Tranh chấp Biển Đông và quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam trên biển đông nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán giải quyết tranh chấp biển đông (Trang 42 - 59)

tranh chấp

1.3.1 Tranh chấp trên Biển Đông – nguyên nhân phát sinh và tác động đối với

đời sống cộng đồng quốc tế

1.3.1.1 Các tranh chấp trên Biển Đông

Người ta phân chia quá trình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thành 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất kéo dài tới trước năm 1974, giai đoạn thứ hai từ 1974 tới 1999, giai đoạn thứ ba từ năm 1999 tới nay. Ở mỗi giai đoạn, yêu sách và động thái của các bên diễn biến khá phức tạp, có lúc ổn định, ôn hòa, có lúc căng thẳng, dữ dội khiến Thế giới không khỏi lo ngại về những xung đột tiềm tàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại Biển Đông. Có thể thấy, yêu sách của các quốc gia chủ yếu xoay quanh hai vấn đề: chủ quyền đối với lãnh thổ trên biển và quyền chủ quyền tại các khu vực trên biển. Hiện tại, các quốc gia và vùng lãnh thổ cùng yêu sách danh nghĩa (tuyên bố chủ quyền) đối với các quần đảo của Biển Đông. Trong đó:

- Singapore và Malaysia tranh chấp chủ quyền đối với đảo Pulau Batu Puteh dọc theo Eo biển Johore và Eo biển Singapore – đảo có vị trí chiến lược trong vùng biển Malacca và eo biển Singapore. Đảo này vốn thuộc về lãnh thổ của Vương quốc

Johore, sau đó bị nước Anh chiếm vào thập kỷ 40 của thế kỷ 19, đồng thời xây dựng tại đây một ngọn hải đăng vào năm 1951 và giao cho Singapore quản lý. Bản đồ xuất bản năm 1980 của Malaysia đưa đảo Batu vào lãnh thổ của nước mình đã khiến hai bên tranh chấp [98].

- Indonesia và Trung Quốc tranh chấp về vùng Biển Đông Bắc đảo Natuna.

- Philippines và Trung Quốc tranh chấp về những khu khai thác khí gas Malampaya và Camago [98].

- Philippines và Trung Quốc tranh chấp về bãi cát ngầm Scarborough [98].

- Đài Loan và Trung Quốc tranh chấp về chủ quyền đối với đảo Pratas và bãi Macclefield [98].

- Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp về đường biên giới trên biển trong Vịnh Bắc Bộ [88].

- Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam tranh chấp về xác định đường biên giới trong Vịnh Thái Lan. Trong đó, Campuchia yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế theo nguyên tắc thềm lục địa kéo dài được Campuchia coi là một vịnh lịch sử của mình [88].

- Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và hiện đang trong sự quản lý về mặt pháp lý của Việt Nam. Trung Quốc đánh chiếm đảo bất hợp pháp và đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo dẫn tới tranh chấp với Việt Nam [71].

- Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng có 5 quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng nhận mình có chủ quyền đó là: Trung Quốc, Đài Loan, tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo; Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố có chủ quyền đối với từng phần của quần đảo [71]. Trừ Brunei, các quốc gia và vùng lãnh thổ đều có sự hiện diện về quân sự trên đảo.

1.3.1.2 Nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp

Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn phát sinh do có sự va chạm, xung đột về quyền lợi giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia; sự khác biệt về đường lối chính trị kinh tế giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia hay sự khác biệt về cách nhìn nhận, giải quyết các vấn đề pháp lý quốc tế. Chính sự trái ngược nhau về

quan điểm và quyền lợi đã đưa đến việc không thỏa thuận được với nhau về quyền, không giải quyết được các sự kiện, từ đó làm nảy sinh xung đột, mâu thuẫn.

