1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về ngƣời đại diện
1.2.5. Đảm bảo điều chỉnh phù hợp đối với từng loại đại diện
Việc phân loại đại diện đƣợc thiết lập dựa trên cơ sở của việc hình thành quan hệ đại diện là theo ý chí của đƣơng sự hay theo quy định của pháp luật. Đối với các quan hệ đại diện đƣợc xác lập do pháp luật quy định trƣớc là ngƣời đại diện theo pháp luật. Quan hệ đại diện đƣợc xác lập trên cơ sở nào sẽ quyết định ai sẽ là ngƣời có thể đại diện, quyền và nghĩa vụ tố tụng của chủ thể này và sự chấm dứt của quan hệ đại diện. Chính vì vậy, căn cứ vào cơ sở của việc hình thành quan hệ đại diện là theo ý chí của đƣơng sự hay theo quy định của pháp luật sẽ có hai loại đại diện tƣơng ứng là ngƣời đại diện theo pháp luật và ngƣời đại diện theo uỷ quyền.
Với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, pháp luật xác định cụ thể chủ thể có thể là ngƣời đại diện của đƣơng sự hoặc cho phép một cơ quan có thẩm quyền quyết định theo trình tự, thủ tục luật định mà không xét đến ý chí của đƣơng sự. Trong trƣờng hợp này, ngƣời đƣợc đại diện không có đủ năng lực hành vi nên pháp luật quy định cho ngƣời đại diện toàn quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự mà họ đại diện. Đối với các chủ thể khác thuộc quan hệ pháp luật nội dung thì chủ thể đại diện trong tố tụng dân sự đƣợc xác định là chủ thể đại diện trong quan hệ pháp luật nội dung trƣớc đó.
Nhƣ phân tích ở phần “Đảm bảo mối liên hệ giữa các quy định về ngƣời đại diện trong quan hệ nội dung và ngƣời đại diện trong tố tụng dân sự” thì ngoài trƣờng hợp ngƣời đại diện trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, thƣơng mại, lao động đƣơng nhiên trở thành ngƣời đại diện cho đƣơng sự trong tố tụng dân sự, trong tố tụng còn xuất hiện một loại đại diện theo pháp luật đó là đại diện do Toà án chỉ định khi đƣơng sự chƣa có ngƣời đại diện hoặc ngƣời đại diện thuộc trƣờng hợp bị giới hạn (không đƣợc làm đại diện trong tố tụng dân sự).
Nhƣ vậy, nếu dựa trên sự khác biệt về cơ sở hình thành đại diện nhƣ tính chất đƣơng nhiên của quan hệ đại diện hay theo ý chí của Toà án, sự khác biệt về thời điểm hình thành và chấm dứt việc đại diện có thể phân chia đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự làm hai loại là đại diện đƣơng nhiên và đại diện do Toà án chỉ định. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những điểm tƣơng đồng nhƣ việc hình thành quan hệ
đại diện không dựa theo ý chí của đƣơng sự mà theo quy định của pháp luật, sự tƣơng đồng về quyền và nghĩa vụ tố tụng đƣợc xác lập thì có thể coi ngƣời đại diện theo pháp luật bao hàm cả ngƣời đại diện đƣơng nhiên và đại diện do Toà án chỉ định.