.1 Thông số chất lượng nước hệ thống xử lý cảng cá Vàm Láng

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật xử lý nước thải nhiễm mặn (Trang 56 - 59)

Stt Chỉ tiêu Hố gom Cửa xả Chất lượng

nước mặt* nước mặt** Chất lượng

1 Độ mặn (%o) 15,9 10,7 0,288 NA 2 COD (mg/L) 2894 44 29,5 NA 3 BOD5 (mg/L) 1600 12 12 NA 4 TSS (mg/L) 325 12 NA NA 5 N-NH4+ (mg/L) 539 79 0,683 0,055- 0,206 6 N-NO3- (mg/L) 0,03 0,1 0,048 0,004- 0,025 7 P-PO43- (mg/L) 10,3 50,9 0,085 0,002- 0,042 8 pH 8,42 8,1 7,24 6,9- 7,9 9 DO (mg/L) 0,2 3,03 3,55 4,0- 4,8 10 Cl- (mg/L) 9674 6523 143 NA 11 NO2- (mg/L) 0,02 1,44 0,03 NA 12 P tổng (mg/L) 71,2 54,2 0,11 0,182- 0,275 13 N tổng (mg/L) 586 87,4 1,9 0,707- 1,677 14 Độ đục (NTU) 176 13,6 NA NA 15 Độ dẫn (mS/cm) 30,8 20,2 1119 NA 16 TDS (mg/L) 16800 11200 NA NA

Chú thích: NA: Không thể hiện trong báo cáo này *Thông số chất lượng nước mặt NM32 theo Báo cáo quan trắc môi trường 2017 [6] **Thông số chất lượng nước nuôi trồng thủy sản tháng 5-6/2007 [3]

Bảng 3.2 Kết quả thông số chất lượng nước thải hệ thống xử lý nước Công ty Minh Thắng

Stt Chỉ tiêu Hố gom Cửa xả Chất lượng

nước mặt* nước mặt**Chất lượng

1 Độ mặn (%o) 16,2 10,3 0,288 NA 2 COD (mg/L) 4254 47 29,5 NA 3 BOD5 (mg/L) 2100 15 12 NA 4 TSS (mg/L) 2020 18 NA NA 5 N-NH4+ (mg/L) 571 68 0,683 0,055- 0,206 6 N-NO3- (mg/L) 0,03 0,1 0,048 0,004- 0,025 7 P-PO43- (mg/L) 9,85 54 0,085 0,002- 0,042 8 pH 8,4 8,2 7,24 6,9- 7,9 9 DO (mg/L) 0,2 3,4 3,55 4,0- 4,8 10 Cl- (mg/L) 9851 6745 143 NA 11 NO2- (mg/L) 0,02 1,52 0,03 NA 12 P tổng (mg/L) 84 58,3 0,11 0,182- 0,275 13 N tổng (mg/L) 675 92,1 1,9 0,707- 1,677 14 Độ đục (NTU) 228 14,1 NA NA 15 Độ dẫn (mS/cm) 30,6 26,1 1119 NA 16 TDS (mg/L) 17280 12320 NA NA

Chú thích: NA: Không thể hiện trong báo cáo này *Thông số chất lượng nước mặt NM32 theo Báo cáo quan trắc môi trường 2017 [6] **Thông số chất lượng nước nuôi trồng thủy sản tháng 5-6/2007 [3]

Kết quả phân tích chất lượng nước đầu vào và ra hệ thống xử lý nước thải của Công ty cho thấy hiệu quả xử lý khá cao. Hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều đạt theo thiết kế thể hiện việc vận hành hệ thống đúng quy trình. Vì đặc thù nguồn thải chứa độ mặn khá cao nên việc duy trì chế độ vận hành cần phải được quan tâm nhiều hơn vì có sử dụng quá trình phân hủy sinh học

với sự tham gia của hệ vi sinh vật chịu mặn. Các thông số phân tích mẫu nước thải thu nhận tại Công ty Minh Thắng thể hiện trong bảng 3.2.

Độ mặn của mẫu nước phù hợp cho mục đích phân lập vi khuẩn chiụ mặn mặc dù còn khá cao so với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08-MT:2015. Tuy nhiên, giá trị độ mặn của các nguồn nước phân lập vi khuẩn chịu mặn vẫn thấp hơn chỉ số quan trắc được của nước mặt trong dịp ảnh hưởng của hiện tượng El Nino năm 2014 khi độ mặn của nước mặt tại vùng nghiên cứu đạt giá trị 14,6- 31,5 g/L [11].

Giá trị N và P đầu vào hệ thống xử lý tương tự như công bố của tác giả Nguyễn Thanh Hải (2015) 630,5 mg/L so với 417 mg/L và 77,6 mg/L so với 82 mg/L [7].

3.3 Nội dung 3: Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng chịu mặn chịu mặn

3.3.1 Kết quả phân lập

Từ 10 mẫu nước thải, phân lập được 45 chủng vi khuẩn được kí hiệu như trong Bảng 3.3. Hình thái tế bào của các chủng vi khuẩn được mô tả bằng cách sử dụng tiêu chuẩn vi sinh chuẩn dựa trên màu sắc tế bào, độ trong, kích thước tế bào, sự đồng nhất và bề mặt khuẩn lạc [33] được trình bày trong bảng 3.4.

Theo Oren (1996) và Casillo (2007), các chủng Halotolerant biểu hiện nhiều màu sắc khác nhau, từ trắng trong, trắng, trắng đục đến vàng nhạt, vàng hay cam là do tỷ lệ sắc tố carotenoid trong tế bào của chúng cao. Ngoài ra, hình thái tế bào vi khuẩn còn trong suốt hay đục mờ, tế bào có niêm mạc hoặc không có niêm mạc, với các cạnh khuẩn lạc mở rộng hay lồi ra [29]. Trên môi trường BMS, các chủng vi khuẩn thu nhận được có hình dạng tròn dẹp hoặc lồi, hơi rìa, hình giống rễ cây mọc lan rộng, bề mặt nhẵn hoặc hơi nhăn, màu trắng trong, trắng đục, hơi vàng, vàng hoặc có màu cam. Các khuẩn lạc này sau khi phát triển trong thời gian từ 24 – 36 giờ có hiện tượng bám sát vào bề

mặt thạch của môi trường. Như vậy, ban đầu nhận thấy các chủng thu nhận được khá đa dạng và cũng tương đồng với mô tả của các tác giả khác.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật xử lý nước thải nhiễm mặn (Trang 56 - 59)