Các quy định về chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 68 - 72)

2.4.1 .Quyền và nghĩa vụ chung của người đại diện theopháp luật

2.5. Các quy định về chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý

Cũng nhƣ các quan hệ pháp luật khác, quan hệ đại diện không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ chấm dứt khi có sự kiện pháp lý nhất định xảy ra. Sau khi chấm dứt đại diện, mọi hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch dân sự do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện đều không còn giá trị pháp lý để ràng buộc ngƣời đƣợc đại diện. Quan hệ đại diện theo pháp luật, khi đã chấm dứt quan hệ đại diện thì mọi giao dịch do ngƣời đại diện xác lập kể từ thời điểm chấm dứt đại diện Điều vô hiệu.

2.5.1. Về các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật

Điều 89 BLTTDS năm 2015 quy định về Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân

sự: “Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân

sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự”. + Chấm dứt quan hệ đại diện theo pháp luật đối với cá nhân:

Việc chấm dứt đại diện của cá nhân đƣợc xác định theo căn cứ chung là khi việc đại diện trở nên không còn cần thiết. Theo quy định tại khoản 4 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 thì đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các điều kiện sau đây:

Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi đã được khôi phục”: Ở đây quy định con đã thành niên tức là con đã đủ mƣời tám tuổi thì lúc này cha mẹ không còn là ngƣời đại diện nữa. Hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố hủy bỏ quyết định mất năng lực hành vi hay hạn chế năng lực hành vi dân sự của một cá nhân thì ngƣời giám hộ và ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định không còn là ngƣời đại diện theo pháp luật của những ngƣời này. Vì lúc này, ngƣời đƣợc đại diện đã đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự,

hƣởng các quyền lợi cũng nhƣ tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật do các hành vi pháp lý của mình, quan hệ đại diện không cần thiết phải tồn tại.

Người được đại diện là cá nhân chết ”: Khi một ngƣời chết đi sẽ làm chấm dứt tƣ cách chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật của ngƣời này, trong đó có quan hệ đại diện. Nhƣ vậy, khi ngƣời đƣợc đại diện chết sẽ làm chấm dứt mối quan hệ đại diện mà họ là một bên chủ thể tham gia mối quan hệ, vì lúc này không còn chủ thể cần đƣợc bảo vệ để ngƣời đại diện đứng ra nhân danh thực hiện các giao dịch dân sự nữa. Từ đó có thể suy lý ngƣợc lại trƣờng hợp ngƣời đại diện theo pháp luật chết thì không phải là trƣờng hợp làm cho quan hệ đại diện đó chấm dứt. Vì pháp luật không quy định Điều này, khi ngƣời đại diện chết, nhƣng ngƣời đƣợc đại diện lúc này vẫn là ngƣời chƣa thành niên hoặc vẫn trong tình trạng mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi thì lúc này họ vẫn cần có ngƣời đại diện. Khi này, quan hệ đại diện chỉ chấm dứt đối với ngƣời đại diện đã chết nhƣng mối quan hệ này vẫn tồn tại giữa ngƣời đƣợc đại diện với ngƣời đại diện mới.

“Các trường hợp khác do pháp luật quy định”: Đây là quy định dự trù của pháp luật để điều chỉnh cho những trƣờng hợp phát sinh. Thông thƣờng có những trƣờng hợp xảy ra trong mối quan hệ đại diện theo pháp luật khi ngƣời đại diện không còn đủ điều kiện để làm ngƣời đại diện nữa nhƣ ngƣời đại diện mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi năng lực, chấp hành hình phạt tù...

+ Chấm dứt quan hệ đại diện theo pháp luật đối với pháp nhân:

Pháp nhân chấm dứt quan hệ đại diện theo pháp luật trong hai trƣờng hợp: - Trƣờng hợp thứ nhất:

Theo điểm d, khoản 4 Điều 140 BLDS năm 2015 thì “Người được đại diện là

pháp nhân chấm dứt tồn tại”. Pháp nhân chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản

