Về kinh phí, cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tồn đọng án dân sự trong thi hành án ở việt nam hiện nay các giải pháp khắc phục (Trang 66 - 69)

3.3.2. Tồn tại, hạn chế về kinh phí và cơ sở vật chất

3.4.2. Về kinh phí, cơ sở vật chất

- Bám sát kế hoạch trung hạn 2017 - 2020 để rà soát kỹ lƣỡng các điều kiện để lập và phê duyệt dự án đầu tƣ. Bộ Tƣ pháp cần xem xét, xử lý triệt các vƣớng mắc của các dự án khởi công trong năm 2016 và điều chỉnh Quyết định phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, đảm bảo kinh phí để dự án đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ của một dự án.

- Cần nghiên cứu cho phép các cơ quan THADS chƣa có kho tang vật xây kho tạm để sử dụng trong thời gian chƣa đƣợc xây kho bởi kinh phí xây kho tạm không lớn mà thời gian sử dụng đƣợc lâu, hiệu quả hơn hàng năm phải sử dụng kinh phí đi thuê kho.

- Nghiên cứu, xem xét quyết định cơ chế chi thu nhập tăng thêm đối với Hệ thống THADS khi không hoàn thành đƣợc một trong các chỉ tiêu đƣợc giao thƣờng là chỉ tiêu giảm tỷ lệ án tồn đọng, tạo động lực để công chức THADS phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ trong đó có giảm tỷ lệ án tồn đọng. Nghiên cứu phân bổ ngân sách đối với phần tạm ứng cƣỡng chế THA để bảo đảm đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc trong điều kiện số lƣợng vụ việc cƣỡng chế và nội dung chi để phục vụ việc định giá ngày càng lớn.

- Kế toán nghiệp vụ THA là kế toán nghiệp vụ đặc thù, vì vậy cần có chế độ ổn định, đãi ngộ xứng đáng để họ ở lại đơn vị và tận tâm với công việc, về lâu dài phải đƣa họ vào biên chế để đảm bảo chế độ là công chức nhà nƣớc...

Kết luận Chƣơng 3

Như vậy, với những số liệu và phân tích về cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ cũng nhƣ nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất dành cho công tác THADS trong thời gian qua cho thấy chƣa ngang tầm với nhiệm vụ của cơ quan THADS nói chung và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu để tổ chức THA với số lƣợng án ngày càng nhiều và tính chất phức tạp của công việc THADS. Việc tổ chức các cơ quan THADS theo mô hình cấp hành chính chƣa phải là hoàn chỉnh, đầy đủ, cùng với số lƣợng biên chế, nhất là số lƣợng CHV còn mỏng và năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm còn có phần hạn chế đã làm giảm hiệu quả tổ chức THADS, là một trong những nguyên nhân gây nên lƣợng án tồn đọng trong những năm qua. Bên cạnh đó, việc quy định về chế độ tự chủ tài chính chƣa phù hợp nên các cơ quan THADS chƣa thể vận dụng triệt để nhằm sử dụng số kinh phí tiết kiệm đƣợc để chi khen thƣởng, phúc lợi, thu nhập tăng thêm cho công chức làm công tác THADS. Chế độ chính sách đối với CHV và các công chức khác làm công tác THADS chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, phần nào đã không kịp thời động viên và tạo động lực để công chức THADS phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao, điều đó ảnh hƣởng đến việc thực hiện chỉ tiêu giảm án chuyển kỳ sau hàng năm, là nguyên nhân dẫn đến lƣợng án tồn kéo từ năm này qua năm khác. Thông qua Chƣơng này, cho chúng ta nhìn thấy thực trạng về chất lƣợng các bản án của Tòa án đã tuyên trong thời gian qua, làm ảnh hƣởng đến kết quả tổ chức THA, đồng thời gợi mở một số giải pháp bƣớc đầu để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên nhằm nâng cao chất lƣợng bản án trong thời gian tới để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan THA trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Chương 4

BẢN ÁN CỦA TÕA ÁN VỚI HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tồn đọng án dân sự trong thi hành án ở việt nam hiện nay các giải pháp khắc phục (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)