THỰC TRẠNG Ý THỨC TUÂN THỦ, THỰC HIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tồn đọng án dân sự trong thi hành án ở việt nam hiện nay các giải pháp khắc phục (Trang 83 - 84)

CỦA NGƢỜI DÂN VÀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ THADS

5.1.1. Thực trạng ý thức tuân thủ, thực hiện pháp luật của người dân

Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, về cấu trúc bao gồm hai bộ phận: Tâm lý pháp luật và tƣ tƣởng pháp luật. Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dƣới dạng tình cảm, tâm trạng, cảm xúc đối với các hiện tƣợng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội. Tƣ tƣởng pháp luật là tổng hợp các quan điểm, quan niệm có tính lý luận, phản ánh các hiện tƣợng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dƣới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học. Ý thức pháp luật của một ngƣời có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Vì vậy nâng cao ý thức pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân.

Trong điều kiện pháp luật đƣợc ban hành ngày càng nhiều, nội dung đa dạng, điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phục vụ tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, để pháp luật đƣợc đƣa vào cuộc sống một cách nhanh nhất thì

phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu quan trọng nhất đƣa pháp luật vào cuộc sống. Từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật nói chung của một bộ phận nhân dân còn hết sức hạn chế, làm ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, hiệu lực,

hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật, ảnh hƣởng đến nền pháp chế XHCN.

5.1.2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về THADS

Trong thời gian qua, việc tuyên truyền pháp luật thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các hình thức tuyên truyền khác đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu nâng cao trình độ, ý thức pháp luật cho nhân dân thì những kết quả đó vẫn chƣa tƣơng xứng.

Đối với việc phổ biến giáo dục pháp luật về THADS và các văn bản có liên quan thời gian qua đã đƣợc quan tâm thực hiện, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này chƣa cao, có lúc có nới còn chƣa kịp thời, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao trình độ, ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và các đƣơng sự là đối tƣợng đƣợc THA hoặc phải THA nói riêng. Việc phổ biến giáo dục pháp luật về THADS thƣờng đƣợc thực hiện khi có văn bản pháp luật mới ban hành hoặc có chỉ đạo của cấp trên, trong khi số lƣợng văn bản pháp luật về THADS và văn bản pháp luật có liên quan khá lớn và thƣờng có những sửa đổi, bổ sung theo thời gian. Bên cạnh đó, chƣa có cơ chế kiểm tra, theo dõi việc thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật về THADS. Quá trình tổ chức THA, cơ quan THADS, CHV trực tiếp THA cũng chƣa có thời gian để phổ biến cho các đƣơng sự về những quy định của pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự, trong khi các đƣơng sự trong vụ việc THA, dù là ngƣời đƣợc THA hay ngƣời phải THA cần phải nắm rõ cũng nhƣ hiểu về các quy định của pháp luật về THADS liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện quyền cũng nhƣ trách nhiệm của các đƣơng sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tồn đọng án dân sự trong thi hành án ở việt nam hiện nay các giải pháp khắc phục (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)