Chủng Nồng độ mặn (%) Chủng Nồng độ mặn (%) 1 3 5 7 1 3 5 7 1A1 +++ ++ - - 3A1 +++ ++ - - 1A2 +++ + - - 3A2 +++ + - - 1A3 +++ + + - 3A3 +++ ++ + + 1B1 +++ +++ +++ ++ 3A4 +++ + - - 1B2 +++ ++ - - 3A5 +++ +++ ++ ++ 1B3 +++ + - - 3B1 +++ - - - 1B4 +++ ++ - - 3B2 +++ - - - 1B5 +++ ++ + + 3B3 +++ +++ ++ + 1C1 +++ + - - 4A1 +++ +++ ++ + 1C2 +++ +++ +++ ++ 4A2 +++ - - - 1C3 +++ + - - 4A3 +++ - - - 1C4 +++ - - - 4A4 +++ - - - 2A1 +++ + - - 4A5 +++ + - - 2A2 +++ +++ +++ ++ 4A6 +++ + - - 2A3 +++ + + - 4A7 +++ +++ ++ + 2A4 +++ - - - 4B1 +++ + - - 2A5 +++ - - - 4B2 +++ + - - 2B1 +++ +++ ++ + 4B3 +++ + - - 2B2 +++ ++ - - 4B4 +++ - - - 2B3 +++ +++ ++ + 4B5 +++ + - - 2B4 +++ - - - 4B6 +++ +++ ++ + 2C1 +++ - - - 2C2 +++ - - -
2C3 +++ ++ - -
Ghi chú: (+++) Vi khuẩn phát triển tốt; (++) Vi khuẩn phát triển bình thường; (+) Vi khuẩn ít phát triển; (–) Vi khuẩn không phát triển
Hình 3.3 Khảo sát khả năng chịu muối của một số chủng
Như vậy, dựa trên khả năng chịu muối, đề tại chọn 10 chủng phát triển tương đối ở nồng độ muối cao nhất 7% để định danh phục vụ cho quá trình tuyển chọn, đó là các chủng: 1B1, 1C2, 2A2, 2B1, 2B3, 3A5, 3B3, 4A1, 4A7, 4B6.
3.3.3 Kết quả định danh và tuyển chọn
Các chủng vi khuẩn phân lập từ các mẫu khác nhau thuộc nhóm vi khuẩn Halotolerant đa dạng với các đặc tính hình thái tế bào khác nhau. Tuy nhiên, chỉ dựa vào các đặc tính hính thái tế bào thì không đủ để có thể phân
biệt chủng vi khuẩn và càng không thể định danh được vi khuẩn. Sở dĩ có lý do này là vì đặc tính hình thái vi khuẩn phụ thuộc vào điều kiện sinh trưởng, đặc tính hình thái tế bào của chúng thay đổi khi nồng độ NaCl, nhiệt độ, độ pH và thành phần môi trường khác nhau [29]. Về vấn đề này, Fritze (2002) đã khuyến cáo rằng kết quả mô tả đặc tính hình thái tế bào vi khuẩn không thể so sánh trực tiếp nếu như chưa biết được đầy đủ về những điều kiện nuôi cấy vi khuẩn [22]. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp định danh hiện đại nhất hiện nay là phương pháp MALDI-TOF. Đây là phương pháp định danh dựa trên việc quét khối phổ protein của khuẩn lạc trên môi trường đặc trưng. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian và kinh tế trong việc định danh so với phương pháp PCR giải trình tự gen và so sánh trên genbank. Kết quả định danh được trình bày ở Bảng 3.6.
Kết quả định danh cho thấy có 1 chủng thuộc chi Staphylococcus
(Staphylococuss epidermidis), 1 chủng thuộc chi Micrococcus (Micrococcus luteus), 1 chủng thuộc chi Arthrobacter (Arthrobacter creatinolyticus), 1 chủng thuộc chi Lactobacillus(Lactobacillus pentosus); còn lại 6 chủng thuộc chi Bacillus, trong đó có 2 chủng là Bacillus lichenniformis, 3 chủng là
Bacillus subtilis và 1 chủng là Bacillus cereus.
Theo Bassam O.T. (2015), vi khuẩn không thể thực hiện sự thực bào do thành tế bào cứng nên chúng bài tiết ra các enzyme để thủy phân các đại phân tử lớn, như enzyme protease thủy phân protein, amylase thủy phân tinh bột thành các amino acid và monosaccharide sau đó vận chuyển vào tế bào giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra. Hầu hết các loài vi khuẩn chịu mặn là vi khuẩn Gram âm hoặc Gram dương hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi. Vi khuẩn Gram âm được cho là thành viên của các chi khác nhau (Halomonas, Deleya, Volcaniella, Flavobacterium, Paracoccus, Pseudomonas, Halovibrio, hoặc Chromobacterium), tuy nhiên dựa vào những dữ liệu về kiểu hình và phát sinh loài chúng có những mối quan hệ gần gũi và hiện nay chúng bao gồm
trong họ Halomonadaceae gồm hai chi: Halomonas và Chromohalobacter. Vi khuẩn Gram dương bao gồm những loài như Bacillus, Halobacillus, Marinococcus, Salinicoccus, Nesterenkonia, Tetragenococcus, Actinopolyspora và Nocardiopsis. [18]