Khó khăn và thách thức với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam trên biển đông nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán giải quyết tranh chấp biển đông (Trang 100 - 112)

1982, bảo đảm công bằng theo tuyên bố ứng xử Biển Đông và các Hiệp định về phân định biển

2.2.3 Khó khăn và thách thức với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp Biển Đông

chiến lược mà đã trở thành trọng điểm kinh tế. Sự hiện diện quân sự tại Biển Đông hay việc đảm nhiệm vai trò mạnh mẽ trong đảm bảo an ninh khu vực Thái Bình Dương đang làm xôn xao công luận Mỹ về những phí tổn mà nước này đã phải gánh chịu. Do đó, Mỹ đã hạn chế những cam kết của mình và chỉ đứng ngoài giữ vai trò thúc đẩy trong tiến trình giải quyết tranh chấp Biển Đông.

2.2.3 Khó khăn và thách thức với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp Biển Đông Đông

Là quốc gia nêu cao tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển trên cơ sở pháp luật và thực tiễn quốc tế, Việt Nam đã thu hút được sự ủng hộ đông đảo từ dư luận và cộng đồng quốc tế. Đã có nhiều tiếng nói ủng hộ con đường bảo vệ chủ quyền của Việt Nam cũng như có nhiều đánh giá tốt đối với cơ sở mà chúng ta đưa ra trong quan điểm về giải quyết tranh chấp Biển Đông. Có thể nhìn thấy trong Hội thảo Vấn đề An ninh Biển Đông tổ chức tại Washington năm 2011, Việt Nam đã gây ấn tượng tốt và giành được sự đồng tình của đông đảo người tham gia hội nghị vì đã làm sáng tỏ lập trường chủ quyền của Việt Nam một cách logic và hùng biện

trên cơ sở lập luận chứng cứ đầy đủ, thuyết phục. Tuy nhiên, sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần chứ không đem lại sức mạnh pháp lý và thực tiễn giúp chúng ta trong vấn đề giải quyết tranh chấp, giữ vững chủ quyền quốc gia. Chặng đường phía trước còn dài và nhiều gian nan, vì vậy hiểu được những khó khăn và thách thức sẽ phần nào giúp ta có những định hướng đúng cho mỗi bước đi kế tiếp trên chặng đường đi tìm công lý cho vấn đề chủ quyền quốc gia.

2.2.3.1 Khó khăn từ nội tại

Việc tranh chấp Biển Đông của Việt Nam vẫn kéo dài, chưa đi đến giải pháp cuối cùng, một phần lý do xuất phát từ phía chúng ta. Bản thân Việt Nam vẫn tồn tại những thiếu sót trong cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn thực hiện chủ quyền. Đó có thể là những điểm yếu thực sự của chúng ta, nhưng đôi khi chúng chỉ là những luận điệu thiếu căn cứ được đưa ra từ phía nước bạn. Dù thế nào, chúng ta cũng cần hiểu được những hạn chế đang cản trở con đường bảo vệ chủ quyền của mình, cần biết được những điểm yếu mà nước bạn đang vin vào đó để xâm hại chủ quyền của ta. Có như vậy chúng ta mới có thể khắc phục được khó khăn, vượt qua trở ngại, vững vàng với công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trước tiên, phải nhắc đến là thiếu sót của Việt Nam trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc xác lập lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy chúng ta đã có quy định để xác định tọa độ các điểm của đường cơ sở dùng tính chiều rộng lãnh hải nhưng với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Việt Nam vẫn chưa có văn kiện quy định cụ thể về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo này. Điều đó khiến việc giải quyết tranh chấp của Việt Nam kéo dài và thêm phức tạp.

Trong cuộc tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, chúng ta cũng vướng phải những khó khăn do các tuyên bố đơn phương được đưa ra từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nước bạn đã dựa vào những tuyên bố này để cho rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Có thể kể đến phát biểu của thứ trưởng Bộ ngoại giao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 15/06/ 1956 “theo những tài liệu của Việt Nam, trên phương diện lịch sử, Xisha và

Nansha thuộc lãnh thổ của Trung Quốc” và tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958. Cụ thể, ngày 04/09/1958 Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có Tuyên bố về lãnh hải với nội dung: Bề rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý, áp dụng cho toàn lãnh thổ bao gồm phần đất trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Chỉ sau 10 ngày khi Trung Quốc tuyên bố, ngày 14/09/1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có công hàm gửi tới Tổng lý quốc vụ viện của Trung Quốc là Chu Ân Lai với nội dung nói rằng: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc” [34]. Lá thư này không chỉ khiến nhiều người Trung Quốc xem rằng đó là sự thừa nhận của Bắc Việt đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc mà còn làm cho nhiều người Việt Nam nói rằng Chính Phủ đã bán “trên giấy tờ” hai quần đảo thuộc chủ quyền của mình cho Trung Quốc. Cái khó cho Việt Nam là không phải ai cũng hiểu rằng lời tuyên bố của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của mình cũng như hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc. Mặc dù trong thực tiễn quốc tế, một lời hứa không có giá trị pháp lý ràng buộc với một quốc gia khi thiếu ý chí thực sự của bên đưa ra lời hứa và khả năng tự ràng buộc của quốc gia đó. Khi gửi Công hàm tới Trung Quốc, trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ vì thế Ông chỉ quan tâm tới việc Trung Quốc sẽ xác lập lãnh hải của mình là 12 hải lý chứ không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Về thực tiễn thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, có lẽ đó cũng là một khó khăn mà Việt Nam đang phải đương đầu khi tìm những lập luận

