2.4.1 .Quyền và nghĩa vụ chung của người đại diện theopháp luật
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theopháp luật của đƣơng sự
3.1.1. Về kết quả thực thi pháp luật
Các quy định của pháp luật Việt Nam về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự đã không ngừng đƣợc củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, vấn đề đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự đƣợc điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật khác nhau (Bộ luật tố tụng dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật thƣơng mại…) nhƣng chủ yếu tập chung và quy định cụ thể nhất là Bộ luật dân sự năm 2015 và BLTTDS năm 2015. Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn và cũng toàn diện hơn so với quy định về chế định đại diện của Bộ Luật dân sự 2005. Điều này đã góp phần làm sáng tỏ hơn những quy định của pháp luật về đại diện, giúp cho ngƣời dân dễ dàng nắm bắt quy định này để khi áp dụng chế định đại diện vào các hoạt động pháp lý dân sự đƣợc chuẩn xác và tuân thủ đúng với quy định của pháp luật. BLTTDS năm 2015 ra đời thay thế Bộ luật tố tụng dân sự 2004 trƣớc đó đã quy định cụ thể hơn các quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự, quy định cả trƣờng hợp pháp nhân có thể làm đại diện, mở
rộng hơn về các chủ thể là ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự so với Bộ luật tố tụng dân sự 2004, các trƣờng hợp không đƣợc làm đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, căn cứ chấm dứt và hậu quả pháp lý.
Điều này đƣợc thể hiện rõ qua việc các hoạt động pháp lý đƣợc xác lập, thực hiện thông qua quan hệ đại diện diễn ra hàng ngày và trong mọi mặt của đời sống xã hội nhƣ các giao dịch đƣợc đại diện thuộc về quan hệ dân sự, các trƣờng hợp đại diện tham gia tố tụng và quyền của họ khi tham gia quan hệ pháp luật trong nƣớc và có cả yếu tố nƣớc ngoài. Tầm quan trọng của đại diện theo pháp luật của đƣơng sự còn đƣợc thể hiện qua việc pháp luật quy định vai trò của ngƣời đại diện, giám hộ đối với những cá nhân không có khả năng tự mình tham gia trực tiếp vào tất cả các giao dịch dân sự, khởi kiện các vụ việc dân sự nhằm phục vụ cho đời sống, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của bản thân mình khi bị xâm phạm hay bị thiệt hại đến lợi ích chính đáng. Nhờ vào mối quan hệ đại diện đặc biệt là đại diện theo pháp luật mà những chủ thể này có thể hƣởng đƣợc quyền và lợi ích mà mọi công dân điều có quyền đƣợc hƣởng.
Thực tiễn trong những năm gần đây dấy lên các trƣờng hợp bạo lực gia đình mà phổ biến nhất là việc trẻ em bị đánh đập, hành hạ bởi chính những ngƣời nuôi dƣỡng mình.Vấn đề này đã gây nhức nhối, phẫn nộ và thƣơng tâm trong dƣ luận xã hội. Với những em không may bị chính cha, mẹ mình hành hạ nếu không có sự can thiệp của pháp luật thì sẽ trở thành những đứa trẻ thiếu tình thƣơng, khuyến khuyết cả về thân thể lẫn tinh thần, nhìn một cách sâu xa hơn nữa là sẽ tạo nên những mầm móng tội phạm trong tƣơng lai. Do đó, với những cá nhân hành hạ chính con đẻ của mình sẽ không còn tƣ cách là ngƣời đại diện đƣơng nhiên cho con mình nữa, những đứa trẻ này cần có ngƣời giám hộ, đại diện khác để đảm bảo đƣợc hƣởng các quyền lợi và các điều kiện về vật chất, tinh thần để có thể phát triển bình thƣờng nhƣ những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, không chỉ ở nƣớc ta mà các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng điều quan tâm đến việc điều chỉnh và phát triển quan hệ pháp luật đại diện trong lĩnh vực thƣơng mại, vì thực tiễn cho thấy quy định về đại diện theo pháp luật đặc biệt là đại diện theo pháp luật đối với một tổ chức có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển thƣơng mại. Quan hệ đại diện dù là trong nội bộ một doanh nghiệp hay là mối quan hệ đại diện đƣợc xác lập cho hoạt động thƣơng mại bên ngoài doanh nghiệp điều ảnh hƣởng đến cơ cấu hoạt động và việc kinh doanh. Nền kinh tế càng phát triển, doanh nghiệp mới đƣợc thành lập hay các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh cũng ngày càng nhiều, các hoạt động quản lý, đàm phán làm ăn, ký kết hợp đồng kinh tế điều cần đến sự đại diện theo pháp luật của một chủ thể có khả năng hơn. Việc pháp luật quy định mối quan hệ đại diện, phạm vi, thẩm quyền của ngƣời đại diện, hậu quả pháp lý của việc đại diện không có thẩm quyền hay vƣợt quá thẩm quyền đều rất thực tế và cần thiết cho việc điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại. Ngày nay, ngƣời đại diện của đƣơng sự không những xuất hiện trong các vụ án có đƣơng sự là ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay chƣa thành niên mà chủ thể này còn tham gia tố tụng trong các các vụ việc dân sự mà đƣơng sự là chủ thể có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Trải qua một thời gian áp dụng các quy định của pháp luật về ngƣời đại diện cho đƣơng sự vào giải quyết những vụ việc trên thực tế, chúng ta đã đạt đƣợc những thành tựu, hiệu quả rõ rệt. Tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự thực hiện tốt những công việc của mình. Vì vậy, ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự có cơ hội thực hiện khá tốt các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ từ quyền khởi kiện, quyền phản đối, rút đơn khởi kiện..., tham gia phiên tòa, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án. Số lƣợng ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự tham gia vào quá trình tố tụng dân sƣ ngày càng tăng và có tính chuyên nghiệp hơn.
Bên cạnh những thành công này, pháp luật về đại diện trong lĩnh vực tố tụng dân sự hiện hành vẫn còn những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Đặc biệt là những liên quan đến thẩm quyền của ngƣời đại diện, việc xác định ngƣời đại diện theo pháp luật, những hạn chế trong mối quan hệ đại diện đối với tổ chức, các quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện theo pháp luật. Từ những điểm hạn chế và thiếu xót của quy định pháp luật này dẫn đến việc áp dụng chế định đại diện vào thực tiễn gặp nhiều vƣớng mắt và bất cập, không những gây khó khăn lúng túng cho ngƣời đại diện
theo pháp luật thực hiện các hoạt động pháp lý liên quan đến quy định về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự khi tham gia quan hệ tố tụng, mà đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng rất khó khăn khi giải quyết một vụ việc có liên quan đến đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, luật chƣa quy định hay quy định một cách chung chung khi gặp vụ việc thực tiễn thì khó áp dụng vào để giải quyết, các quy định về đại diện đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành khác mâu thuẫn nhau lại không có văn bản hƣớng dẫn cụ thể nên khi giải quyết cơ quan có thẩm quyền không biết áp dụng văn bản luật nào cho ổn thỏa.
3.1.2. Về hạn chế, vướng mắc trong thực hiện quy định về người đại diện theo pháp luật của đương sự