Các cuộc tranh chấp tại Biển Đông về mặt pháp lý chủ yếu xoay quanh những vấn đề về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các khu vực trên Biển Đông. Do đó, có thể thấy căn nguyên làm nảy sinh các tranh chấp tại Biển Đông là do có sự va chạm, xung đột lợi ích khi các quốc gia trên biển tiến hành hoạt động phân định biển, xác lập chủ quyền nhưng không thống nhất được sự khác biệt trong quan điểm xác định ranh giới các vùng biển hay các bên cùng đưa ra yêu sách với các vùng biển chồng lấn. Một trong những nhân tố chính góp phần làm nảy sinh mâu thuẫn về quyền và lợi ích tại biển Đông là do có sự khiếm khuyết từ bản thân Công ước Luật biển 1982 và tính chất phức tạp trong vấn đề Biển Đông.

Công ước Luật biển 1982 ra đời như một bản Hiến pháp về biển, trở thành cơ sở pháp lý quốc tế toàn diện và bao quát nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, tạo căn cứ vững chắc giúp các quốc gia cùng bình đẳng trong phân định các vùng biển, cùng hài hòa về quyền và lợi ích liên quan tới biển. Thế nhưng, bản thân nó vẫn tồn tại nhiều điểm hạn chế gây ra những quan ngại trong pháp trị vấn đề trật tự biển. Có thể thấy như: còn nhiều ranh giới luật chưa phân định rõ, còn thiếu cơ chế buộc các bên cùng tuân thủ hay chưa có cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm tái chế khi có bên vi phạm. Những thiếu sót của quy định pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân khiến tranh chấp cứ tồn tại mãi mà không thể tìm được hướng giải quyết. Khi nghiên cứu và áp dụng UNCLOS vào hoạt động thực tiễn, đã có nhiều phát hiện về những tồn tại còn hạn chế của nó như:

- Đưa ra định nghĩa không rõ ràng về đảo: theo quy định tại Điều 121- UNCLOS thì: “đảo là khu vực đất liền được hình thành bởi bốn mặt có nước bao quanh và cao hơn mặt nước khi nước thuỷ triều lên cao”, đồng thời cũng nhấn mạnh: “những đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc bản thân nó không tồn tại điều kiện để duy trì đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Ở Biển Đông có nhiều đảo, đá nhưng phần lớn có diện tích nhỏ, một số nước đã áp dụng các biện pháp nhân tạo như di dân và vận

chuyển vật tư đến một số đảo, bãi đá nhỏ để làm cho các đảo, bãi đó đạt đủ tiêu chuẩn phù hợp với Công ước về việc “thích hợp cho con người đến ở hoặc có đủ điều kiện duy trì đời sống kinh tế riêng” để được hưởng lợi ích biển. Chính định nghĩa về đảo này khiến cho địa vị của rất nhiều đảo, bãi đá nhỏ ở Biển Đông trở nên khó xác định, và tranh chấp lợi ích biển cũng vì thế mà bùng phát.

- Không đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích lịch sử cho các quốc gia: mặc dù Công ước có những quy chế cụ thể về các vùng biển và giải thích về lợi ích mang tính lịch sử của các nước nhưng không có biện pháp thực tiễn để làm rõ và duy trì lợi ích lịch sử của các quốc gia.

- Công ước không có quy định cụ thể đối với việc xây dựng công trình, cơ sở ở các đảo, bãi nhỏ nhằm bảo vệ bờ biển, hay xây dựng doanh trại quân đội, cơ sở quân sự khác. Trong khi thực tế, từ rất lâu, các quốc gia ven biển đã tiến hành xây dựng và quản lý rất nhiều công trình như thế, biến chúng trở thành một phần vĩnh viễn của đảo. Tuy nhiên, các công trình này lại không được đánh giá ngang tầm với các đảo nhân tạo mà con người tạo ra ở khu đặc quyền kinh tế. Chính điều đó làm tăng khó khăn trong việc xác nhận chủ quyền tại các đảo, bãi nhỏ.

