Những quy định cụ thể trong Luật THADS năm 2008 và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tồn đọng án dân sự trong thi hành án ở việt nam hiện nay các giải pháp khắc phục (Trang 30 - 41)

2.1. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CÁC

2.1.1. Những quy định cụ thể trong Luật THADS năm 2008 và các

BẢN HƢỚNG DẪN THI HÀNH

2.1.1. Những quy định cụ thể trong Luật THADS năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành văn bản hƣớng dẫn thi hành

(1) Quy định đơn yêu cầu THA phải có thông tin về tài sản hoặc điều kiện THA của người phải THA: Theo quy định tại khoản 1, Điều 31 Luật THADS thì,đơn yêu cầu THA có các nội dung chính “... thông tin về tài sản hoặc điều kiện THA của người phải THA". Nhƣ vậy, trƣờng hợp đơn yêu cầu THA không có đầy đủ các nội dung quy định và ngƣời đƣợc THA không yêu

cầu xác minh thì cơ quan THADS thực hiện theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ:

Thông báo để đƣơng sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu THA trƣớc khi ra quyết định THA. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo của cơ quan THADS mà ngƣời đƣợc THA không bổ sung đúng nội dung quy định tại Điều 31 Luật THADS thì cơ quan THADS không thụ lý đơn yêu cầu THA... .

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, Điều 34 Luật THADS về các trƣờng hợp từ chối nhận đơn yêu cầu THADS không có trƣờng hợp ngƣời đƣợc THA không bổ sung đúng nội dung quy định tại Điều 31 Luật THADS. Do vậy, trong trƣờng hợp này nếu cơ quan THADS không thụ lý đơn yêu cầu THADS của ngƣời đƣợc THA là chƣa đúng với quy định tại Điều 34, nếu thụ lý đơn thì chƣa đúng với quy định tại Điều 31, Luật THADS. Chính từ những quy định chƣa rõ ràng, chƣa cụ thể dẫn đến việc nhiều trƣờng hợp ngƣời đƣợc THA không đƣợc nhận đơn, không đƣợc thụ lý THA, quyền lợi của một số ngƣời dân chƣa đƣợc bảo đảm, ngƣời dân đi lại nhiều lần, cơ quan THADS phải có nhân lực để tiếp đón, hƣớng dẫn, ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức.

- Về xác minh điều kiện THA: Điều 44 Luật THADS năm 2008 quy định, việc xác minh điều kiện THA phải lập thành biên bản, có xác nhận của (1) Tổ trƣởng Tổ dân phố, (2) UBND cấp xã, (3) Công an xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Do đó, dẫn đến cách hiểu là nếu thiếu một trong ba chữ ký xác nhận của ngƣời có trách nhiệm nêu trên thì biên bản xác minh điều kiện THA không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, Tổ trƣởng Tổ dân phố tuy nắm rõ điều kiện của ngƣời phải THA, nhƣng thƣờng đi làm vắng, không thƣờng xuyên ở nhà nên khó liên hệ, mặt khác việc xác nhận vào biên bản có liên quan đến trách nhiệm, có sự va chạm với đƣơng sự, do đó tâm lý ngƣời ký biên bản nhất là Tổ trƣởng Tổ dân phố có phần do dự, thậm chí ngại không

muốn ký, trong khi pháp luật chƣa quy định hay chính sách đãi ngộ cũng nhƣ quy trách nhiệm đối với họ, nên họ thƣờng không nhiệt tình hợp tác.

- Quy định về đình chỉ THA: Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 50 Luật THADS thì ngƣời phải THA là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không đƣợc chuyển giao cho tổ chức khác. Quy định này thực tế không tránh khỏi khiếu nại của đƣơng sự nếu áp dụng quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh tại Điều 46 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP và Điều 158 Luật Doanh nghiệp, theo đó ngƣời đại diện theo pháp luật, tất cả các thành viên của doanh nghiệp bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chƣa thanh toán trong trƣờng hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mặt khác, quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 50 Luật THADS về phần nêu trên tạo kẽ hở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện giải thể nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ trái pháp luật trong hoạt động THA [50, tr. 11], dẫn đến tình trạng một số lƣợng án không nhỏ liên quan đến doanh nghiệp không thực hiện đƣợc dứt điểm, bị tồn đọng.

