Thực trạng về tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 36 - 38)

2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về quyền im lặng trong tư pháp hình sự

2.1.2. Thực trạng về tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Ngay từ ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc xây dựng Hiến pháp và hệ thống văn bản pháp luật trong đó có lĩnh vực TTHS. Trong các giai đoạn TTHS, hoạt động tranh tụng của Luật sư mặc dù chưa được quy định phù hợp với thực tiễn xét xử, song do ảnh hưởng của mô hình TTHS tranh tụng của các nước theo hệ thống án lệ nên các nhà lập pháp nước ta đã tích cực học hỏi, tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt vào tình hình hiện tại của nước ta. Vai trò của Luật sư đã và đang chuyển dần từ một người tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án để chuyển sang vai trò một người “gỡ tội”.

Tranh luận là một yếu tố không thể thiếu trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Tranh luận giữa các chủ thể là nhằm tìm ra một điểm tương đồng và tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề đó một cách thấu tình đạt lý. Còn tranh tụng trong TTHS là một sự mâu thuẫn, đối đầu giữa hai nhóm chủ thể với một bên là buộc tội và một bên là gỡ tội. Trong đó, tòa án đóng vai trò trung tâm trong quá trình TTHS và thông qua việc tranh tụng giữa hai nhóm chủ thể trên thì Thẩm phán đưa ra phán quyết về quyết định cuối cùng của vụ án, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các bên liên quan.

Quyền thu thập và trình bày chứng cứ của người bào chữa trước phiên tòa là rất quan trọng. Chất lượng tranh tụng của một mô hình tố tụng phụ thuộc phần lớn vào

quyền của cả bên công tố và phía bào chữa trong việc bình đẳng với nhau khi thu thập, trình bày và kiểm tra chứng cứ47. Đồng thời, ở Điều 26 BLTTHS hiện hành ghi nhận điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền THTT, người bị buộc tội, người bào chữa đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ xác minh, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan vụ án. Bên cạnh đó, tại Điều 73 BLTTHS 2015 quy định về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. Nếu BLTTHS 2003 là cho phép cơ quan THTT được toàn quyền quyết định việc đưa chứng cứ do người bào chữa giao nộp vào hồ sơ vụ án, thì BLTTHS 2015 bắt buộc cơ quan này có nghĩa vụ phải đưa các chứng cứ này vào hồ sơ vụ án48.

Trong việc quy định nguyên tắc tranh tụng, vấn đề xác định chứng cứ là rất quan trọng. Bên cạnh việc quy định quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ của các bên trong quan hệ tranh tụng, Điều 26 còn quy định các chứng cứ do Viện kiểm sát đưa ra Tòa án xét xử phải được quy định đầy đủ, mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của BLHS để xác định tội danh, xác định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và các tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Như vậy, điều này cũng cho thấy hoạt động tranh tụng công khai tại phiên tòa là sự thể hiện tập trung nhất, cơ bản nhất của nguyên tắc tranh tụng. Bản chất của quá trình tranh tụng này là việc các bên đưa ra những trình bày, tranh luận để làm sáng tỏ các chứng cứ buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa. Tòa án được giao nhiệm vụ, quyền hạn là trọng tài trong quá trình xác định việc đánh giá chứng cứ của cả hai bên buộc tội và gỡ tội.

Ngoài ra nguyên tắc tranh tụng tại Điều 26 BLTTHS còn có nội dung rất quan trọng khác đó là “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Đây là sự thể hiện cụ thể hóa hơn nữa

47 Scott Ciment, "How the 2015 Crimmal Procedure Code Changes Vietnam's Criminal Justice Legal

Framework", Vietnam Law and Legal Forum Magazine, 1 July 2016, http://vieto2mlawmagaz1ne.vn/ how-the- 2015-criminal-procedure-code-changes-vietnaras-criininal-justice-legal-fi'amework-5420.html

trong việc cải cách tư pháp trong thời gian qua của Đảng và Nhà nước ta đã được thể hiện trong Nghị quyết 08/2002/NQ-TW và Nghị quyết 49/2005/NQ-TW của Bộ Chính trị. Việc tranh tụng chỉ là hình thức nếu kết quả tranh tụng không được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án. Mặc dù không hoàn toàn chuyển sang tranh tụng như mô hình tố tụng tranh tụng, nhưng việc quy định bản án, quyết định của Tòa án phải dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng là một trong những điểm mới nổi bật trong quy định về tranh tụng trong quá trình xét xử vụ án.

Từ những phân tích trên, tác giả nhận định rằng BLTTHS năm 2015 đã điều chỉnh một cách toàn diện về tranh tụng trong quá trình xét xử. Quy định này cùng với các quy định về quyền của người bị buộc tội, người bào chữa, Viện kiểm sát, quyền, trách nhiệm của Tòa án, các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa... đã tạo ra cơ chế hoàn chỉnh bảo đảm cho các bên thực hiện tranh tụng có hiệu quả trong thực tế, góp phần loại bỏ tình trạng làm oan, sai, bảo đảm quyền con người và tiến tới xây dựng một nền tư pháp trong sạch, hiện đại.

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)