho việc chấp hành pháp luật. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra phát hiện vi phạm của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Lực lượng này là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm TTQLKT nói chung và các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nói riêng. Tuy nhiên, do tính chất của các tội phạm này liên quan đến các quan hệ kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực thuế, tài chính ngân hàng. Chính vì vậy nên theo chúng tôi, lực lượng Cảnh sát kinh tế và các lực lượng khác của các cơ quan tư pháp cần phải được đào tạo chuyên môn sâu về kinh tế học, đặc biệt là lĩnh vực thuế, tài chính ngân hàng. Điều này mới có thể góp phần nâng cao chất lượng cán bộ làm trực tiếp công tác đấu tranh đối với các tội phạm về thuế GTGT.
Các cơ quan tư pháp thông qua việc điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm cần tổng hợp rút ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình hình tội phạm cũng như những phương thức, thủ đoạn phạm tội mới hoặc phổ biến trong từng vụ án cụ thể để có biện pháp phòng ngừa có hiệu quả, kiến nghị các ngành kinh tế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế và đề xuất những biện pháp phòng ngừa; đề nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo kịp thời những điều kiện nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Vấn đề trước mắt là cần rà soát những chủ trương, chính sách về quản lý kinh tế không còn phù hợp hoặc có những sơ hở, đồng thời xúc tiến việc xây dựng, bổ sung, đổi mới các chính sách đó cho vừa đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế, vừa hạn chế đến mức thấp nhất những sơ hở mà bọn phạm tội có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Để nâng cao chất lượng cán bộ tham gia điều tra, truy tố, xét xử trong những vụ an về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi cần có chủ trương rà soát lại đội ngũ cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thích hợp. Đổi mới công tác xây dựng lực lượng cản bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật theo hướng tinh giản nhưng chất lượng. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng kết hợp với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn hóa lực lượng cán bộ chịu trách nhiệm đấu tranh chống các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực thuế GTGT. Cần thực hiện chủ trương thay đổi bằng nhiều hình thức những cán bộ của cơ quan bảo vệ pháp luật không đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp sau khi đã được đào tạo bồi dưỡng nhưng vấn yếu kém, hạn chế.
Qua những phân tích trên, theo tác giả để nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong
lĩnh vực hoàn thuế GTGT thì mỗi giai đoạn tố tụng các cơ quan cần thực hiện các nội dung sau.
Một là, về điều tra các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT. Điều tra là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT. Trong quá trình điều tra vụ án các cơ quan điều tra cần làm tốt vấn đề, tăng cường chất lượng cán bộ phục vụ hoạt động điều tra đối với các tội phạm này, đặc biệt là tăng cường đào tạo các khóa đào tạo về kinh tế, quan hệ kinh tế cho các Điều tra viên để các Điều tra viên nắm được các thuật ngữ, khái niệm cụ thể như: hóa đơn, chứng từ, hóa đơn giá trị gia tăng, hoàn thuế là gì... Đồng thời, Cơ quan điều tra các cấp cũng cần tập trung nguồn nhân lực là Điều tra viên chuyên sâu về lĩnh vực này, việc chuyến sâu sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hai là, về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra kiểm sát xét xử các vụ án hình sự về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát quyết các vụ án về kinh tế, chúng tôi đề nghị một số giải pháp và có một số kiến nghị như sau:
Lãnh đạo VKS các cấp, các đơn vị nghiệp vụ cần xác định đúng tầm quan trọng của việc giải quyết các vụ án về kinh tế để có sự tập trung chỉ đạo. Ngay từ ban đầu cần thực hiện tốt việc phê chuẩn các quyết định tố tụng một cách chặt chẽ để hạn chế oan, sai và cũng giúp việc điều tra sau đó được thuận lợi, dễ dàng hơn. Cần có quy định ràng buộc trách nhiệm của kiểm sát viên phải bám sát tiến độ điều tra, cập nhật nghiên cứu tài liệu điều tra để kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra sát, đúng trong quá trình điều tra, bảo đảm việc truy tố có căn cứ, đúng pháp luật.
Các vụ án về kinh tế thường là các vụ án phức tạp, dễ xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, cần có sự xem xét đánh giá thận trọng, tăng cường trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn. Sau mỗi vụ án cần tổ chức rút kinh nghiệm để việc giải quyết các vụ án sau được tốt hơn. Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử, những trường hợp có đơn kêu oan cần được đặc biệt quan tâm.
Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra, các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm toán trong phát hiện, xử lý tội phạm; phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, tòa án các cấp trong điều tra, xét xử tội phạm. Phối hợp tốt giữa VKSNDTC với VKSND, Tòa án các địa phương được ủy quyền thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trong ngành kiểm sát; báo cáo cấp ủy Đảng, Ban Nội chính cấp tỉnh, Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; những vụ đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp cần báo cáo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có sự chỉ đạo kịp thời các vụ án này, đảm bảo các yếu tố pháp lý, nghiệp vụ, chính trị…
Cần rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ tại các đơn vị có nhiệm vụ chủ chốt trong giải quyết các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng để điều chỉnh, bổ sung đủ số lượng, tăng cường chất lượng. Mặt khác các đơn vị cần tăng cường đào tạo, tự đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Để giải quyết tốt các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng người cán bộ cần có hai tố chất cơ bản là trí tuệ và bản lĩnh.
Ba là, về nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án trong xét xử các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Giai đoạn xét xử là giai đoạn được xác định là trung tâm của quá trình tố tụng, hoạt động xét xử là trọng tâm. Chất lượng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có đạt được cao hay
không phụ thuộc vào vấn đề xét xử của Tòa án. Đặc điểm của các tội phạm này là tính phức tạp trong các quan hệ kinh tế, các văn bản quản lý kinh tế rất nhiều lĩnh vực và rất phức tạp. Do đó, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cần được tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ xét xử đối với các tội phạm này, đặc biệt là hướng dẫn pháp luật cụ thể cho xét xử các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực giá trị gia tăng. Đồng thời các Tòa án nhân dân cần có phân công cụ thể để đảm bảo có thẩm phán chuyên sâu chuyên giải quyết về các vụ án kinh tế này, để tạo ra cơ sở vững chắc cho việc hình thành kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án về xâm phạm trật tự kinh tế trong lĩnh vực quản lý giá trị gia tăng.