- Chuyển giao quyền, nghĩa vụ THA đối với doanh nghiệp nhà nước giải thể, cổ phần hoá

Điểm d khoản 1 Điều 54 Luật THADS quy định trƣờng hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể thông báo cho cơ quan THADS biết trƣớc khi ra quyết định. Trên thực tế, nội dung này khó thực hiện do cơ quan có thẩm quyền giải thể doanh nghiệp (cơ quan đăng ký kinh doanh) không thể biết doanh nghiệp giải thể đang phát sinh tranh chấp với ai, tại địa bàn nào để thông báo [50, tr. 12].

Luật THADS quy định về trách nhiệm THA trong trƣờng hợp doanh nghiệp giải thể trái pháp luật do lỗi của cơ quan ra quyết định giải thể. Thực tiễn phát sinh việc giải thể trái pháp luật do lỗi của chính doanh nghiệp bị giải thể mà Luật THADS chƣa quy định.

Tại điểm e khoản 1 Điều 54 của Luật THADS quy định: “Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ THA của mình thì sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp đó tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ THA” [39]. Theo Điều 10 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc thành công ty cổ phần thì công ty cổ phần không có trách nhiệm thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp nhà nƣớc đã chuyển đổi, nếu sau thời điểm chuyển đổi, công ty cổ phần không đƣợc bàn giao trách nhiệm thanh toán. Điều đó dẫn đến những vụ việc mà bên phải THA là các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc đã chuyển thành công ty cổ phần rất khó tổ chức THA do công ty cổ phần không đƣợc bàn giao trách nhiệm, đó là trở ngại lớn dẫn đến án loại này thƣờng bị tồn đọng.

- Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ THA: Điều kiện tiên quyết để đƣợc xét miễn, giảm là ngƣời phải THA không có tài sản để thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nƣớc [39, Điều 61], tuy nhiên Luật THADS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về những trƣờng hợp đƣợc coi là không có tài sản để thi hành. Việc này dẫn đến nhiều cách hiểu, quan điểm khác nhau trong quá trình thực hiện công tác xét miễn, giảm. Ví dụ: Không thống nhất về việc thực hiện thủ tục xét miễn, giảm đối với trƣờng hợp đã kê biên, bán đấu giá tài sản của ngƣời phải THA để đảm bảo thi hành khoản nộp ngân sách nhà nƣớc nhƣng không bán đƣợc vì xác định thực tế ngƣời phải THA có tài sản. Trƣờng hợp ngƣời phải THA (theo bản án) không còn cƣ trú tại địa phƣơng, không xác định đƣợc nơi cƣ trú cuối cùng nên không xác định đƣợc điều kiện của ngƣời phải THA, ngƣời đó có phạm tội mới hay không, có tài sản, thu nhập hoặc điều kiện khác để THA... Vì vậy, thực tế ở một số địa phƣơng không thể tiến hành miễn, giảm THA đối với những trƣờng hợp này.

CP ngày 13/7/2009, sửa đổi, bổ sung bằng khoản 15, Điều 1, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ:

Ngƣời phải thi hành nghĩa vụ đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nƣớc đã thi hành đƣợc ít nhất bằng 1/50 khoản phải thi hành, nhƣng giá trị không đƣợc thấp hơn mức án phí không có giá ngạch thì đƣợc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật THADS [20, Điều 1].

Quy định “đã thi hành đƣợc ít nhất bằng 1/50 khoản phải thi hành” là quy định bắt buộc để xét miễn, giảm. Tuy nhiên, nhƣ đã nói ở trên, thực tế số lƣợng vụ án có khoản phải thi hành trên 5,000,000đ (Năm triệu đồng) là rất lớn mà ngƣời phải THA hoàn toàn không có điều kiện để nộp dù là 1/50, do vậy rất khó khăn trong công tác xét miễn, giảm, dẫn đến những việc loại này trở thành án tồn đọng kéo dài tại cơ quan THADS.

