CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (Trang 102 - 110)

Bên cạnh những giải pháp về hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của các các cơ quan trong đấu tranh, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT đã phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp khác để thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT.

Thứ nhất, giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Lâu nay chúng ta thường hiểu đối tượng của tuyên truyền, giáo dục nội dung các Luật thuế là những người nộp thuế. Chúng ta cần phải thay đổi lại quan niệm trước hết cần phải tuyên truyền, giáo dục cho chính cán bộ thuế.

Theo quan điểm trước đây, đối tượng nộp thuế được coi là những người vi phạm pháp luật tiềm năng. Cơ quan thuế triển khai rất nhiều những biện pháp có thể để ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn các đối tượng nộp thuế. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, đối tượng nộp thuế thường khôn ngoan hơn cơ quan chức năng, vì vậy, các biện pháp kiểm tra, giám sát ít mang lại hiệu quả tối ưu.

Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu coi đối tượng nộp thuế như những khách hàng chứ không phải là người vi phạm pháp luật tiềm năng. Việc quản lý của cơ quan thuế chính là cung cấp những phương tiện cho mọi người dân, kể cả

những đối tượng nộp thuế thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Cơ quan thuế cần giảm tối đa những thủ tục hành chính rườm rà, yêu cầu từ phía người dân quá nhiều thông tin, đồng thời cần chú trọng tăng cường cho các hoạt động phục vụ đối tượng này. Những dịch vụ đó phải giúp cho mọi người dân, đặc biệt là đối tượng nộp thuế dễ ghi nhận, để báo cáo, để thanh toán, cụ thể là:

- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi về nội dung, những thay đổi của các Luật thuế để tất cả những người dân đều hiểu biết và thực hiện tốt.

- Tư vấn dướinhiều hình thức (kể cả miễn phí và thu phí tùy từng nội dung cần tư vấn) để đảm bảo tất cả các vướng mắc, dù nhỏ đều được giải đáp thỏa đáng. Các tư vấn miễn phí thường là những nội dung chung nhất, có thể là những điều khoản chính sách, chế độ qui định chưa rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn hoặc hiểu sai nội dung, hoặc các sai phạm mà người dân thường mắc phải. - Giáo dục hình thành nhận thức cho người dân về nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp cho Nhà nước, từng bước đưa nội dung các luật thuế vào chương trình giáo dục dưới nhiều hình thức.

Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp và các cơ quan hữu quan khác trong quản lý về hoàn thuế GTGT

Công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT muốn đạt hiệu quả cao không chỉ thực hiện dựa trên cơ sở hoạt động công tác của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan khác trong quản lý thuế như: Thuế, Hải quan, chống buôn lậu... Theo chúng tôi các cơ quan này cần tăng cường phối hộ để trao đổi thông tin, thanh tra, kiểm tra và xử lý một số doanh nghiệp trọng điểm về hoàn thuế GTGT, nhất là những doanh nghiệp có đột biến về tỷ trọng xuất khẩu những doanh nghiệp có mâu thuẫn trong ngành nghề được phép kinh doanh (cấp giấy phép một ngành nghề nhưng lại hoạt động ngành nghề khác), những doanh nghiệp có số lượng hàng xuất khẩu lớn đột biến.

KẾT LUẬN

Các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT là những tội phạm gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước. Bởi lẽ, hành vi của các đối tượng phạm tội đã lợi dụng chính sách của Nhà nước về hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Trên thực tế, hành vi xâm phạm trong lĩnh vực thuế GTGT hiện đang được áp dụng rất nhiều loại tội danh để xử lý, ví dụ như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài sản, tội trốn thuế, tội buôn lậu. Từ khi BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định thêm hai tội danh liên quan đến thuế GTGT tại Điều 164a và 164b.

Các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT hiện nay đang được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các tội phạm sau: tội trốn thuế, tội buôn lậu, Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Các quy định này đã có những thay đổi nhất định trong thực tiễn áp dụng.

Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng BLHS về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT đang tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc nhất định. Nhiều cơ quan tiến hành tố tụng còn đang áp dụng không thống nhất tội danh của các tội phạm này. Vì vậy, việc nghiên cứu thống nhất nhận thứ quy định về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT là việc làm cần thiết.

Trên thực tế, trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn vừa qua nhiều đối tượng đã lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu, chính sách hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước gây những hậu quả nghiêm trọng. Công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, công tác này còn cần hoàn thiện hơn để đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này.

Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của BLHS và các văn bản pháp luật khác thuộc lĩnh vực thuế, ngân hàng, hải quan đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT trên thực tế.

Với tính chất là một đề tài rộng, có nhiều vấn đề phức tạp, bên cạnh đó thời gian nghiên cứu còn chưa nhiều nên công trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp nhận xét của các thầy cô giáo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Thế Bày (2006), “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật.

