2.1. Đặc điểm tự nhiên và hoạt động quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người Việt Nam: có rừng vàng, biển bạc, đồi núi, nước non, có đường biên giới đất liền tiếp giáp Trung Quốc và có đường biển thông ra thế giới.
Về đặc điểm tự nhiên, dân số: Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải; hơn 80% đất đai là đồi núi; hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Có tổng diện tích trên 12.200 km2, trong đó có trên 6.100 km2 diện tích đất liền và trên 6.100 km2 diện tích mặt nước biển. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước, trải dài theo đường ven biển hơn 250 km. Tỉnh có 14 huyện, thị, thành phố và 186 xã, phường, thị trấn. Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong cả nước có tới 4 thành phố gồm: Thành phố Uông Bí, Thành phố Hạ Long, Thành phố Móng Cái và Thành phố Cẩm Phả. “Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người; tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%; người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%” [48c].
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được. Quảng Ninh có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: là trung tâm số một của Việt Nam về tài nguyên than đá, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…Riêng về than đá: Quảng Ninh có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 40 triệu tấn. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh: trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh và là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu và cũng là điều kiện thích hợp và thuận lợi nhất cho việc xây dựng và vận hành các nhà máy nhiệt điện. Tính đến hết tháng 10/2013, tỉnh Quảng Ninh có 06 nhà máy điện, tổng cộng suất là 2650MW, dự kiến sản lượng điện phát của các nhà máy là 15,9 tỷ kWh.
nổi tiếng. Đặc biệt có Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; quần thể Vịnh Bái Tử Long với khoảng 600 hòn đảo đất và đảo đá, biệt lập với đất liền có cảnh quan đặc sắc, cuốn hút. Bên cạnh các giá trị cảnh quan ngoại hạng, Quảng Ninh còn có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hoá, tâm linh với Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử – Danh sơn linh thiêng, huyền bí – cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm – Phật giáo của Việt Nam cùng các di tích và danh thắng nổi tiếng gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước và chiến thắng ngoại xâm của dân tộc. Đây là những tiềm năng khác biệt và cơ hội nổi trội để phát triển các loại hình du lịch, hướng đến phát triển dịch vụ văn hóa-giải trí [48c].
Về tiềm năng kinh tế, Quảng Ninh có thể kết nối với Hải Phòng để phát triển thành cụm cảng quốc tế phía Bắc, kết nối với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của Miền Bắc ra các thị trường quốc tế rộng lớn, nhất là với khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Chính vì vậy, Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định: "Hình thành các trung tâm kinh tế lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn (Quảng Ninh)” . Trước yêu cầu phải đổi mới để phát triển, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động đề xuất xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái” trình Bộ Chính trị ngày 8/9/2012. Trong đề án đã xác định hai điểm đột phá là xây dựng và phát triển hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái với mục đích là: Xây dựng mô hình phát triển kinh tế hướng ngoại; thí điểm mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm góp phần thực hiện ba đột phá mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra; tạo sự phát triển bứt phá về kinh tế - xã hội để lan tỏa trong tỉnh Quảng Ninh và vùng đồng bằng sông Hồng...Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Với lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, tiềm năng phát triển; sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung ương và quyết tâm chính trị của tỉnh Quảng Ninh trong việc tìm kiếm mô hình động
lực phát triển mới, mang tính đột phá; cộng thêm yêu cầu ngày càng cao về việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh về thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực và trên thế giới; việc phát triển đặc khu kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam là rất cần thiết.
Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2011) sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng. Tính đến hết năm 2011, GDP đầu người đạt 2264 USD/năm (Hạ Long 3063 USD/năm Móng Cái 2984 USD/năm, Cẩm Phả 2644 USD/năm, Uông Bí 2460 USD/năm). Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao (Điện 8.6 triệu đồng; Than 7.7 triệu đồng; Du Lịch - Dịch vụ 9.2 triệu Đồng).
Về tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2012: Tính đến ngày 28/12/2012, tổng thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 29.182 tỷ đồng, bằng 101% dự toán được giao. Trong đó, thu về hoạt động xuất nhập khẩu đạt 15.830 tỷ đồng, vượt 21% so với dự toán; thu nội địa đạt 13.069 tỷ đồng, bằng 84% so với dự toán; các khoản thu được để lại quản lý qua NSNN đạt 281 tỷ đồng, vượt 21% so với dự toán. Bên cạnh đó, tổng thu ngân sách địa phương thực hiện đạt 12.345 tỷ đồng. Với kết quả đạt được như vậy, Quảng Ninh xếp thứ 5/63 tỉnh, thành về tổng thu ngân sách và đứng thứ 6/63 về thu
nội địa trên toàn quốc [48a]. Tính đến quý I/2014, kinh tế Quảng Ninh những tháng đầu
năm 2014 đã có dấu hiệu phục hồi ở một số ngành như ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại, ngành dệt, bán buôn bán lẻ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác… đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế QI/2014 đạt 5,8% so cùng kỳ năm 2013 (QI/2013 đạt 5,5%) [48c].