- Về phong tỏa tài khoản: Theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật THADS thì: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, CHV phải áp dụng biện pháp cưỡng chế …” [39]. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1, Điều 45 của Luật THADS năm 2008 thì thời hạn tự nguyện THA là 15 ngày, nhƣ vậy, nếu CHV áp dụng khoản 3, Điều 67 để áp dụng biện pháp cƣỡng chế là vi phạm nghiêm trọng đến quyền của ngƣời phải THA do chƣa hết thời hạn tự nguyện THA. Do vậy, quá trình tổ chức THA, các CHV còn lúng túng khi vụ việc rơi vào những trƣờng hợp này, mất thời gian xin ý kiến chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ từ Cục hoặc Tổng cục THADS. Trƣờng hợp không đồng nhất quan điểm sẽ phát sinh văn bản qua lại nhiều lần, kéo dài thời gian, không kịp thời phong tỏa tài sản, tài sản dễ bị tẩu tán, không thi hành dứt điểm đƣợc vụ việc.

- Kê biên, xử lý tài sản của người phải THA gắn liền với tài sản của người khác

của ngƣời khác, thì trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời phải THA chỉ có tài sản duy nhất là ngôi nhà đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhƣng nằm trên đất mƣợn, cơ quan THADS đã tiến hành kê biên ngôi nhà để đảm bảo THA, nhƣng hầu nhƣ không thể xử lý tiếp đƣợc. Trong khi đó, Luật Nhà ở không cấm chủ sở hữu nhà đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu tham gia các giao dịch. Khi các giao dịch này đƣợc thực hiện, phát sinh tranh chấp, sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, đến giai đoạn THA, cơ quan THA thƣờng gặp phải khó khăn, mất nhiều thời gian, chi phí [50, tr.14]

+ Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở để kê biên bảo đảm THA: Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì đăng ký là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản phải đăng ký, nhƣng cũng theo quy định tại Điều 168, nguyên tắc này sẽ bị loại trừ nếu trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Theo khoản 5 Điều 93 Luật Nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở đƣợc chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng đƣợc công chứng. Nhƣ vậy, nhà ở cũng là một trong những loại tài sản thuộc diện loại trừ của Điều 168 Bộ luật Dân sự vì theo quy định trên quyền sở hữu đối với nhà ở đƣợc chuyển kể từ thời điểm hợp đồng đƣợc công chứng. Vấn đề là trƣờng hợp chủ sở hữu nhà là ngƣời phải THA đã tiến hành bán ngôi nhà đó, hợp đồng bán nhà đã đƣợc công chứng tại Phòng công chứng (hoặc Văn phòng công chứng), nhƣng ngƣời mua chƣa làm thủ tục sang tên đối với ngôi nhà đó, theo Bộ luật dân sự và Luật Đất đai thì quyền sử dụng đất chƣa đƣợc chuyển giao cho ngƣời mua (vì chƣa đăng ký), nhƣng theo khoản 5 Điều 93 Luật Nhà ở thì ngôi nhà đã đƣợc chuyển quyền sở hữu cho ngƣời mua. Trƣờng hợp này, cơ quan THADS xử lý ngôi nhà trên để THA gặp phải sự phản ứng gay gắt của đƣơng sự, cũng nhƣ sự vƣớng mắc giữa các quy định của pháp luật. Nếu không kê biên nhà đất của ngƣời phải THA (trƣờng hợp

vẫn còn Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, dù nhà đã bán và có công chứng) thì ngƣời đƣợc THA sẽ khiếu nại vì cho rằng CHV tạo điều kiện cho ngƣời phải THA tẩu tán tài sản, vụ việc tiếp tục bị kéo dài, nhiều vụ việc trong số những vụ việc này nằm trong danh sách tồn đọng, kéo dài.

