CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2 Hàm ý quản trị
Như vậy, có thể kết luận rằng có mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố ảnh hưởng (Nhận thức về giá, Sự quan tâm đến sức khỏe, Tính sẵn có của sản phẩm, Chuẩn mực chủ quan, Sự quan tâm đến môi trường) và ý định sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu dùng Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này chính là cơ sở đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường trong thời gian tới.
5.2.1. Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố Chuẩn chủ quan
Theo kết quả phân tích hồi quy thì hệ số Beta cao nhất (β=0.348) cho thấy nhóm nhân tố “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định vay tiêu dùng nên tác giả sẽ đề xuất hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố này đầu tiên. Trong đó giá trị MEAN của tiêu chí CCQ1 “Vay tiêu dùng rất phổ biến trong xã hội” đạt được mức độ đồng ý cao nhất (Mean: 3.85), trong khi đó tiêu chí CCQ2 “ Gia đình và người thân đều có các khoản vay tiêu dùng” có mức độ đồng ý thấp nhất (Mean: 3.91). Qua đó tác giả ý định đưa ra hàm ý quản trị để nhằm góp phần nâng cao ý định vay tiêu dùng dựa trên hai biến quan sát này.
5.2.1.1 Ngắn hạn
Hành vi tìm hiểu thơng tin cũng như tham khảo ý kiến từ mọi người xung quanh giúp người tiêu dùng nhận thức được: sự phổ biến, sự ủng hộ, sự tin dùng,… của sản phẩm dịch vụ. Vì vậy khi càng nhiều người biết đến Vay tiêu dùng và sử dụng qua sẽ có tác động mạnh mẽ đến ý định vay tiêu dùng của khách hàng tiềm năng. Đồng thời khi dịch vụ Vay tiêu dùng mang đến một giá trị nhất định về vật chất cũng như sự hài lòng đối với khách hàng sẽ giúp cho sự phát triển của Vay tiêu dùng được biết đến rộng rãi hơn. Các Doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng cần tích cực nâng cao chính sách chăm sóc khách hàng, truyền thơng, đa dạng về hình thức sản phẩm và tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng sẽ giúp cho yếu tố Chuẩn chủ quan này tăng lên đáng kể.
5.2.1.2 Dài hạn
Khi sử dụng sản phẩm dịch vụ gì bản thân người tiêu dùng khi thật sự cảm thấy hài lịng và nó mang lại lợi ích cho mình cũng như người xung quanh họ sẽ có hành động giới thiệu, khuyến khích sử dụng như mình. Doanh nghiệp cần triển khai thêm các ưu đãi cho người giới thiệu được một khách hàng mới để có thể vừa tạo được lợi ích cho khách hàng vừa giúp cho doanh nghiệp có thêm khách hàng tăng sự phát triển và độ phổ biến trong xã hội.
5.2.2. Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố Sự thuận tiện
Theo kết quả phân tích hồi quy thì hệ số Beta (β=0.259) cho thấy nhóm nhân tố “Sự thuận tiện” có ảnh hưởng mạnh thứ 2 đến ý định vay tiêu dùng nên tác giả sẽ đề xuất hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố này tiếp theo. Trong đó giá trị MEAN của tiêu chí STT3 “Các khoản vay được đáp ứng nhanh chóng ngay khi tơi có nhu cầu” được khách hàng đánh giá cao nhất (mean = 3.91) và tiêu chí STT4 “Tơi có thể nắm rõ thơng tin các khoản vay của mình qua việc trao đổi với nhân viên” được đánh giá thấp nhất (Mean = 3.34). Qua đó tác giả ý định đưa ra hàm ý quản trị để nhằm góp phần nâng cao ý định vay tiêu dùng dựa trên hai biến quan sát này.
5.2.1.3 Ngắn hạn
Hiện nay người tiêu dùng ưu tiên sự thuận tiện trong mọi cơng việc cũng như trong q trình sử dụng dịch vụ sản phẩm nào đó. Vì vậy việc đáp ứng nhanh các khoản vay khi người tiêu dùng thỏa mãn các điều kiện là vấn đề quan trọng giữ các tổ chức tín dụng với nhau. Đồng thời cần chú trọng bố trí nhân viên có trình độ chun mơn, giàu kinh nghiệm và kỹ năng tư vấn tốt khi giao tiếp với khách hàng, chú trọng đến tác phong, thái độ của nhân viên khi giao dịch với khách hàng. Ngoài ra, cần thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua phản hồi của khách hàng.
5.2.1.4 Dài hạn
Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tun truyền, khuyến khích người dân tiếp cận các khoản vay tiêu dùng. Xây dựng các chương trình và chính sách khuyến khích người dân Vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Cung cấp thêm các thông tin vay cụ thể, rõ ràng, chính xác trên hợp đồng, website,…và thường xuyên cập nhật các chính sách mới để người tiêu dùng hiểu rõ về giá trị của Vay tiêu dùng và tin dùng. Ngồi ra việc các địa điểm, quy mơ, sản phẩm càng đa dạng sẽ giúp cho người tiêu dùng cảm thấy đơn giản và nâng cao độ tiếp cận của người tiêu dùng hơn
Trước tình hình dịch Covid19 diễn biến phức tạp các cơng ty tài chính (CTTC) nỗ lực hơn
cho việc đầu tư và phát triển công nghệ, mở rộng hệ thống và mạng lưới, sẽ tạo nên những hình thức cho vay nhanh hơn, thuận tiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.
5.2.3. Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố Chính sách cho vay
Theo kết quả phân tích hồi quy thì hệ số Beta (β=0.257) cho thấy nhóm nhân tố “Chính sách cho vay” có ảnh hưởng mạnh thứ 3 đến ý định vay tiêu dùng nên tác giả sẽ đề xuất hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố này tiếp theo. Trong đó giá trị MEAN CS5 “Thơng tin vay rõ ràng, cụ thể” được khách hàng đánh giá cao nhất (GTTB = 3.61). Trong khi đó, tiêu chí CS3 “Có các gói bảo hiểm có mức chi phí thấp và tin cậy” được khách hàng đánh giá thấp nhất (GTTB = 3.44). Qua đó tác giả ý định đưa ra hàm ý quản trị để nhằm góp phần nâng cao ý định vay tiêu dùng dựa trên hai biến quan sát này.
5.2.1.5 Ngắn hạn
Các chính sách cho vay có lợi cho người tiêu dùng sẽ giúp cho việc người dân có niềm tin và tin dùng hơn đối với các khoản vay tiêu dùng. Hiện tại thực trạng các thông tin vay trước khi tìm hiểu và sau khi kí hợp đồng cần duy trì việc rõ ràng cụ thể đồng thời các chi phí phát sinh phải được thơng tin đến khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Đi kèm với các khoản vay là các gói bảo hiểm, hiện tại khách hàng không được cung cấp thông tin đầy đủ về các gói bảo hiểm đi kèm như: có các gói bảo hiểm nào, chi phí của các gói bảo hiểm, lợi ích của các gói bảo hiểm,…Chính vì điều nay dẫn đến việc khơng hài lịng đối với khách hàng vì vậy các gói bảo hiểm đi kèm cần được tư vấn thồng tin một cách rõ ràng cụ thể và có các mức chi phí hợp lí nhằm đẩy mạnh sự hài lịng và tin dùng của khách hàng
Về mặt chính sách, các khoản cho vay tiêu dùng cần phải có một mức tỉ lệ dự phịng rủi ro thấp hơn, cần phải hạ thấp tỉ lệ rủi ro trong cho vay tiêu dùng.Tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vi mơ phát triển, cần phải có hệ thống hợp lệ để quản lý các rủi ro trong hệ thống tài chính vi mơ, cho các CTTC thực hiện các khoản cho vay đơn giản, dễ dàng, thuận tiện.Đồng thời có thể tham khảo khn khổ pháp lý của các nước châu Âu và Mỹ, các nước ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… xây dựng bộ luật bảo vệ cho người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ tài chính với các mức chi phí hợp lí.
5.2.4. Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố Lợi ích tài chính
Theo kết quả phân tích hồi quy thì hệ số Beta (β=0.182) cho thấy nhóm nhân tố “Lợi ích tài chính” có ảnh hưởng mạnh thứ 4 đến ý định vay tiêu dùng nên tác giả sẽ đề xuất hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố này tiếp theo. Trong đó giá trị MEAN tiêu chí LITC1 “Các khoản vay tài chính giúp tơi thỏa mãn nhu cầu chi tiêu hơn” được khách hàng đánh giá cao nhất (Mean = 3.47) và tiêu chí LITC5 “Các dịch vụ hỗ trợ (nhắc thanh toán, kênh thanh tốn,...) đa dạng tiện lợi giúp tơi có thể dễ dàng sử dụng các khoản vay” được đánh giá thấp nhất (Mean = 3.42). Qua đó tác giả ý định đưa ra hàm ý quản trị để nhằm góp phần nâng cao ý định vay tiêu dùng dựa trên hai biến quan sát này.
5.2.1.7 Ngắn hạn
Cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao. Cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay dưới dạng tín chấp hoặc thế chấp, nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm hàng gia dụng, mua xe, du học, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Các tổ chức tín dụng cần mở rộng thêm quy mơ góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân chi tiêu, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của đại bộ phận người dân, mặt khác cịn có ý nghĩa lớn trong việc kích cầu nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Song song đó, các tổ chức tín dụng cần hạn chế việc gọi nhắc thanh tốn, gọi yêu cầu thanh toán khi người tiêu dùng bị chậm thanh tốn ít ngày, vì những việc này khiến người tiêu dùng có cảm giác là “con nợ” và có thái độ tiêu cực đối với Vay tiêu dùng. Việc phát triển các hình thức thơng báo qua tin nhắn, phần mềm trên điện thoại hoặc các kênh thanh tốn đa dạng giúp giải quyết đơn giản nhanh chóng các kì thanh tốn sẽ giúp người tiêu dùng có xu hướng vay hơn.
5.2.1.8 Dài hạn
Doanh nghiệp cần hồn thiện hơn các chính sách ưu đãi cũng như các lợi ích tài chính để người dân giảm sự ái ngại đối với việc vay tiêu dùng. Phát triển đa dạng hơn các hình thức vay với quy mô nhỏ, vừa và lớn, bổ sung nguồn vốn kịp thời để cho vay các chương trình tín dụng chính sách phục vụ tiêu dùng của người nghèo, các đối tượng chính sách, đặc biệt là cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên… trong khi nhu cầu của người dân là rất lớn.
5.2.5. Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố Kiểm sốt hành vi
Theo kết quả phân tích hồi quy thì hệ số Beta (β=0.152) cho thấy nhóm nhân tố “Kiểm sốt hành vi” có ảnh hưởng thấp nhất đến ý định vay tiêu dùng nên tác giả sẽ đề xuất hàm ý
quản trị cho nhóm nhân tố này cuối cùng. Trong đó giá trị MEAN tiêu chí KSHV5 “Tơi có khả năng sử dụng các khoản vay hiệu quả” được khách hàng đánh giá cao nhất (Mean = 3.77) và tiêu chí KSHV3 “Tơi có khả năng chi trả các khoản vay” được đánh giá thấp nhất (Mean = 3.36). Qua đó tác giả ý định đưa ra hàm ý quản trị để nhằm góp phần nâng cao ý định vay tiêu dùng dựa trên hai biến quan sát này.
5.2.1.9 Ngắn hạn
Người tiêu dùng nhận thức được việc có thể sử dụng các khoản vay hiệu quả điều này cũng góp phần các khoản vay được giải ngân được sử dụng một cách triệt để nhất. Các tổ chức tín dụng cần duy trì việc thẩm định rõ ràng chính xác các mục đích vay đồng thời các hạn mức cho vay phù hợp với khả năng chi trả nhằm tránh tình trạng nợ xấu
5.2.1.10 Dài hạn
Cần có một hệ thống để xác định tính chính xác các nhu cầu vay so với thực tế cũng như các hạn mức phù hợp đối với mức thu nhập của từng đối tượng. Đưa ra các mức lãi suất, chi phí phát sinh