- UNCLOS cũng cho phép các quốc gia được mở rộng các vùng biển của mình ra tới 200 hải lý tình từ đường cơ sở đối với vùng đặc quyền kinh tế và đối với thềm lục địa tối đa tới 350 hải lý tình từ đường cơ sở. Điều này giúp các quốc gia mở rộng đáng kể quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện thêm các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn, gây ra tranh chấp giữa các nước có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau trong quá trình phân định biển.

Bên cạnh hạn chế từ các điều khoản của Công ước Luật biển 1982 là sự tồn tại của việc thiếu cơ chế thực thi và cơ quan giám sát nên không có sự thống nhất trong cách giải thích và áp dụng các quy định của Công ước, dẫn tới mỗi bên giải thích, áp dụng theo một cách khác nhau, tạo nên tranh chấp tại những khu vực biển chồng lấn. Thêm vào đó, các quốc gia cũng không tôn trọng và áp dụng triệt để việc phân định biển và giải quyết tranh chấp liên quan đến biển theo quy định của Công

ước khiến những mâu thuẫn nhỏ kéo dài từ thế kỷ này sang thế kỷ khác và dần trở thành xung đột lớn leo thang.

Vấn đề tranh chấp Biển Đông dễ phát sinh xong lại khó tìm được cơ chế giải quyết không chỉ do những hạn chế từ quy định của Công ước Luật biển 1982 mà còn vì bản thân Biển Đông ẩn chứa nhiều phức tạp. Bản thân các đảo tại Biển Đông hầu như đều chiếm vị trí địa lý chiến lược và có nguồn tài nguyên phong phú khiến nó luôn giữ vai trò quan trọng đối với các quốc gia có biển và cũng trở thành đối tượng quan tâm của các nước lớn, nhất là những nước phải lệ thuộc nghiêm trọng vào vận tải đường biển như Mỹ và Nhật Bản. Các nước nhỏ trong khu vực cũng muốn dựa vào sức mạnh của nước lớn ở bên ngoài để giữ được lợi ích đã có của họ, đồng thời đạt được mục đích cân bằng sức mạnh khu vực. Vì thế, không bên nào muốn nhượng bộ bên nào trong quá trình phân chia lợi ích từ Biển Đông khiến cho xung đột quyền lợi ngày càng gia tăng và mâu thuẫn không ngừng phát sinh.

Hội thảo Khoa học quốc tế “Những vấn đề thực tiễn của an ninh khu vực Đông Á và an ninh Biển Đông” diễn ra tại Saint Peterburg vào tháng 4 năm 2012, với sự tham gia của các chuyên gia, học giả đến từ Nga và một số nước Châu Âu, Châu Á và Australia cũng đã chỉ rõ một trong số nguyên nhân khác gây ra tình hình căng thẳng ở Biển Đông là do yêu cầu và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc. Với yêu sách đường lưỡi bò phi lý, đòi hỏi chủ quyền trên toàn khu vực Biển Đông cùng những hành động xâm hại chủ quyền của các quốc gia khác, Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến tranh chấp Biển Đông kéo dài, khó giải quyết.

1.3.1.3 Tác động của tranh chấp Biển Đông đối với các bên và cộng đồng quốc tế

Biển Đông đang chiếm giữ vị trí chiến lược trong giao thương hàng hải và có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các quốc gia liên quan cũng như cộng đồng quốc tế. Tiềm năng phát triển dồi dào và lợi ích vô cùng to lớn từ Biển Đông chính là mục tiêu, động lực mà các bên hướng tới trong các cuộc phân chia, tranh giành lãnh thổ biển nhằm thu lợi cho quốc gia mình. Chính vì vậy, tranh chấp Biển Đông đang diễn ra có thể dẫn tới những tác động và hậu quả khó lường đối với tình hình

kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh khu vực cũng như Thế giới. Các nước trong khu vực tranh chấp đang phải chịu tổn thất khá nặng nề về mặt kinh tế khi việc khai thác nguồn tài nguyên tại khu vực tranh chấp gặp nhiều khó khăn do các bên luôn có những hành động ngăn cản, gây trở ngại cho nhau.

