1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về ngƣời đại diện
1.2.4. Mối liên hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự trong
Việc xây dựng các quy định về đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự dựa trên bản chất của quan hệ pháp luật nội dung. Quan hệ đại diện ra đời là để bảo vệ những đối tƣợng thiệt thòi trong xã hội nhƣ ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hay những ngƣời chƣa thành niên đồng thời xác định cá nhân có thể đại diện cho một tổ chức tham gia tố tụng. Cùng là quan hệ đại diện, đại diện trong tố tụng dân sự và đại diện trong dân sự đều phải thể hiện đƣợc mục đích này.Chính vì vậy, các quy định về đại diện trong tố tụng dân sự sẽ có những điểm tƣơng đồng với các quy định về đại diện trong luật dân sự.
Khác với các quan hệ hình sự hay hành chính thƣờng manh tính chất áp đặt, bất bình đẳng giữa một bên mang và nhân danh quyền lực Nhà nƣớc với một bên bị buộc phải tuân theo những quyết định mà không thể nhờ ngƣời khác làm thay, quan hệ đại diện theo pháp luật chủ yếu có mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những ngƣời không có đủ điều kiện thực hiện những hành vi nhất định để tự bảo vệ, hay đem lại quyền lợi cho chính mình. Đại diện theo pháp luật trong dân sự hay đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự đều thể hiện đƣợc mục đích này.
Hơn nữa, hoạt động tố tụng dân sự có mục đích là giải quyết các tranh chấp trong dân sự, nên các chủ thể đại diện cho các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp trong các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động thông thƣờng sẽ tiếp tục là chủ thể đại diện trong quan hệ tố tụng dân sự, trừ trƣờng hợp đại diện mang tính chất vụ việc. Ngoài ra, quan hệ đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự chỉ xuất hiện khi có căn cứ nhất định, có thể trong quá trình tố tụng quan hệ đại diện mới phát sinh, và khi đó đại diện trong tố tụng dân sự sẽ không đồng nhất với đại diện trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động.
Với đặc trƣng của hoạt động TTDS, ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự phải thỏa mãn những điều kiện riêng. Nếu nhƣ trong giao dịch dân sự các chủ thể đƣợc bình đẳng với nhau thì trong hoạt động tố tụng dân sự, với sự tham gia của chủ thể mang quyền lực nhà nƣớc là Toà án thì sự bình đẳng chỉ giới hạn trong số những ngƣời tham gia tố tụng. Cần phải đảm bảo cho hoạt động của Toà án đƣợc khách quan, vô tƣ vì quyền lợi hợp pháp của đƣơng sự.
Do vậy, ngƣời đại diện của đƣơng sự không thể đồng thời là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân giải quyết vụ việc, Toà án cần là chủ thể đƣợc trao quyền trong việc xác định điều kiện trở thành ngƣời đại diện của đƣơng sự. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các quy định về phạm vi đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự.