Quan điểm về chủ quyền quốc gia trên biển và thực tiễn thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam trên biển đông nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán giải quyết tranh chấp biển đông (Trang 70 - 81)

1982, bảo đảm công bằng theo tuyên bố ứng xử Biển Đông và các Hiệp định về phân định biển

2.1.4 Quan điểm về chủ quyền quốc gia trên biển và thực tiễn thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

quyền của Việt Nam trên Biển Đông

2.1.4.1 Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền quốc gia trên Biển Đông

Với Việt Nam, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của cả dân tộc. Vì thế, ngay từ đầu, chúng ta đã rất ý thức và có những quan điểm rõ ràng về chủ quyền của mình trên biển cũng như vị thế, vai trò của biển, đảo đối với đời sống và sự phát triển của quốc gia. Việt Nam công khai tuyên bố chủ quyền quốc gia trên biển và không ngần ngại bằng các lý lẽ và luận cứ lịch sử cũng như pháp lý chứng mình với bạn bè quốc tế rằng khẳng định chủ quyền của Việt Nam dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn quốc tế.

Các vùng biển và hải đảo của Việt Nam được xác lập hợp pháp theo Công ước Luật biển 1982 và các Hiệp định về phân định biển. Do đó, nó hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Không một quốc gia nào có quyền xâm phạm, can thiệp vào vùng biển đó khi chưa được sự đồng ý của

Chính phủ Việt Nam. Bằng thái độ cứng rắn và cách cư xử đúng mực, Việt Nam kiến quyết gìn giữ, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và sẵn sàng đáp trả trước những hành động xâm lược bất hợp pháp.

Trên các diễn đàn quốc tế cũng như khu vực, Việt Nam luôn kiên trì khẳng định nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm cao nhất và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để gìn giữ và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.

Trước việc Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý 3 quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, hay việc Trung Quốc cho phép Công ty Du lịch Quốc tế Châu Giang mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quẩn đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như phản đối việc Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn Dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa … Bộ ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ trên biển: “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rất rõ ràng. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo này” [96].

2.1.4.2 Phản ứng của Việt Nam với đường cơ sở 9 đoạn của Trung Quốc

Trong cuộc tranh chấp Biển Đông kéo dài đầy phức tạp, trước cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã nhiều lần đưa ra quan điểm của mình về việc giải quyết tranh chấp và đã có những ứng xử phù hợp với mục tiêu và chiến lược đề ra. Chính sự rõ ràng trong quan điểm, sự kiên trì trong tư tưởng và sự nhất quán trong cư xử là một trong những nhân tố giúp Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế.

Trước yêu sách về chủ quyền gần như với toàn bộ Biển Đông trên cơ sở lập luận về “đường lưỡi bò” từ phía Trung Quốc, Việt Nam cũng đã có những quan điểm không đồng tình và liên tục bày tỏ sự phản đối của mình trước lập luận phi lý, thiếu cơ sở của nước bạn.

Hình 2.2:Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông (nguồn: http://phapluattp.vn/)

Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”... đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên Thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Theo các tác giả Trung Quốc, đường chữ U lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong biển Nam Trung Hoa do Fu Jaojin, Wang Xiguang biên soạn và được Vụ địa lý của Bộ Nội vụ Trung Quốc xuất bản vào năm 1947. Đường đứt khúc gồm 11 đoạn vẽ bao gồm các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi ngầm Trung Sa, có điểm giới hạn phía Nam là vĩ tuyến 40, bãi cạn Tăng Màu (Malaysia). Đến năm 1953, không hiểu vì nguyên nhân gì mà đường 11 đoạn đã được điều chỉnh thành 9 đoạn, bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ [62]. Trên thực tế, không có bất kỳ một tài liệu nào cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của đường lưỡi bò. Mặc dù các bản đồ biển Nam Trung Hoa đều có thể hiện đường chữ U, nhưng chính quyền Trung Quốc cũng chưa bao giờ đề cập đường này như là một ranh giới bất khả xâm phạm đối với chủ quyền Trung Quốc hay có một tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa pháp lý quốc tế cũng như quốc gia của nó, thậm chí không hề đề cập đến trong các văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc về các vùng biển như các Tuyên bố: về lãnh hải 1958, về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992, về đường cơ sở 1996, về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998 [62]. Chính vì vậy, các học giả Trung Quốc đã có nhiều bàn luận giải thích về ý nghĩa của đường lưỡi bò và vẫn không thống nhất được cách giải thích hợp lý cũng như không có cơ sở nào trong pháp luật quốc gia và quốc tế cho yêu sách lịch sử đó.