2 Điều 96 BLDS năm 2015 khi “Pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm xóa tên trong

sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” thì đƣơng nhiên đại diện theo pháp luật của cá nhân cũng chấm dứt. Vì khi pháp nhân chấm dứt tƣ cách chủ thể của mình trong quan hệ pháp luật dân sự thì

quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó cũng chấm dứt theo và khi này không cần tới ngƣời đại diện theo pháp luật nữa. Pháp nhân có thể chấm dứt theo một trong các sự kiện pháp lý: hợp nhất pháp nhân, sát nhập pháp nhân, chia tách pháp nhân, giải thể pháp nhân, pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

- Trƣờng hợp thứ hai:

Pháp nhân vẫn còn hoạt động nhƣng vì những lý do nhƣ ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân không còn đủ tƣ cách làm ngƣời đại diện, theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền... ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt vai trò làm ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Do đó giữa pháp nhân và chủ thể này sẽ chấm dứt quan hệ đại diện theo pháp luật. Lúc này, pháp nhân phải thay đổi ngƣời đại diện theo pháp luật, việc thay đổi này đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản có liên quan. Quan hệ đại diện cũ chấm dứt, quan hệ đại diện theo pháp luật mới đƣợc hình thành.

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một quy định mà BLTTDS 2004 không quy định đến là chỉ định đối với vụ việc lao động. Theo đó, đối với vụ việc lao động mà có đƣơng sự thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc ngƣời lao động là ngƣời chƣa thành niên mà không có ngƣời đại diện và Tòa án cũng không chỉ định đƣợc ngƣời đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho ngƣời lao động đó. Đây là một trong những điểm mới, khi ngƣời lao động đặc biệt là những ngƣời mất, hay hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có ngƣời đại diện theo pháp luật thì Công đoàn sẽ đứng ra là ngƣời đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quá trình tố tụng.

2.5.2. Về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện theo pháp luật

Điều 90 BLTTDS năm 2015 quy định về hậu quả của việc chấm dứt đại diện

trong tố tụng dân sự: “Trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được

đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Sau khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, đƣơng sự hoặc ngƣời thừa kế của đƣơng sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho ngƣời khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do BLTTDS năm 2015 quy định (khoản 1 Điều 90 BLTTDS năm 2015). Việc chấm dứt đại diện của pháp nhân đƣợc quy định tại khoản 4 Điều 140 BLDS năm 2015. Đại diện theo pháp luật của đƣơng sự là pháp nhân sẽ chấm dứt trong trƣờng hợp pháp nhân chấm dứt. Việc nghiên cứu cho thấy pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể và bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật phá sản. Khi đó quan hệ đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

BLTTDS năm 2015 đã có những quy định tƣơng đối bao quát và cụ thể về các vấn đề liên quan tới đại diện của đƣơng sự nhƣ chủ thể và phạm vi đại diện, các trƣờng hợp không đƣợc làm ngƣời đại diện, quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện. BLTTDS năm 2015 ra đời có sửa đổi quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện của đƣơng sự. Các quy định này là cơ sở pháp lý cho Toà án xác định tƣ cách của ngƣời đại diện của đƣơng sự, bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của ngƣời đại diện, đồng thời là cơ sở để ngƣời đại diện của đƣơng sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Tuy nhiên, trên cơ sở những vấn đề lý luận về ngƣời đại diện của đƣơng sự đƣợc xây dựng tại Chƣơng 1 của luận văn và việc nghiên cứu, đánh giá luật thực định, Chƣơng 2 của luận văn đã chỉ ra đƣợc những hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về ngƣời đại diện của đƣơng sự do thiếu tính cụ thể, chỉ có những quy định dẫn chiếu tới việc áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự là chủ yếu. BLTTDS năm 2015 chƣa có quy định về việc xác định đại diện do Toà án chỉ định có phải là đại diện theo pháp luật hay không, trong trƣờng hợp Tòa án chỉ định ngƣời đại diện, nhƣng họ không thống nhất đƣợc quyền và nghĩa vụ với đƣơng sự thì giải quyết nhƣ thế nào. Trƣờng hợp ngƣời

bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình mà không có cha mẹ, ngƣời than thích thì ai là ngƣời có quyền yêu cầu và ngƣời đại diện là ai? BLTTDS năm 2015 chƣa chỉ ra điều này. Ngoài ra, các hạn chế khác vẫn còn tồn tại nhƣ không có quy định về điều kiện để đƣợc Toà án chỉ định là ngƣời đại diện của đƣơng sự. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)