Báo Jakarta Post của Indonesia ngày 27/06/2011 đã có bài xã luận với nhận định khi các nước tranh chấp cứng rắn về ngoại giao và tiến hành các hoạt động quân sự ăn miếng trả miếng, kết cục sẽ không có nước nào dám gây áp lực leo thang [96]. Hiện nay, các nước trên vành đai Biển Đông đều nhận ra rằng căng thẳng leo thang chỉ dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến kinh tế quốc tế mà thôi. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tác giả, an ninh hàng hải ở Biển Đông đang phải đối mặt với một loạt các thách thức, từ các mối đe dọa ở mức độ thấp mang tính phi truyền thống đến các tính toán mang tính chiến lược chính trị truyền thống, bao gồm tiềm năng xung đột giữa các quốc gia trong khu vực đối với các vùng lãnh thổ hoặc tài nguyên biển và khả năng xung đột giữa các cường quốc.

Đối với khu vực tranh chấp, khi các bên không thể dung hòa lợi ích, không thể kiềm chế để cùng hướng đến một giải pháp hòa bình thì mức độ va chạm sẽ tăng lên, lúc đó khả năng xung đột không còn là điều không tưởng mà tất yếu sẽ xảy ra. Với việc hiện đại hóa hải quân, chuẩn bị tiềm lực quân sự và xây dựng chiến lược bảo vệ chủ quyền quốc gia của mỗi bên tranh chấp, chỉ cần một phản ứng thái quá diễn ra trong thời điểm nhạy cảm cũng có thể làm bùng lên một cuộc chiến vũ trang. Có thể thấy, khi Trung Quốc có những hành động quá khích với ngư dân Việt Nam và Philippines, cục diện tranh chấp đã trở lên phức tạp hơn. Hiện tại, các nước chưa trực tiếp sử dụng vũ lực để uy hiếp nhau nhưng đã ráo riết công khai việc gia tăng quân đội, hiện đại hóa trang thiết bị cần thiết cho cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển. Do đó, chỉ cần một bên đưa ra hành động, bên kia sẵn sàng đáp trả ngay lập tức.

Đối với các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản, nền kinh tế của họ phụ thuộc sống còn vào các tuyến đường đi qua Biển Đông nên tại đây, các nước đều có sự hiện diện quân sự nhằm đảm bảo an ninh hàng hải. Xung đột bùng nổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự giao thương hàng hóa, gây ra những biến động về kinh tế biển và có

thể làm lợi ích của họ bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc đó, các cường quốc sẽ có những can thiệp nhất định vào cuộc tranh chấp nhằm đảm bảo lợi ích của mình tại khu vực này. Việc can thiệp của các bên thứ ba có thể làm tình hình căng thẳng càng trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề đảm bảo an ninh khu vực cũng như Thế giới.

Như vậy, Biển Đông hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến các nước và khu vực khác như Mỹ, Nhật Bản và các nước Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng Thế giới.

1.3.2 Quy định của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về

biển

1.3.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển

Trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, các quốc gia cần tuân thủ nguyên tắc và quy định của pháp luật quốc tế. Nguồn luật chính để các quốc gia áp dụng đó là các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển 1982, các tập quán, án lệ quốc tế và các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương được ký kết giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần tuân theo các tuyên bố, cam kết, quy tắc đã cùng thống nhất như: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông cũng như tham khảo quan điểm của các nhà lập pháp trên Thế Giới.

1.3.2.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển

Đã từ lâu, việc sử dụng một số biện pháp hòa bình như đàm phán, trung gian, hòa giải để giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp quốc tế nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam trên biển đông nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán giải quyết tranh chấp biển đông (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)