Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh quảng ninh 07 (Trang 35 - 40)

1.2. Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

1.2.5. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Căn cứ vào các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và Thông tư số 07/2013/TT- TTCP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại, trình tự giải quyết khiếu nại như sau:

*) Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu: Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Thụ lý đơn và chuẩn bị giải quyết khiếu nại

-Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan nhận đơn thụ lý để giải quyết và ra Thông báo thụ lý; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

- Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại bằng Quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.

- Người giải quyết khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ xác minh thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung khiếu nại. Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, trình người ra quyết định thành lập Đoàn xác minh, Tổ xác minh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Bước 3: Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại

- Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của người bị khiếu nại hoặc tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi phát sinh khiếu nại và lập thành biên bản.

- Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại; thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại (nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại yêu cầu các cá nhân, đơn vị có liên quan cung cấp tài

khiếu nại…)

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại bằng văn bản với người giải quyết khiếu nại hoặc người ban hành quyết định thành lập Đoàn xác minh, Tổ xác minh.

Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại

Quyết định giải quyết khiếu nại được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.

- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Như vậy, trong quy trình giải quyết khiếu nại, việc đối thoại càng ngày càng được chú trọng, tạo điều kiện cho các bên trao đổi làm rõ các nội dung và đi đến cách giải quyết hợp lý. Tuy nhiên, việc thực hiện tốt bước đối thoại còn nhiều hạn chế bởi các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại luôn khó khăn trong việc bố trí thời gian đối thoại [36, tr.92], trong giải quyết khiếu nại lần đầu, việc đối thoại không phải là bắt buộc nên đôi khi đối thoại bị bỏ qua hoặc thực hiện qua loa, chưa nghiêm túc.

*) Trình tự giải quyết khiếu nại lần hai

Trình tự giải quyết khiếu nại lần hai cũng gồm 04 bước: tiếp nhận; thụ lý; tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại; thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Tuy nhiên, so với giải quyết khiếu nại lần đầu, giải quyết khiếu nại lần hai có những điểm khác biệt sau:

- Về thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai dài hơn thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, cụ thể: thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

- Về việc tổ chức đối thoại: giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau; đối với giải quyết khiếu nại lần hai thì bắt buộc phải đối thoại với người có đơn khiếu nại.

- Đối với các vụ việc phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.

- Về việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại: giải quyết khiếu nại lần đầu không yêu cầu phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại trong khi người giải quyết khiếu nại lần hai phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một hoặc một số hình thức công khai mà pháp luật quy định (thời gian công khai quy định 15 ngày kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại).

Trong giải quyết khiếu nại lần hai, việc đối thoại là bắt buộc nên việc thực hiện đối thoại với người có khiếu nại nghiêm túc và đạt hiệu quả cao hơn giải quyết khiếu nại lần đầu; các cơ quan hành chính nhà nước thường ban hành quyết định, phù hợp về nội dung và hình thức theo đúng quy định. Về việc công khai kết quả giải quyết, quyết định giải quyết khiếu nại thường được gửi đến người có khiếu nại và các cá nhân, đơn vị có liên quan nên việc công bố, thông báo ít khi thực hiện dẫn đến trường hợp đã có quyết định giải quyết khiếu nại rồi nhưng người chuyển đơn không nắm được nên tiếp tục hướng dẫn, chuyển đơn không đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết [37, tr.95]

1.2.5.2. Trình tự giải quyết tố cáo về đất đai

Căn cứ vào các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và Thông tư số 06/2013/TT- TTCP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo, trình tự giải quyết tố cáo như sau:

Bước 1: Tiếp nhận tố cáo, kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo

- Ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo. Trong trường hợp người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh thì trong quyết định thụ lý phải thành lập Tổ xác minh có từ hai người trở lên. Trường hợp giao nhiệm vụ cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo thì ra Quyết định thụ lý và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo; Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ xác

minh thành lập thành lập Tổ xác minh. - Thông báo việc thụ lý tố cáo

- Tổ trưởng Tổ xác minh lập và trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh phê duyệt Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo.

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo

- Thu thập tài liệu, bằng chứng; xác minh thực tế… - Làm việc trực tiếp với người tố cáo và người bị tố cáo;

- Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh.

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

- Thông báo trực tiếp hoặc gửi dự thảo kết luận nội dung tố cáo để người bị tố cáo biết và tiếp tục giải trình (không thông báo thông tin thuộc bí mật nhà nước, thông tin có hại cho người tố cáo).

- Người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo. Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo

Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

-Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày. Trường hợp cần thiết, có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Việc xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cũng được thực hiện xác minh như nội dung tố cáo của cán bộ, công chức trong khi thực hiện nhiệm vụ; trừ trường hợp nội dung tố cáo rõ ràng, có chứng cứ cụ thể có thể xử lý ngay thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh hoặc đề nghị xử lý ngay hành vi vi phạm [37,

tr.212].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh quảng ninh 07 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)