Khuôn khổ pháp luật về quyền im lặng trong tư pháp hình sự ở CHLB Đức

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 28 - 30)

1.3. Khuôn khổ pháp luật quốc gia về quyền im lặng trong tư pháp hình sự

1.3.2. Khuôn khổ pháp luật về quyền im lặng trong tư pháp hình sự ở CHLB Đức

Khi nhắc đến tư pháp hình sự CHLB Đức về bảo đảm quyền của người bị buộc tội, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bảo đảm quyền của người bị buộc tội bị chi phối sâu sắc bởi đặc thù về mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống, nơi bắt nguồn của việc nhìn nhận vai trò tích cực của thẩm phán trong hoạt động chứng minh tội phạm.

35 Charles Weisselberg, Stephanos Bias, The right to remain silent, University of Pennsylvania, Vol. 150:69, 2010, tr. 70.

36 Xem: Báo Pháp luật-xã hội, nét đặc trưng của công lý Hoa Kỳ, http://www.baocalitoady.com/net-dactrung- cua-cong-ly-Hoa-Ky: Tha lầm hơn phạt lầm.

Tuy nhiên, giống với nhiều nước Châu Âu ngày nay, CHLB Đức được mô tả là quốc gia có mô hình tố tụng hỗn hợp, trong đó chứa đựng nhiều yếu tố đan xen, pha trộn mô hình tố tụng tranh tụng. Hiện tại đã có nhiều yếu tố của tố tụng tranh tụng đã được áp dụng trong các vụ án ở CHLB Đức25. Chẳng hạn như Tòa án đã giảm đi vai trò chủ yếu của mình trong việc chứng minh tội phạm, việc trình bày chứng cứ được xem xét công bằng giữa công tố viên và người bào chữa, phiên tòa xét xử dựa trên cách thức của một phiên tòa tranh tụng và bắt buộc sự có mặt của người bào chữa…Mặc dù vậy, nhìn chung TTHS ở CHLB Đức vẫn giữ những nét đặc trưng và chủ yếu của mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống37.

Bên cạnh đó, việc xét xử tại phiên tòa là việc tiếp tục điều tra những chứng cứ được thu thập bởi cơ quan điều tra và công tố trong giai đoạn tiền xét xử. Điều này thể hiện vai trò tương đối mờ nhạt của người bào chữa tại tòa. Mặc dù hiện nay, các thủ tục tại phiên tòa đã tăng thêm sự hiện diện và vai trò của người bào chữa, tuy nhiên những đặc trưng của mô hình tố tụng thẩm vấn vẫn chiếm ưu thế rất lớn trong cách thức chứng minh và tìm ra chứng cứ vụ án.

Đặc điểm nổi bật làm cho hệ thống TTHS CHLB Đức được xếp vào nhóm TTHS thẩm vấn chính là ở mục tiêu của quá trình điều tra cũng như xét xử luôn xoay quanh việc xác định sự thật của thực tế vụ án, sự thật có bằng chứng và chứng cứ đầy đủ, chứ không phải sự thật của bên phía người bào chữa hay bên công tố. Tòa án không bị ràng buộc bởi bất cứ tranh luận nào của các bên đồng thời tự mình điều tra các tình tiết, yếu tố liên quan đến vụ án38. Thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS CHLB Đức cho thấy, quyền có người bào chữa không được bảo đảm một cách đầy đủ, đặc biệt là người bị buộc tội không có quyền có người bào chữa trong giai đoạn đầu khi được mời đến cơ quan THTT để thẩm tra hay lấy lời khai. Khi cảnh sát tiến hành thẩm vấn, luật sư không được phép có mặt, tuy nhiên việc thẩm tra chỉ tiến hành trừ khi người bị buộc tội từ chối trả lời các

37 Xem: Lương Thị Mỹ Quỳnh, Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội trong TTHS, Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr.119.

câu hỏi không có sự tham gia của người bào chữa. Sẽ không có gì bất ngờ nếu như có quan điểm cho rằng trong TTHS CHLB Đức, quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra chỉ dành cho bị can, mà không dành cho người bị tình nghi.

Quyền im lặng được đảm bảo rất rộng trong TTHS ở CHLB Đức, bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị tình nghi đến khi xét xử. BLTTHH CHLB Đức quy định trước khi lấy lời khai phải thông báo cho họ được hoàn toàn tự do chọn khai báo hoặc không đối với cáo buộc về tội trạng của họ. Hoặc quy định “khi mở đầu phiên tòa phải thông báo cho bị cáo quyền im lặng, dù trước đó họ đã được cảnh sát hay công tố thông báo”. Người bị tình nghi hoàn toàn có quyền im lặng và anh ta phải được thông báo đầy đủ về quyền của mình, cũng như thông tin đến việc buộc tội trong từng thời điểm bắt đầu một buổi thẩm tra39. Chính vì vậy, trong buổi thẩm vấn đầu tiên với thẩm phán, công tố viên hay cảnh sát trưởng, người bị buộc tội phải được thông báo về “quyền giữ im lặng”, không phải nói bất kỳ một điều gì liên quan đến vụ án. Nếu bị cáo buộc không bị thông báo về những nội dung trên, chứng cứ bị buộc tội anh ta có thể bị loại bỏ, trừ khi bị cáo biết rõ quyền của mình hoặc thừa nhận các chứng cứ đó trước tòa.

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)