thuyết phục để bảo vệ chủ quyền của mình. Khi miền Nam Việt Nam đang dồn sức cho cuộc chiến tranh khốc liệt với Mỹ, vào năm 1974, Trung Quốc đã tranh thủ chiếm giữ Hoàng Sa. Lúc đó, miền Bắc cũng đang tập trung lo giúp sức cho miền Nam nên đã không có một tuyên bố nào được đưa ra để phản đối hành động của Trung Quốc. Người ta cứ mặc nhiên nghĩ rằng Trung Quốc đang tạm giúp Việt Nam trong việc tạm giữ và quản lý các đảo. Từ đó đến nay, đã gần 40 năm trôi qua, nhưng việc phải đưa ra quan điểm rõ ràng đối với Trung Quốc dường như cũng bị lãng quên khiến cho việc chiếm đóng này bỗng trở thành “chuyện đã rồi” và người ta ví việc Việt Nam mất Hoàng Sa cũng giống như Ba Lan mất đất cho Liên Xô, Đức mất đất cho Ba Lan, có muốn đòi lại cũng khó.

Khó khăn tiếp cho Việt Nam là Trung Quốc và nhiều quốc gia khác xem sự đánh chiếm của Trung Quốc là hợp pháp, sự chiếm hữu là công khai và không bị phản đối và vì thế họ đã chính thức xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa. Chúng ta có thể dùng nhiều lý lẽ, lập luận để biện minh và đòi lại chủ quyền cho mình. Chúng ta có thể có những quan điểm và chính kiến riêng. Nhưng dẫu sao cũng cần đối mặt với sự thật, cũng phải tìm hiểu lý lẽ của nước bạn, cũng phải quan tâm tới quan điểm chung của cộng đồng quốc tế. Có như vậy mới mong tìm ra cho mình một luận cứ thuyết phục nhằm đưa Hoàng Sa trở về với Việt Nam. Đối với một số đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa cũng vậy, nhiều người đã tuyệt vọng nghĩ rằng sẽ vô cùng khó đòi lại, điều may ra có thể làm được là cố giữ các đảo mà ta đang có, không để Trung Quốc đánh chiếm nốt và đi đến các thỏa hiệp hòa bình.

Bên bàn đàm phán, trong các hội nghị hay trên các phương tiện thông tin, Việt Nam luôn thẳng thắn phê phán và phản đối yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Thế nhưng, gần đây, cộng đồng mạng lại được dịp xôn xao khi báo Tuổi trẻ online có đưa tin bài: “Đường lưỡi bò trong sách Việt Nam” nói về việc một quyển sách Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa của tác giả Ngọc Huyên, do doanh nghiệp sách Thành Nghĩa liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành từ quý 4- 2005 (giấy CNKHXB 316/1528 CXB cấp ngày 09/09/2005) có in bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Tại trang 274, thuộc chủ điểm 2 của bài 17, phần giới

thiệu các thông tin cơ bản của quốc gia Trung Quốc, sách in kèm một hình vẽ bản đồ Trung Quốc với cả đường lưỡi bò (đường chữ U đứt đoạn) thể hiện như một đường biên bao trùm các đảo. Trong bối cảnh hiện nay, việc ấn phẩm của một Nhà xuất bản Việt Nam thể hiện hình vẽ đường lưỡi bò của Trung Quốc trong nội dung giảng dạy của mình đã đi ngược lại chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và gây thêm nhiều thách thức về luận cứ hùng hồn của cả dân tộc Việt Nam. Không bàn đến thực hư việc quyển sách đó có là “xuất bản phẩm lưu hành bất hợp pháp” như khẳng định của Cục xuất bản hay không mà điều dư luận quan tâm là liệu phía Trung Quốc có dựa vào quyển sách đó để làm khó cho Việt Nam. Chúng ta không nên chỉ nghĩ cách che đậy, bưng bít hay xóa bỏ những thông tin được phơi bày mà nên tìm giải pháp để dù thông tin đó có tồn tại thật, dù nước bạn có sử dụng nó như một điểm yếu của Việt Nam thì chúng ta vẫn đủ lập luận và lý lẽ phản bác nó, vẫn đủ căn cứ pháp lý và sự tự tin bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Thách thức với Việt Nam trong cuộc tranh chấp Biển Đông là chúng ta đang ở thế yếu và bị cô lập. Chúng ta đang yếu hơn Trung Quốc về rất nhiều mặt, từ ngoại giao, kinh tế, chính trị cho tới tiềm năng quân sự và sự đầu tư vào an ninh, quốc phòng. Chúng ta không có lực lượng quân sự hùng mạnh như Trung Quốc, không có cơ sở khoa học - kỹ thuật biển tiên tiến hay trang thiết bị hiện đại như nước bạn. Ta không có chiến lược ngoại giao và quân sự khôn khéo như họ đã nhiều lần áp dụng, ta cũng đã không tranh thủ chiếm được sự quan tâm hay thu hút nhiều ủng hộ, giúp sức từ cộng đồng quốc tế. Chúng ta là nước nhỏ và dường như càng trở lên nhỏ bé hơn trong cuộc chiến với chàng khổng lồ Trung Quốc.