Ngày 07/05/2009, trong công hàm CML/17/2009 gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp quốc, phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Liên hợp quốc theo quy định của Công ước Luật biển 1982, Trung Quốc có gửi kèm bản đồ đường chữ U thể hiện yêu sách của mình trên Biển Đông [88]. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách 9 đoạn với Thế giới cũng như thể hiện quan điểm của mình về ý nghĩa pháp lý quốc tế của nó. Vùng nước trong “đường lưỡi bò” chiếm 80% diện tích Biển Đông, phía

Trung Quốc cho là “vùng nước lịch sử” và yêu sách “quyền chủ quyền và quyền tài phán” tức là đòi hỏi một vùng biển có quy chế pháp lý tương tự với quy chế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982. Bên cạnh đó, trong Công hàm Trung Quốc cũng tuyên bố họ có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần dảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp đó, tháng 4/2010, các quan chức Trung Quốc lại tuyên bố trong một cuộc gặp với quan chức Mỹ về quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc ở Biển Đông, không nhượng bộ trong việc đòi chủ quyền theo đường lưỡi bò, tương tự như Đài Loan và Tây Tạng. Năm 2011, quốc gia này cũng lên tiếng phản đối việc Philippines gửi công hàm lên Liên hợp quốc nêu quan điểm không đồng tình với đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc.

Trước hành động và yêu sách của Trung Quốc, ngày 08/05/2009, Việt Nam đã có công hàm gửi Liên Hợp quốc chính thức tuyên bố không thừa nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc cũng như phản đối các yêu sách của quốc gia này đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Không chỉ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines có công hàm phản đối sự phi lý và thiếu cơ sở pháp lý của đường lưỡi bò do Trung Quốc đưa ra, mà hầu như cả cộng đồng quốc tế đều phản đối sự vô lý của yêu sách này và không chấp nhận việc Trung Quốc tuyên bố chiếm đến 80% diện tích Biển Đông.

Trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam cũng bác bỏ vấn đề này khi Trung Quốc đề cập và cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến Map World, trên đó thể hiện đường yêu sách 9 đoạn của mình đồng thời yêu cầu Trung Quốc gỡ bỏ ngay những nội dung sai trái trong bản đồ nói trên. Các học giả của Việt Nam đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu về đường lưỡi bò của Trung Quốc và đưa ra những lập luận cùng bằng chứng pháp lý chứng minh sự tồn tại thiếu cơ sở và phi lý của đường yêu sách này. Theo đó, yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không chỉ vô lý dưới góc độ lịch sử mà còn phi lý cả trên phương diện pháp luật và thực tiễn quốc tế.

2.1.4.3 Thực tiễn thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển gồm 5 chương, 37 điều - quy định hoạt động của người, tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài trong khu vực biên giới biển nhằm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, duy trì an ninh trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển. Trước đó, ở mỗi thời kỳ, trong mỗi lĩnh vực, Đảng và Nhà nước cũng đã có những biện pháp và hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển. Những hành động đó phần nào làm cho Thế giới hiểu rằng vùng biển tranh chấp xưa đã là của Việt Nam, đến nay vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam nên chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ nó tới cùng.

a. Trong xây dựng cơ sở pháp lý

Trước khi các nước khác tranh cãi chủ quyền với Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo pháp luật quốc tế thời đó thì sự xác lập chủ quyền của Việt Nam là thật sự, liên tục, hòa bình, phù hợp với cơ sở pháp lý quốc tế là Tuyên bố của Viện pháp luật quốc tế Lausanne 1888 [72]. Việt Nam đã xác lập chủ quyền trên biển dựa trên nguyên tắc quyền phát hiện và chiếm hữu thực sự đối với lãnh thổ vô chủ mà không vấp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, khi chiếm cứ các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa chính quyền Pháp đã tuyên bố chủ quyền của mình thông qua các thông báo trong Công báo của Cộng hòa Pháp và Công báo Đông Dương. Khi Nhật chiếm đóng Trường Sa, Pháp cũng gửi công hàm phản đối các hành động quân sự của Nhật và khẳng định quần đảo này là một phần lãnh thổ của An Nam.