- Định giá tài sản đã kê biên

+ Về việc CHV xác định giá tài sản kê biên theo khoản 3 Điều 98 Luật THADS và Điều 15 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP, thực tế nhiều cơ quan chuyên môn không biết hoặc không tạo điều kiện cho cơ quan THADS, nhƣng chƣa quy định cơ chế bắt buộc cơ quan chuyên môn phải có ý kiến [50, tr. 15]. Do vậy, quá trình định giá tài sản kê biên thƣờng bị kéo dài, thậm chí có những vụ không thực hiện đƣợc.

+ Về quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên: Trƣờng hợp đƣơng sự có yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trƣớc khi có thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản theo điểm b khoản 1 Điều 99 Luật THADS thì CHV tổ chức định giá lại tài sản kê biên. Điều luật không quy định đƣợc yêu cầu đến lần thứ mấy, thực tế có trƣờng hợp ngƣời phải THA lợi dụng quy định này để yêu cầu định giá lại nhiều lần nhằm kéo dài việc THADS.

- Xử lý tài sản bán đấu giá không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc tài sản bán đấu giá không thành

Điều 100 của Luật THADS về giao tài sản để THA quy định:

Trƣờng hợp đƣơng sự thoả thuận để ngƣời đƣợc THA nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền đƣợc THA thì CHV lập biên bản về việc thoả thuận; việc giao tài sản để trừ vào số tiền đƣợc THA đƣợc thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thoả thuận. Nhƣ vậy, theo tinh thần Điều luật này thì việc giao tài sản để THA phải có sự thỏa thuận của các bên đƣơng sự [39, Điều 100].

Tuy nhiên, Điều 104 Luật THADS về xử lý tài sản bán đấu giá không thành quy định nhƣ sau:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đƣơng sự không yêu cầu định giá lại thì CHV ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá 10% giá đã định. Trƣờng hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cƣỡng chế

mà người được THA không nhận tài sản để trừ vào số tiền được THA

thì tài sản đƣợc trả lại cho ngƣời phải THA [39, Điều 104].

Trong trƣờng hợp này Luật THADS lại không quy định rõ là cần có thỏa thuận của các bên đƣơng sự không hay chỉ cần ngƣời đƣợc THA đồng ý là cơ quan THA thực hiện việc giao tài sản cho ngƣời đó để khấu trừ tiền THA. Trong khi đó, hiện nay các văn bản quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật THADS cũng không quy định cụ thể thêm về vấn đề này. Do vậy, trƣờng hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cƣỡng chế mà ngƣời đƣợc THA đồng ý nhận tài sản bán đấu giá không thành, nhƣng ngƣời phải THA không đồng ý giao, thì chƣa có sở pháp lý để giao tài sản đó cho ngƣời đƣợc THA. Cơ quan THA vẫn phải tổ chức hạ giá, bán tài sản là không khả thi.

- Thứ tự thanh toán tiền THA

Điểm b khoản 2 Điều 47 Luật THADS quy định:

Số tiền THA thu theo quyết định cƣỡng chế THA nào thì thanh toán cho những ngƣời đƣợc THA đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cƣỡng chế đó. Số tiền còn lại đƣợc thanh toán cho những ngƣời đƣợc THA theo các quyết định THA khác tính đến thời điểm thanh toán [39, Điều 47].

Trên thực tế, quá trình tổ chức THA cho thấy từ quy định của luật nhƣ trên dẫn đến nhiều cách hiểu, hiểu không thống nhất, chủ yếu hiểu theo 02 cách sau: (1) Chỉ những ngƣời đƣợc THA đã có đơn yêu cầu THA tính đến

thời điểm có quyết định cƣỡng chế nhưng quyết định cưỡng chế đó phải căn cứ theo đơn yêu cầu THA của họ mới được thanh toán. Đối với những ngƣời đƣợc THA không thuộc quyết định cƣỡng chế đó, mặc dù đã có đơn yêu cầu THA trƣớc khi có quyết định cƣỡng chế, thì không đƣợc ƣu tiên thanh toán; (2) Thanh toán cho tất cả những ngƣời đƣợc THA đã có đơn yêu cầu tính đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tồn đọng án dân sự trong thi hành án ở việt nam hiện nay các giải pháp khắc phục (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)