Bản thân là nước nhỏ có nền kinh tế đang phát triển với tổng GDP phụ thuộc rất nhiều từ Trung Quốc, tiềm năng quân sự còn yếu và chưa được đầu tư đúng mức nên Việt Nam không có đủ tự tin khi phải đương đầu với cuộc tranh chấp. Chính vì thế, ta luôn phải mềm mỏng và kiềm chế khiến Trung Quốc đôi khi được đà càng lấn tới, làm vấn đề xung đột càng trở lên trầm trọng hơn. Nội tại Việt Nam đang là một thách thức lớn đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có sự quan tâm đúng mực để khắc phục những khó khăn mà ta đang phải trải qua.

2.2.3.2 Những thách thức từ yếu tố khách quan

Trong quá trình giải quyết tranh chấp Biển Đông, bên cạnh những khó khăn từ nội tại, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ yếu tố khách quan khi phải kiềm chế để hướng tới giải pháp hòa bình thông qua đàm phán giữa các bên. Mặc dù các quốc gia đã thỏa thuận và cam kết áp dụng nguyên tắc hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp nhưng phía Trung Quốc dường như không mấy quan tâm và tỏ ra thiếu tôn trọng với các tuyên bố và thỏa thuận mình đã ký kết. Chính vì vậy, khi việc tranh giành chủ quyền chưa ngã ngũ, quốc gia này đã ngang nhiên thực hiện các hoạt động chủ quyền tại các đảo tranh chấp như thể chúng đã, đang và vẫn thuộc quyền chiếm hữu của mình. Báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin liên quan đến hoạt động của một số bộ, ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm 2012 như: Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao, Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực hiện dự án đo đạc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu “Nam Hải” Trung Quốc cho biết Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa, Trung Quốc cho mở tour du lịch biển tới Hoàng Sa ... Những hành động này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp hơn, khiến cho việc giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh việc tiến hành các hoạt động trái phép, không được sự đồng ý của Nhà nước Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn tiến hành các hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền khác tại hai quần đảo này như: cắt dây cáp thăm dò địa chấn của tàu khảo sát thuộc Công ty của Việt Nam, bắt giữ tàu cùng ngư dân Việt Nam đang tiến hành khai thác cá hoặc tránh bão tại khu vực các quần đảo và yêu cầu nộp tiền chuộc ... Hành động ngang ngược này của

Trung Quốc không chỉ cản trở việc thực hiện chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo mình đang chiếm hữu, gây hoang mang và bức xúc trong lòng dư luận mà còn làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước. Dù Việt Nam đã ngay lập tức lên tiếng phản đối và tỏ thái độ bất bình trước những hành động vi phạm của Trung Quốc, yêu cầu quốc gia này chấm dứt và không tái diễn những hoạt động xâm phạm chủ quyền nhưng một tiền lệ xấu đã được hình thành. Có lẽ không có gì có thể đảm bảo Trung Quốc sẽ không tiếp tục tiến hành các hoạt động tương tự, hay quốc gia này sẽ chỉ sử dụng các biện pháp hòa bình khi giải quyết tranh chấp. Điều đó cũng gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý và niềm tin của nhân dân Việt Nam khi tham gia góp sức xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia, làm thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích kinh tế của Việt Nam và tạo một áp lực lớn hơn trong đàm phán giải quyết tranh chấp. Phát sinh và tồn tại những khó khăn trên, bởi lẽ:

Thứ nhất, mọi tranh chấp lãnh hải như ở Biển Đông đều khó giải quyết bởi bản chất của nó là tranh chấp chủ quyền. Tại châu Á, chủ quyền luôn là vấn đề thiêng liêng và tối thượng nên các nước đều không dễ dàng thỏa hiệp. Bởi đơn giản, chẳng nước nào lại sẵn sàng dâng tặng một phần lãnh thổ quốc gia – phần máu thịt của đất nước mình cho quốc gia khác. Ngay cả khi những nước có tuyên bố chồng chéo về chủ quyền sẵn sàng bước vào bàn đàm phán thì cũng sẽ phải mất nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam trên biển đông nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán giải quyết tranh chấp biển đông (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)