Khuôn khổ pháp luật về quyền im lặng trong tư pháp hình sự ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 30 - 34)

1.3. Khuôn khổ pháp luật quốc gia về quyền im lặng trong tư pháp hình sự

1.3.3. Khuôn khổ pháp luật về quyền im lặng trong tư pháp hình sự ở Việt Nam

Nhìn từ thực tiễn TTHS ở Việt Nam, tuy thuật ngữ “quyền im lặng” chưa từng xuất hiện trong bất cứ văn bản pháp lý nào nhưng cũng như nguyên tắc suy đoán vô tội, quy định về nội dung của quyền im lặng đã được gián tiếp ghi nhận như: Hiến pháp, BLTTHS, Bộ luật hình sự. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) đã quy định tại Điều 72: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” và được kế thừa tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

39 Xem: Điều 136 (1) và Điều 163 a (3), Bộ luật tố tụng hình sự Đức (StPO), http://tks.edu.vn/law-1028/Bolua-to- tung-hinh-su-Duc.

Khác với CHLB Đức và Hoa Kỳ, BLTTHS Việt Nam 2015 không quy định trực tiếp và rõ ràng là người bị buộc tội có quyền im lặng. TTHS là lĩnh vực mà quyền con người dễ bị xâm hại, làm sai lệch đi từ phía cơ quan THTT, người tiến hành tố tụng. Do đó, việc gián tiếp ghi nhận quyền im lặng trong BLTTHS hiện hành thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập pháp khi nội luật hóa nội dung của ICCPR về những đảm bảo tố tụng, đặc biệt đảm bảo cho người bị buộc tội không đặt vào trường hợp tự buộc tội chính mình. Như vậy, quyền im lặng trong tư pháp hình sự Việt Nam còn được hiểu bao gồm quyền được bào chữa. Theo đó, quyền im lặng và quyền bào chữa là hai quyền của người bị buộc tội liên quan chặt chẽ, mật thiết, bổ sung cho nhau, đảm bảo cho TTHS được tiến hành một cách khách quan, công tâm, tránh làm oan người vô tội40.

Những người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội41. Thêm vào đó, họ có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến”42. Theo quy định này thì họ có “quyền” nhưng không có nghĩa vụ chứng minh là mình không phạm tội. Vì vậy, họ hoàn toàn có quyền im lặng không trả lời bất cứ vấn đề gì liên quan đến vụ án với cơ quan điều tra và yêu cầu được có người bào chữa khi CQĐT tiến hành lấy lời khai.

Ở Việt Nam, quyền im lặng của nguời bị buộc tội tuy chưa được ghi nhận trực tiếp và trở thành một điều luật độc lập, nhưng xét về mặt nội dung, quyền im lặng được gián tiếp ghi nhận trong Hiến pháp 2013, các văn bản luật như: Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung 2017, BLTTHS 2015 và các văn bản dưới luật khác. Theo quy định tại khoản 3 Điều 309 BLTTHS 2015 nêu rõ: nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì HĐXX, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Xét về nội hàm, quy định bị cáo không đưa ra lời khai chống lại chính mình, “đồng nghĩa

40 Phan Trung Hoai, Phia sau "quyen im lang",http ://thuv lenphapluai vn/ti ntuc/vn/thoi-su-phap-1 uat-binh- luan-gop y//10470/phia-sau-%E2%80%9Cquyen-im-lang%E2%80%9D

41 Điều 15 BLTTHS 2015.

với việc người bị buộc tội có quyền không khai những điều chứa đựng thông tin bất lợi cho mình. Quy định này có thể hiểu tương đương với quyền im lặng”43. Như vậy, bị cáo có quyền độc lập về ý chí, quan điểm trong việc khai báo, trình bày lời khai mà không phải nghĩa vụ bắt buộc.

Một vụ án điển hình về quyền im lặng ở Việt Nam là vụ án của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga. Bị cáo đã sử dụng quyền im lặng một cách rất cứng rắn. Trong suốt quá trình xét xử, Phương Nga kiên quyết sử dụng “quyền im lặng” nhằm bảo vệ bản thân tránh tình trạng “buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”. Ngày 29/6/2017, TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Và mới đây, cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định phục hồi điều tra vụ án đối với bị can Trương Hồ Phương Nga.

Qua những tìm hiểu hệ thống lý luận cơ bản về quyền im lặng của người bị buộc tội trong TTHS ở Việt Nam, tác giả cho rằng những vấn đề quan trọng đã được làm rõ là: quyền con người, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc xác định sự thật vụ án, quyền của người bị buộc tội, và tiếp đó phân tích bản chất của quyền im lặng, sau đó so sánh cơ sở lý luận về quyền im lặng của người bị buộc tội ở các nước. Từ đó liên hệ đến các các quy định về quyền im lặng của người bị buộc tội ở Việt Nam, nhằm so sánh sự khác biệt về quy định quyền con người trong TTHS ở mỗi nước.

43http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210589/Bao-dam--quyen-im-lang--cua-bi-cao-trong-hoat-dong-xet-xu-so-tham-

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền im lặng của người bị buộc tội đã khẳng định rằng, quyền im lặng là một quyền con người cao quý, thiêng liêng và không thể bị xâm phạm. Về cơ bản, quyền im lặng của người bị buộc tội cũng giống như các quyền của chủ thể khác trong xã hội như: quyền bình đẳng, quyền không phân biệt đối xử, quyền kết hôn, quyền con cái,… Để bảo vệ và đảm bảo quyền im lặng cho người bị buộc tội thì pháp luật chính là công cụ quan trọng nhất. Khi pháp luật ghi nhận sẽ giải quyết được những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình họ đấu tranh để tìm kiếm sự bình đẳng, công bằng và sự thật của vụ án. Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 và BLTTHS 2015 đã giải quyết được phần nào những vấn đề còn tồn đọng, những vướng mắc lâu dài trong thời gian qua để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người bị buộc tội.

Người bị buộc tội từ lâu đã trở thành vấn đề đáng quan tâm liên quan đến nhân quyền trên thế giới, trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia. Các tổ chức quốc tế, điển hình là Liên hợp quốc cũng đã có nhận thức đúng đắn về người bị buộc tội thông qua các văn kiện và những phát ngôn trên diễn đàn quốc tế. Có thể thấy, đa số các quốc gia đều ghi nhận và có những đạo luật để bảo vệ cho những người này. Tất cả những nghiên cứu tại chương 1 sẽ là cơ sở và nền tảng để phục vụ tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng, đồng thời đưa ra những giải pháp thực thi trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN IM LẶNG TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)