Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam trên biển đông nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán giải quyết tranh chấp biển đông (Trang 141 - 142)

BÀI TOÁN “GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG” 3 1 Lời giải cho bài toán “giải quyết tranh chấp Biển Đông”

3.2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

trên biển

Trong tình hình hiện nay, Luật biển ra đời sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp lý về biển của mình, có thêm công cụ để thực hiện chính sách biển trong tình hình mới cũng như thêm cơ sở để bảo vệ chủ quyền đối với các vùng biển mà Việt Nam đã tuyên bố, thực thi chủ quyền. Chính vì vậy, cần sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, bộ máy quản lý Nhà nước và hệ thống chính sách pháp luật về biển đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích giữa Trung ương với địa phương, giữa tạm thời với lâu dài, giữa kinh tế với quốc phòng, kết hợp quản lý theo ngành với theo lãnh thổ nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp trong quản lý và phát triển kinh tế biển cũng như tăng cường vai trò và quyền hạn của các cấp chính quyền.

Sau khi Luật biển Việt Nam có hiệu lực, Nhà nước cũng cần chuẩn bị tốt cho quá trình thực thi. Cần thay đổi một số nội dung liên quan tới hoạt động khai thác, quản lý và phát triển biển quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành cho phù hợp. Cần ban hành những văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện từng điều khoản quy định trong luật biển. Nâng cao việc tuyên truyền, phổ biến Luật biển tới mọi công dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài. Tăng cường công tác đối ngoại nhằm giới thiệu Luật biển tới các bên tranh chấp cũng như các tổ chức, cá nhân hay quốc gia khác có quan tâm tới vấn đề tranh chấp biển của Việt Nam. Cần khẩn trương thành lập các cơ quan chuyên trách tại các vùng biển tranh chấp, giao thẩm quyền kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luật biển để nhanh chóng phát hiện những vi phạm hay thiếu sót từ quy định của pháp luật, kịp thời đưa ra các tác động cần thiết. Nhà nước cũng nên quản lý tốt các khu vực tranh chấp, chủ động và tích cực đưa ra tuyên bố, hành động kịp thời nhằm đảm bảo công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia vẫn luôn trong tầm kiểm soát. Với khu vực biển không tranh chấp, cần nghiên cứu, dự liệu và có kế hoạch đề phòng các tranh chấp có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam trên biển đông nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán giải quyết tranh chấp biển đông (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)