.6 Mô hình bể SBR

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật xử lý nước thải nhiễm mặn (Trang 45 - 48)

o Khảo sát khả năng xử lý riêng lẻ của từng chủng trên mẫu nước thải Vàm Láng, ở 2 nồng độ COD đầu vào là 200 mg/L và 400 mg/L. So sánh với đối chứng là mẫu nước thải không bổ sung vi sinh vật. Xác định COD sau 24, 48, 72 và 96 giờ.

- Thăm dò khả năng xử lý nước thải của hỗn hợp các chủng vi sinh vật chịu mặn bằng cách so sánh giữa 3 nhóm phối hợp:

o G1: 5 chủng có H% cao nhất: 1B1, 2B1, 3B3, 4A1, 4B6

o G2: 5 chủng chịu mặn tốt nhất: 1B1, 1C2, 2A2, 3A5, 4A7

o G3: hỗn hợp 10 chủng vi khuẩn

Mỗi nghiệm thức tiến hành nuôi cấy lắc các bình thí nghiệm trong vòng 24- 48 giờ, ở điều kiện nhiệt độ 30 - 32oC. Tỷ lệ phối trội đều nhau giữa các chủng. Phân tích chỉ tiêu COD tương tự như trên đối với mẫu nước thải sau đó so sánh, rút ra kết luận.

- Thăm dò khả năng xử lý nước thải của hỗn hợp gồm 1 chủng vi sinh vật chịu mặn được tuyển chọn cùng với hỗn hợp vi sinh vật có sẵn trong bùn hoạt tính của nước thải. 5 chủng có H% cao nhất lựa chọn được nhân giống và bổ sung vào hỗn hợp vi sinh vật có trong bùn hoạt tính thu nhận từ Công ty Minh Thắng. Các nghiệm thức được khảo sát trên mô hình SBR và ghi nhận chỉ tiêu COD sau 24, 48, 72 và 96 giờ. Các nghiệm thức bao gồm:

• Bình 1: Chủng 1B1 + Bùn hoạt tính • Bình 2: Chủng 2B1 + Bùn hoạt tính • Bình 3: Chủng 3B3 + Bùn hoạt tính • Bình 4: Chủng 4A1 + Bùn hoạt tính • Bình 5: Chủng 4B6 + Bùn hoạt tính

• Đối chứng 1: Mẫu nước thải (không bổ sung VSV và bùn hoạt tính)

• Đối chứng 2: bùn hoạt tính không bổ sung chủng vi sinh vật phân lập được.

- Khảo sát khả năng xử lý nước thải nhiễm mặn của 3 chế phẩm thương mại hóa hiện có trên thị trường được lựa chọn tiến hành thử nghiệm trên mô hình nhằm đối sánh hiệu quả. Các chế phẩm được sử dụng theo 6 nghiệm thức:

• Bình 1: 5.000ml nước thải + Chế phẩm A

• Bình 2: 5.000ml nước thải + Chế phẩm A + hỗn hợp giống • Bình 3: 5.000ml nước thải + Chế phẩm B

• Bình 4: 5.000ml nước thải + Chế phẩm B + hỗn hợp giống • Bình 5: 5.000ml nước thải + Chế phẩm C

• Bình 6: 5.000ml nước thải + Chế phẩm C + hỗn hợp giống

Hỗn hợp giống gồm 6 chủng tuyển chọn phân phối theo tỷ lệ bằng nhau. Lượng chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm theo khuyến cáo của nhà cung cấp. Thí nghiệm được bố trí với mẫu nước thải nhiễm mặn thu nhận tại công ty Minh Thắng, Tiền Giang.

2.5 Nội dung 5: Tối ưu hóa quy trình nuôi cấy thu nhận sinh khối

2.5.1 Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên quá trình phát triển của vi sinh vật

- Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, pH và nồng độ muối lên sự phát triển của vi sinh vật

- Khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng C và N lên sự phát triển của vi sinh vật

2.5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Các chủng vi khuẩn chịu mặn tuyển chọn từ nội dung 4.

- Nghiên cứu liên quan đến các chủng Bacillus (2B1, 4A1, 4B6) trong nội dung này được thực hiện tại Khoa Kỹ thuật Y tế và Công nghệ sinh học, Đại học Ứng dụng Khoa học Jena, Đức do Thạc sĩ Trương Thị Thu Hương thực hiện và Giáo sư Michael Pfaff phụ trách hướng dẫn. Các kết quả hợp tác được tổng hợp cùng với các nghiên cứu liên quan đến các chủng còn lại được thực hiện tại Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường thuộc trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

2.5.3 Phương pháp nghiên cứu

- Môi trường BMS dùng để khảo sát các yếu tố thời gian nuôi cấy, nhiệt độ, pH và nồng độ muối.

- Phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp đo số lượng VSV bằng phương pháp đo độ đục. Thông qua việc đo độ hấp thụ ánh sáng có thể xác định được lượng sinh khối vi sinh vật. Khi số lượng tế bào tăng lên sẽ dẫn đến việc tăng độ đục, mức độ tán xạ ánh sáng nhiều hơn và quang phổ kế sẽ đo được mức độ tăng lên của trị số hấp thụ ánh sáng. Các giá trị OD sẽ được đo trong hai lần ở bước sóng 600nm, sau đó tính giá trị trung bình và lấy một giá trị thích hợp nhất để làm giá trị đo OD chuẩn trong các lần đo. Trước khi tiến hành đo OD ta phải đo thử nghiệm trước bằng mẫu trắng sau đó mới tiến hành đo mẫu thật.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật xử lý nước thải nhiễm mặn (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)