luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự
2.3.1. Phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật
Theo phân tích ở Chƣơng 1 và quy định của pháp luật Việt Nam thì ngƣời đại diện theo pháp luật cũng có các dạng khác nhau nên tƣơng ứng với mỗi dạng thì phạm vi tham gia tố tụng của ngƣời đại diện lại khác nhau.
Ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự có quyền tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự khi xét thấy cần thiết. Phạm vi tham gia tố tụng của họ không bị hạn chế trong các loại việc. Đối với trƣờng hợp đại diện theo pháp luật cho đƣơng sự là cá nhân, thì ngƣời đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng khi đƣơng sự là ngƣời không có năng lực hành vi tố tụng dân sự…Ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đƣơng sự mà mình đại diện. Nhƣ vậy, phạm vi tham gia tố tụng của đại diện theo pháp luật của đƣơng sự không bị hạn chế trong các loại việc. Do ngƣời đại diện nhân danh ngƣời đƣợc đại diện xác lập và thực hiện giao dịch với ngƣời thứ ba nên pháp luật cần phải quy định giới hạn cho hành vi đó. Đó gọi là phạm vi thẩm quyền đại
diện. Qua những phân tích trên ta có thể rút ra đƣợc định nghĩa “Phạm vi đại diện là
giới hạn quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong việc nhân danh người được đại diện xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba”. Phạm vi đại diện đƣợc
xác định tùy theo hình thức đại diện, dựa vào tính chất pháp lý mỗi loại đại diện sẽ có phạm vi đại diện rộng hẹp khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định phạm vi đại diện chung của mỗi loại:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 BLDS năm 2015 thì ngƣời đại diện chỉ đƣợc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Điều lệ của pháp nhân; Nội dung ủy quyền; Quy định khác của pháp luật. Trƣờng hợp không xác định đƣợc cụ thể phạm vi đại diện theo quy định thì ngƣời đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của ngƣời đƣợc đại diện, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhƣng không đƣợc nhân danh ngƣời đƣợc đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là ngƣời đại diện của ngƣời đó, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.
Vì mục đích của quan hệ đại diện là ngƣời đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm mang lại lợi ích cho ngƣời đƣợc đại diện. Để ngăn chặn ngƣời đại diện vi phạm hoặc lạm dụng quyền của ngƣời đƣợc đại diện pháp luật không cho phép ngƣời đại diện xác lập, thực hiên các giao dịch dân sự trong các trƣờng hợp sau: “Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình”.
Theo khoản 2 Điều 141 BLDS năm 2015 thì pháp luật cho phép ngƣời đại diện theo pháp luật có quyền chủ động trong việc lựa chọn, xác lập và thực hiện các vấn đề liên quan đến ngƣời đại diện nhƣng phải xuất phát vì lợi ích của ngƣời đƣợc đại diện. Nhƣ vậy, tiêu chí để xem xét tính hợp pháp của việc thực hiện quyền đại diện này là giao dịch do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập phải xuất phát từ lợi ích của ngƣời đƣợc đại diện, nếu có bất kỳ sự khiếu kiện nào về phạm vi đại diện thì ngƣời đại diện phải chứng minh giao dịch đó mình đã thực hiện vì lợi ích của ngƣời đại diện.
Phạm vi đại diện theo pháp luật của chủ thể đại diện cũng tùy theo năng lực chủ thể đƣợc đại diện mà có phạm vi đại diện rộng hẹp khác nhau. Nếu nhƣ đại diện
hành vi thì ngƣời đại diện có hoàn toàn quyền đại diện trong các giao dịch dân sự nhằm mang đến lợi ích cho ngƣời đƣợc đại diện, hoặc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự khi tham gia khởi kiện. Nếu đại diện cho chủ thể là ngƣời từ đủ sáu tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi và ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi thì phạm vi, thẩm quyền của ngƣời đại diện chỉ là đƣa ra ý kiến (đồng ý hay không đồng ý) đối với các vấn đề quan trọng không làm ảnh hƣởng đến lợi ích của chính ngƣời đại diện và cho xã hội. Điều này đƣợc thể hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 21 BLDS năm
2015 “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”.
Ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự có quyền tham gia tố tụng để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự khi xét thấy cần thiết. Phạm vi tham gia tố tụng của họ không bị hạn chế trong các loại việc.
2.3.2. Vượt quá phạm vi đại diện và hậu quả pháp lý
Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không quy định về vấn đề này nhƣng căn cứ vào quy định về phạm vi đại diện nêu trên cũng nhƣ pháp luật dân sự về vấn đề này, có thể thấy rằng: Ngƣời đại diện theo pháp luật của của đƣơng sự chỉ có quyền, nghĩa vụ trong phạm vi đại diện đƣợc pháp luật quy định. Nếu ngƣời đại diện của đƣơng sự có hành vi vƣợt quá phạm vi đại diện thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho đƣơng sự; đồng thời phải bồi thƣờng thiệt hại nếu hành vi đó gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Thiết nghĩ, để có cơ sở pháp lý cho việc áp dụng, pháp luật tố tụng dân sự nên có quy định cụ thể hơn về vấn đề này.