Về quyền và nghĩa vụ tố tụng cụ thể của người đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 66 - 68)

2.4.1 .Quyền và nghĩa vụ chung của người đại diện theopháp luật

2.4.2. Về quyền và nghĩa vụ tố tụng cụ thể của người đại diện

+ Về quyền và nghĩa vụ của người đại diện của nguyên đơn:

Ngƣời đại diện của nguyên đơn cũng nhƣ nguyên đơn có các các quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự quy định tại Điều 71 của BLTTDS và các quyền riêng của ngƣời đại diện cho nguyên đơn quy định tại Điều 70. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng theo BLTTDS sửa đổi thì quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 70 đã có sự thay đổi so với BLTTDS 2004. Theo đó, ngoài các quyền, nghĩa vụ chung của

đƣơng sự thì ngƣời đại diện của nguyên đơn còn quyền “Thay đổi nội dung yêu cầu

khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”. BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm một quyền của

nguyên đơn mà BLTTDS 2004 không quy định là “Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần

hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”.

+ Về quyền và nghĩa vụ của người đại diện của bị đơn:

Ngoài các quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự quy định tại Điều 70 của BLTTDS năm 2015, ngƣời đại diện của bị đơn còn có các quyền quy định tại Điều 72 BLTTDS năm 2015, cụ thể là:

Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

có yêu cầu độc lập. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này…”.Ngƣời đại diện của Bị đơn thay mặt Bị đơn tham gia vào quá trình tố tụng phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của Bị đơn có quyền yêu cầu hay phản đối những yêu cầu sai lệch từ phía Nguyên đơn.

+ Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Theo Điều 73 BLTTDS năm 2015, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đƣợc phân làm hai loại và tƣơng ứng với mỗi loại ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan lại có quyền, nghĩa vụ khác nhau. Căn cứ vào quy đinh trên có thể xác định

nhƣ sau: “ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây:Các

quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 (Quyền và nghĩa vụ của đương sự); Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác….”

Nhƣ vậy, trên đây chúng ta đã phân tích về quyền, nghĩa vụ tố tụng của ngƣời đại diện của đƣơng sự. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong một số trƣờng hợp đƣơng sự đƣợc đại diện có thể tự mình tham gia tố tụng và Toà án cũng có quyền triệu tập ngƣời đại diện của đƣơng sự tham gia tố tụng. Đó là các trƣờng hợp đối với vụ việc lao động mà có đƣơng sự thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc ngƣời lao động là ngƣời chƣa thành niên mà không có ngƣời đại diện và Tòa án cũng không chỉ định đƣợc ngƣời đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho ngƣời lao động đó (Khoản 2 Điều 88 BLTTDS năm 2015).

Do vậy, vấn đề đặt ra là khi tham gia tố tụng trong các trƣờng hợp này thì quyền, nghĩa vụ của các chủ thể sẽ đƣợc xác định nhƣ thế nào. Nếu đƣơng sự và ngƣời đại diện của họ không thống nhất trong việc giải quyết vụ án thì Toà án sẽ căn cứ vào quyết định của đƣơng sự hay ngƣời đại diện của họ. Đây là vấn đề mà pháp luật còn chƣa có quy định cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)