2. Bộ Công an, Tổng cục cảnh sát (1998), Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

3. Bộ Công an, Viện nghiên cứu chiến lược (2001), Buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1996), Chuyên đề về luật hình sự, Hà Nội

5. Bộ Tư pháp (2000), Tài liệu hội nghị tập huấn chuyên sâu BLHS năm 1999, Hà Nội

6. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2004), Các tội xâm phạm TTQLKT - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Chuyên đề thông tin khoa học pháp lý (9+10/2004).

7. Bộ Tư pháp (2005), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

8. Nguyễn Mai Bộ, Phạm Văn Duyên (2002), Các tội xâm phạm

TTQLKT trong BLHS, NXB Thống kê.

9. Nguyễn Mai Bộ (2006), Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm

TTQLKT, NXB Tư pháp, Hà Nội.

10.Lê Cảm (2005), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

11.Chính phủ (2003), Nghị định 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, Hà Nội.

12.Vũ Phúc Du (2005), Hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về các tội xâm phạm TTQLKT, Luận văn thạc sỹ, ĐH Luật Hà Nội. Đại học Luật Hà Nội (1999),

13.Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

14.Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội IV của Đảng cộng sản Việt Nam - Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976-1980, NXB Sự thật.

15.Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB CTQG, Hà Nội.

16.Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.

17.Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08 - NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.

18.Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02-5-2005 về chiến lược xây dựng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

19.Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội

20.Trần Văn Độ (2000), Các tội xâm phạm TTQLKT trong BLHS Việt Nam, Tạp chí dân chủ và pháp luật (6)

21.Trần Văn Độ (2003), Pháp luật hình sự nước ta về các tội xâm phạm TTQLKT, Kỷ yếu khoa học Thực tiễn xét xử các vụ án về các tội xâm phạm TTQLKT tại Toà án nhân dân và một số kiến nghị.

22.Đỗ Đức Hồng Hà (2000), Một số điểm mới trong Chương các tội

23.Phạm Hồng Hải (1996), Tội phạm kinh tế và vấn đề đấu tranh với nó trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, Tạp chí Luật học (6).

24.Phạm Hồng Hải (1999), Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không?, Tạp chí Luật học (6).

25.Nguyễn Văn Hiện (1996), Một số vấn đề cần bổ sung và sửa đổi ở chương “Các tội phạm về kinh tế” của BLHS, Tạp chí Toà án nhân dân (6)

26.Nguyễn Phong Hoà (2003), Hoạt động phòng ngừa tội phạm kinh tế của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân.

27.Đàm Huy (2013), Biến trấu, gạo... thành thuốc lá xuất khẩu để chiếm đoạt thuế, Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/bien-trau-gao- thanh-thuoc-la-xuat-khau-de-chiem-doat-thue-507535.html

28.Hội đồng thẩm phán (2003), Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 17 - 4 - 2003 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.

29.Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

30.Đào Minh Khoa (2014), Truy tố 12 bị can về tội mua bán trái phép hóa đơn doanh số 3.300 tỷ đồng, Truy cập: http://cand.com.vn/Phap- luat/Truy-to-12-bi-can-mua-ban-trai-phep-hoa-don-doanh-so-hon-3-300-ty- dong-334698.

31.Vũ Trọng Khương (2006), Những bất cập khi áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 trong chương các tội xâm phạm TTQLKT, Tạp chí Kiểm sát (20)

32.Nguyễn Văn Nam (2012), Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học – Học viện khoa học xã hội, Hà Nội

33.Nguyễn Quốc Nhật (2003), Tìm hiểu các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, NXB Lao động, Hà Nội.

34.Hoàng Ngân (2011), Khởi tố vụ trốn thuế và chiếm đoạt thuế tại Công ty Dược phẩm Thiên Á, Truy cập:

http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4928/201111/khoi-to-vu-tron-thue- va-chiem-doat-thue-tai-cong-ty90973/.

35.Hồ Trọng Ngũ (2006), Đặc điểm tội phạm học tội phạm kinh tế và các biện pháp phòng ngừa, Giáo trình đào tạo thạc sĩ luật học, Học viện cảnh sát nhân dân, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

36.Đinh Văn Quê (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (Bình luận chuyên sâu) – Tập 5 Các tội phạm về kinh tế, Hà Nội.

37.Đinh Văn Quế (2004), Thực trạng xét xử các vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Tạp chí TAND (24).

38.Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội 39.Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 40.Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội

41.Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

42.Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, Hà Nội

43.Quốc hội (1997), Luật thuế giá trị gia tăng, Hà Nội. 44.Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế, Hà Nội.

45.Quốc hội (2008), Luật thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

46.Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Luật kinh tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

47.Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

48.Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 2, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

49.Toà án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự tập 1, Hà Nội.

50.Toà án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự tập 2, Hà Nội.

51.Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp (2004), Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 23 tháng 11 năm 2004 Hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, Hà Nội, Hà Nội.

52.Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp, Bộ tài chính (2013), Thông tư 10/2013/TTLT/BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC-BTC về Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán, Hà Nội.

53.Đào Trí Úc chủ biên (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và luật tố tụng hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54.Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)