1.4. Lƣợc sử về sự hình thành và phát triển các quy định về ngƣời đại diện
1.4.1. Nguồn gốc xuất hiện của quy định về đại diện
Chế định đại diện xuất hiện đầu tiên trong luật La Mã. Nhƣng vào thời gian trao đổi buôn bán đã phát triển mạnh, Luật La Mã vào thời kỳ phát triển nhất vẫn chƣa có việc một ngƣời đại diện cho ngƣời khác ký kết một hợp đồng, nguyên nhân Luật La Mã vẫn không chấp nhận vấn đề đại diện do tính cách trọng hình thức đối
với hợp đồng và thời kỳ đó đã tồn tại một quy tắc mà theo đó hợp đồng phải do chính
cá nhân ký kết “ai không tham gia vào quan hệ trách nhiệm thì trách nhiệm không
ảnh hưởng tới người đó”. Những mầm mống đầu tiên về đại diện đã xuất hiện trong
việc: “Những người phụ thuộc gia chủ không bao giờ có thể làm đại diện. Gia chủ có
quyền hạn và trách nhiệm từ những hợp đồng do họ ký kết không phụ thuộc vào ý chí của người được ủy quyền và tất cả do người ủy quyền. Trách nhiệm từ những hợp đồng này trước hết thuộc về người ký (gia chủ), còn những người phụ thuộc gia chủ chỉ nhận một phần trách nhiệm mà thôi”.Điều này thể hiện việc gia chủ sẽ đại diện cho những ngƣời phụ thuộc thực hiện các giao dịch, ngƣời phụ thuộc thực hiện các giao dịch, ngƣời phụ thuộc tuy chỉ nhận phần nhỏ nhƣng vẫn sẽ ảnh hƣởng đến quyền lợi và chịu trách nhiệm từ giao dịch này. Xã hội ngày càng phát triển thì việc đại diện càng quang trọng và có ý nghĩa to lớn thúc đẩy giao lƣu dân sự phát triển và đại diện cũng là một thƣớc đo đánh giá sự phát triển của một xã hội. Do đó các nƣớc trên thế giới đã đƣa chế định đại diện vào hệ thống pháp luật của mình trong đó có Việt Nam.