Vào thời chính quyền Bảo Đại, Việt Nam cũng đã có những tuyên bố chính thức khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là tuyên bố của thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Trần Văn Hữu, đại diện cho Việt Nam trong phiên họp thứ 7 tại Hội nghị hòa bình San Francisco vào ngày 07/09/1951 [88].

Khi các nước cùng có tham vọng bá quyền và đưa ra yêu sách trên hai quần đảo này. Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, ngày 14 tháng 2 năm 1974 Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã

tuyên bố rằng: “Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này”. “Chính phủ Việt Nam cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ hợp pháp và bởi vì những điều thực tế”.

Nhà nước cũng nhiều lần công bố “Sách trắng” (năm 1979, 1981, 1980) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định hai quần đảo này là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và chúng ta có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trong các công hàm gửi các bên liên quan hoặc tại bàn đàm phán trong các Hội nghị, Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền của mình. Bên cạnh đó, trước hành động chiếm đóng của Trung Quốc, Bộ ngoại giao cũng có những tuyên bố lên án Trung Quốc xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại Trường Sa.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền cũng như tạo nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp, Việt Nam đã tiến hành đàm phán, gia nhập Công ước Luật biển 1982 và thương lượng, ký kết Hiệp định với các quốc gia láng giềng cũng như tiến hành soạn thảo, ban hành nhiều văn bản pháp lý quốc gia. Việc xây dựng hệ thống pháp lý không những tạo điều kiện tiền đề cho Việt Nam xác lập chủ quyền mà còn tạo cơ sở vững chắc để chúng ta thực hiện và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

b. Trong quản lý hành chính

Trước những năm 1975, chính quyền Việt Nam cũng đã có những hoạt động cụ thể trong quản lý hành chính để thực hiện chủ quyền của mình trên Biển Đông. Có thể kể đến như việc sát nhập quần đảo Hoàng sa vào tỉnh Thừa Thiên (năm 1938), vào tỉnh Quảng Nam (năm 1961), sát nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (năm 1933), vào tỉnh Phước Tuy (năm 1973); tiến hành các hoạt động cắm cờ, lập bia chủ

quyền, cấp phép khai thác ...

Từ năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra các chủ trương, chính sách và biện pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về biển, xây dựng cho được thế và lực vững mạnh, đủ sức đấu tranh lâu dài, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển đồng thời phát triển kinh tế biển. Năm 1976, trong Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, Đảng ta có đưa ra chủ trương: “… Phát triển nhanh đội tàu biển, xây dựng, mở rộng, quản lý tốt hệ thống cảng biển”.

Năm 1982, Chính phủ quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Hoàng Sa giờ đã thuộc thành phố Đà Nẵng còn huyện Trường Sa thì thuộc tỉnh Khánh Hòa

Năm 1987 trong Nghị quyết số 06/NQ/TƯ ngày 30/11/1987 của Bộ chính trị “Về bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tăng cường sự có mặt của Việt Nam ở Biển Đông và quần đảo Trường Sa” đã khẳng định hai quần đảo này từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam, giữ vị trí hết sức quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Việc Việt Nam đóng giữ trên quần đảo Trường Sa và thường xuyên có mặt trên Biển Đông là sự kiện có ý nghĩa to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng biển, thềm lục địa nhạy cảm dễ bị các quốc gia khác yêu sách, tranh chấp, thì vùng ven biển, các đảo xa bờ là khu vực cần được ưu tiên hàng đầu. Hiện khu vực đó cũng đã được củng cố vị trí vững chắc, nâng cao sức mạnh phòng thủ, đồng thời đầu tư thích đáng xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ hậu cần nhằm thu hút các hoạt động kinh tế biển, góp phần củng cố thế và lực của Việt Nam trên các vùng biển này.

Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 5/6/1993 của Bộ chính trị đã nhấn mạnh: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam trên biển đông nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán giải quyết tranh chấp biển đông (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)