Khuôn khổ pháp luật về quyền im lặng trong tư pháp hình sự ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 26 - 28)

1.3. Khuôn khổ pháp luật quốc gia về quyền im lặng trong tư pháp hình sự

1.3.1. Khuôn khổ pháp luật về quyền im lặng trong tư pháp hình sự ở Hoa Kỳ

Một đặc điểm không thể bỏ qua khi nói về tố tụng hình sự ở Hoa Kỳ, là hệ thống tố tụng tranh tụng. Đây cũng là đặc điểm nổi bật làm nên Thông luật truyền thống. Từ góc độ bảo vệ quyền, có thể thấy rằng đặc điểm này là một ưu điểm rất lớn của TTHS Hoa Kỳ, bởi nó bảo đảm được tính công bằng và bảo đảm một cách hiệu quả cho các quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội.

Cũng cần phải đề cập tới một đặc điểm khác của hệ thống tố tụng tranh tụng, đó là nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng theo hướng có lợi cho người bị buộc tội, là việc Nhà nước đảm bảo cho người bị buộc tội quyền có người bào chữa. Bất cứ sự cáo buộc nào do Nhà nước đưa ra đều phải được chứng minh một cách rõ ràng, vượt ra ngoài những nghi ngờ hợp lý. Trách nhiệm chứng minh tội phạm luôn thuộc về công tố viên và việc của họ là phải tìm ra chứng cứ để buộc tội những người mà họ cho là phạm tội. Nếu công tố viên không thực hiện được trách nhiệm này thì người bị buộc tội phải được trả tự do. Nguyên tắc “vượt qua những nghi ngờ hợp lý” đặt ra tiêu chuẩn cao hơn so với trách nhiệm chứng minh được quy định trong pháp luật. Vì vậy nguyên tắc này đã trở thành điểm nổi bật của hệ thống tranh tụng. Điểm quan trọng nhất của hệ thống tố tụng hình sự Hoa Kỳ là ở chỗ nó xác định sự thật khách quan trong quá trình xét xử với việc bên công tố và người bào chữa tranh tụng với nhau trong khi có thẩm phán bảo đảm cho công đấu tranh công bằng và tuân thủ các nguyên tắc đặt ra. Tố tụng công bằng hay “thủ tục công bằng của pháp luật” là khái niệm cơ bản được ghi nhận từ rất lâu trong thực

tiễn của hoạt động tư pháp Hoa Kỳ. Khái niệm này có nghĩa là mọi công dân có quyền được hưởng một thủ tục công bằng khi tham gia vào tố tụng hình sự32, đó là quyền được biết mình bị cáo buộc về tội gì, được đối mặt với người buộc tội trước tòa án, có quyền được giữ im lặng và có người bào chữa, và được xét xử với sự tham gia của bồi thẩm đoàn. Vì vậy, khái niệm về thủ tục công bằng là nền tảng cho việc bảo vệ các quyền con người trong tố tụng hình sự.

Quyền im lặng là quyền Hiến pháp cơ bản, quyền lợi này xuất phát từ bản Hiến pháp của Hoa Kỳ: “Anh có quyền giữ im lặng. Nếu anh từ bỏ quyền đó, những gì anh nói có thể được dùng làm bằng chứng chống lại anh tại tòa án. Anh có quyền có luật sư đại diện. Nếu anh không có tiền thuê luật sư, tòa án sẽ bổ nhiệm cho anh một luật sư miễn phí…”33. Điển hình nhất có thể nhắc đến nguyên tắc Miranda (1966), với sự trợ giúp của luật sư đã kiện chính quyền bang Arizona về việc đã bắt giữ và lấy lời khai của ông nhưng lại không hề thông báo cho ông biết về quyền được im lặng của mình. Tu Chính Án thứ năm cho phép mọi người có quyền từ chối tự thú tội hay cung cấp những lời khai khi bị cảnh sát điều tra. Bộ quy tắc về tố tụng hình sự Hoa Kỳ có nêu: “người bị buộc tội có quyền tiếp xúc với người bào chữa trong mọi giai đoạn tố tụng hình sự, bắt đầu từ buổi xuất hiện đầu tiên của người bị buộc tội trước cơ quan tố tụng có thẩm quyền”. Nếu người bị buộc tội yêu cầu sự có mặt của người bào chữa trong quá trình thẩm tra của cảnh sát, cảnh sát viên buộc phải chấm dứt việc xét hỏi cho đến khi có mặt của người bào chữa…Ở Hoa Kỳ, trong 6 nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự liên quan đến quyền của nghi can như: quyền bào chữa, quyền được im lặng (quyền chống lại sự buộc tội chính mình), quyền bình đẳng trước pháp luật…thì suy đoán vô tội là nguyên tắc nền tảng, không thể chối cãi và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong tiến trình tố tụng ở Hoa Kỳ34.

32 Xem: Lương Thị Mỹ Quỳnh, Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội trong TTHS, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr.161.

33 Xem: Http://www.thangbommagazine.com/vn/printNews.php.

34 Marie VanNostrand (2007), Legal and Evidence Practices: Application of Legal Principles, Laws, and Research to the Field of Pretrial Services, United States of America, p.5.

Bên cạnh đó, mới đây nhất là án lệ Berghuis và Thompkins, 560 U.S.370 (2010) đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận Hoa Kỳ, bên cơ quan công tố đã thông báo đầy đủ và rõ ràng quyền im lặng cho bị can Thompkins nhưng anh ta đã từ chối quyền này do đã bất ngờ trả lời vào những giây phút cuối cùng và đã bị kết tội giết người. Nhưng cũng có quan điểm đứng lên bảo vệ cho anh ta thì cho rằng là đương sự rơi vào tình thế bất lợi khi phải chủ động việc dẫn quyền được im lặng, Giáo sư Charles Weisselberg cho rằng phán quyết này “đã làm xói mòn sự bảo vệ của án lệ Miranda và sẽ thay đổi một cách đáng kể những sự hành xử của giới cảnh sát”35. Qua đó, án lệ Berghuis và Thompkins đã cho chúng ta thấy thêm được khía cạnh khác của quyền im lặng đó là nếu nghi can không đề cập đến quyền im lặng của mình thì đã được xem như là đã từ bỏ và mọi lời khai sau đó được coi là bằng chứng.

Tóm lại, nền tư pháp của Hoa Kỳ chưa thật sự hoàn hảo, nhưng nhìn chung thì không thể phủ nhận quốc gia này là nơi mà quyền cơ bản của con người rất được tôn trọng. Một người bị truy tố hình sự vẫn được xem là vô tội cho đến khi bị kết án bởi bồi thẩm đoàn tại tòa án. Cơ quan có thẩm quyền không thể định đoạt tính mạng, tự do hay tài sản của bất cứ ai mà không theo các tiến trình quy định bởi pháp luật. Và trong khuôn khổ các quy định của bản Hiến pháp, Bộ luật tố tụng Hình sự Hoa Kỳ rõ ràng được soạn thảo với chủ trương là thả lầm một kẻ có tội, hơn là kết án một người vô tội36.

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)