3.1. VỀ BỘ MÁY, TỔ CHỨC THADS
3.1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu pháp luật về THADS một số nƣớc trên thế giới, cho thấy, tuỳ theo đặc điểm truyền thống, môi trƣờng pháp lý, điều kiện kinh tế - xã hội ở từng nƣớc, mà tổ chức THADS có thể đƣợc thể hiện dƣới hình thức là (1) một tổ chức công, (2) bán công hoặc do (3) tƣ nhân đảm nhiệm.
3.1.1.1. Tổ chức THA công
Các nƣớc có tổ chức THADS công tiêu biểu là Thụy Điển, Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Singapore, Mỹ và phần lớn các nƣớc trong cộng đồng chung châu Âu. Đặc điểm chung nổi bật nhất của mô hình THA công là tổ chức THA bao gồm hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nƣớc, các CHV là công chức, viên chức hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Trong tổ chức THA công có thể phân làm hai loại: cơ quan thi hành nằm trong cơ cấu tổ chức của Toà án và các cơ quan THA thuộc cơ quan hành pháp.
Đánh giá: Mô hình tổ chức THADS công, độc lập, tạo thành một hệ thống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan quản lý hành chính tƣ pháp nhƣ Việt Nam, Trung Quốc…
- Mô hình tổ chức THADS công, độc lập, tạo thành một hệ thống từ trung ƣơng đến khu vực đặt dƣới quản lý của Hội đồng thuế quốc gia. Ví dụ: Hệ thống cơ quan THA Thụy Điển, ở cấp trung ƣơng có cơ quan THA trực thuộc Bộ Tài chính, ở địa phƣơng tƣơng đƣơng với 10 khu vực hành chính, có 10 cơ quan THA khu vực. Trong mỗi cơ quan THA có giám đốc, CHV, nhân viên thanh tra và nhân viên hành chính [3, tr.58].
3.1.1.2. Tổ chức THA bán công
Tổ chức THA bán công là tổ chức THA vừa do công chức thực hiện đối với một số việc THA nhất định nhƣ thu thuế, THA đối với bất động sản và quyền tài sản, tịch thu tài sản sung công quỹ, phạt tiền…, vừa do viên chức thừa hành đảm nhiệm phần lớn các công việc THADS trên nguyên tắc tự lấy thu bù đắp chi phí THA. Tƣơng tự nhƣ tổ chức THA công, tổ chức THA bán công cũng có thể nằm trong cơ cấu tổ chức của Toà án hoặc thuộc các cơ quan hành chính. Điển hình cho mô hình THA bán công là Pháp, Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Áo, Thuỵ Sỹ… [3, tr. 62].
3.1.1.3. Tổ chức THA tư nhân
Là mô hình tổ chức chủ yếu theo quy chế Thừa phát lại. Thừa phát lại do Nhà nƣớc bổ nhiệm, là ngƣời hành nghề theo quy chế tự do, nhà nƣớc không trả lƣơng mà hƣởng thù lao do luật định. Thừa phát lại vừa thực hiện chức năng công quyền theo luật định (chức năng độc quyền), vừa thực hiện chức năng không độc quyền (lập các văn bản, thu hồi nợ, làm đại diện…) và chức năng trợ giúp khác cho ngƣời đƣợc THA. Các nƣớc có tổ chức THA tƣ nhân nhƣ: Bỉ, Hà Lan, Lux-Xem-bourg, Hungary...
Nhìn chung, mỗi mô hình tổ chức THADS trên đây (công, bán công, tƣ nhân) đều có mặt tích cực và mặt hạn chế nhất định, ví dụ: mô hình tổ chức THA bán công, một mặt tạo ra sự tin tƣởng đối với công chúng là ngƣời đƣợc THA cũng nhƣ ngƣời có quyền lợi ích liên quan và bảo đảm hiệu lực cƣỡng chế THA bằng sức mạnh cƣỡng chế trực tiếp của Nhà nƣớc, song mặt khác lại rất tốn kém và dễ phát sinh tệ quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực trong công tác THA. Còn đối với mô hình tổ chức THA tƣ nhân thì mức độ xã hội hoá hoạt động THADS rất cao, Ngân sách Nhà nƣớc đỡ tốn kém, nhƣng các điều kiện pháp lý đảm bảo cho mô hình này hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải rất chặt chẽ, toàn diện về nhiều mặt, thích hợp với truyền thống, môi trƣờng pháp lý
và điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia áp dụng mô hình này. Trong khi đó, mô hình tổ chức THA bán công lại mang nhiều đặc điểm của cả hai mô hình THA công lẫn tƣ nhân [3, tr. 65].