Những hạn chế, bất cập trong việc đảm bảo quyền im lặng trong tư pháp

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 49 - 54)

2.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện quyền im lặng trong tư pháp hình sự ở

2.2.3. Những hạn chế, bất cập trong việc đảm bảo quyền im lặng trong tư pháp

hình sự

Trước đây pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quyền im lặng nhưng kể từ BLTTHS 2015 ra đời thì đã ghi nhận và vận dụng một cách có chọn lọc quyền im lặng của người bị buộc tội vào trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật không ghi nhận trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua một số điều luật. Trong lần đầu tiên áp dụng và thi hành thì không thể tránh khỏi những thiếu sót, những lỗ hổng trong việc bảo vệ quyền im lặng của họ. Qua đây thì tác giả muốn đưa ra những mặt hạn chế, bất cập để tìm ra một giải pháp hoàn thiện hơn trong thời gian tới đây để đảm bảo quyền con người nói chung và quyền im lặng dành cho những người bị buộc tội nói riêng được thực hiện theo đúng quy định và chủ trương của Hiến pháp 2013 và BLTTHS 2015.

Thứ nhất, còn xem nặng những lời trình bày lời khai hay trình bày ý kiến của những người bị buộc tội xem như chứng cứ quan trọng trong TTHS. Nếu họ khai báo thành khẩn, ăn năn hối lỗi thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định của BLTTHS 2015. Ngược lại, khi họ không thực hiện khai báo thì người tiến hành lấy lời khai, hỏi cung không được dùng các biện pháp trái pháp luật để buộc họ phải khai báo, nếu vi phạm thì có thể phải chịu trách nhiệm về tội bức cung hay dùng nhục hình. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự ở các tỉnh, thành phố nước ta hiện nay, nghi can chết trong quá trình lấy lời khai, gây bức xúc cho gia đình nạn nhân vẫn còn xảy ra.

Bên cạnh đó, không ít vụ việc sau khi ra Tòa, người bị buộc tội mới khai rằng cán bộ điều tra đề nghị họ hứa hẹn sẽ cho tại ngoại, giảm tội… Điển hình nhất có thể kể đến như vụ án oan, sai vi phạm quyền con người của người bị buộc tội do bức cung, dùng nhục hình là: Vụ Nguyễn Thanh Chấn, bị án chung thân về tội giết người ở tỉnh Bắc Giang bị oan, sai do Điều tra viên dùng dao đe dọa, sau đó đánh và bắt tập đi tập lại nhiều lần các động tác tại nơi giam giữ để thực nghiệm điều tra tại hiện trường, bị bắt ép viết đơn tự thú vào ngày 28/8/2003. Đến ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung đầu thú khai ra sự việc giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối 15/08/2003 để cướp 2 nhẫn vàng và 59.000 đồng. Đây là vụ bức cung, nhục hình dẫn đến làm oan người vô tội điển hình nhất do nguyên nhân chủ yếu là vi phạm quyền con người và các quyền tố tụng cơ bản của bị can, bị cáo như quyền chứng minh vô tội, …Vụ ông Huỳnh Văn Nén cũng bị kết án tù chung thân về tội giết người, cướp tài sản và nhiều vụ án oan khác cũng có nguyên nhân tương tự như trên.

Thực tế những năm qua, sau khi kết thúc điều tra, Luật sư thường đến liên hệ với Viện kiểm sát, Tòa án để xin xem lại hồ sơ vụ án, làm thủ tục xin gặp mặt bị can, bị cáo trong trại tạm giam, đề xuất một số yêu cầu có liên quan. Tuy nhiên, yêu cầu này đôi khi còn phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa, đối với trường hợp chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công là chủ tọa phiên tòa ít tạo điều kiện cho người bào chữa tiếp xúc và nghiên cứu hồ sơ vụ án hơn là sau khi đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thứ hai, còn mắc những lỗi vi phạm nghiêm trọng về việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ công khai tại phiên tòa về chứng cứ buộc tội, gỡ tội giữa các bên buộc tội và bào chữa, gỡ tội cũng còn nhiều vi phạm nên xác định mức độ tin cậy của chứng cứ chưa vững vàng. Tình trạng khởi tố, điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm, do miễn trách nhiệm hình sự có dấu hiệu làm oan người vô tội. Vụ Điều tra viên (Công an Sóc Trăng) đã dùng nhục hình ép bị can Trần Văn Đở và 06 bị can khác phải khai theo ý chí của mình là đồng phạm trong vụ giết người, cướp tài sản dẫn đến việc khởi tố, bắt giam oan 07 người; Vụ Nguyễn Thu Hà và vụ Hứa Thị Mộng Hoa (Đà Nẵng) bị khởi tố bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sau 12 tháng Viện kiểm sát mới ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can (vi phạm khoản 4 Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thời hạn xét phê chuẩn bị can chỉ có 03 ngày)54.

Việc thu thập, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ dẫn đến buộc tội sai theo hướng bất lợi cho bị can làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của bị can trong vụ án, sẽ không đảm bảo được việc truy tố, xét xử đúng hạn. Trong thực tiễn tố tụng hình sự những năm qua cho thấy người bị buộc tội thường không hiểu biết quy định pháp luật về được bào chữa miễn phí theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý cho những đối tượng có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên người bị buộc tội thường từ chối người bào chữa chỉ định với lý do phổ biến là vì sợ không có điều kiện để trả thù lao cho Trợ giúp viên pháp lý.

Thứ ba, việc đưa ra những tài liệu, đồ vật, yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội chưa xem được xem trọng và thực thi đầy đủ. Trong thời gian qua, một số cơ quan THTT và người THTT chưa thấy hết tầm quan trọng của việc thực hiện đúng quyền này, dẫn đến xảy ra một số hạn chế khi tiến hành công vụ như không kiểm tra, xem xét thật khách quan những chứng cứ hay yêu cầu mà người bị buộc tội đưa ra, mà thường là vội vàng bác bỏ khi thấy không phù hợp với hướng điều tra của mình. Những sai phạm đó thể hiện trong cách đặt câu hỏi với người bị buộc tội những

54 Ủy ban thường vụ Quốc hội; Ủy ban tư pháp Quốc hội (2014)- Báo cáo kết quả tình hình oan, sai ( số 870 ngày 20/5/2015); Báo cáo kết quả giám sát chấp hành pháp luật trong thu thập, đánh giá chứng cứ, chống bức cung, nhục hình của cơ quan điều tra chuyên trách và cơ quan được giao một số hoạt động điều tra trong ĐT hình sự tại TP.Hồ Chí Minh ( số 850, 1865, 1866).

câu hỏi chỉ có dạng trả lời “có” hay “không” đã không gợi mở và tạo cho người bị buộc tội cơ hội được đưa ra những chứng cứ và yêu cầu của mình. Thậm chí, sự không tôn trọng quyền của người bị buộc tội có thể dẫn đến việc mớm cung, bức cung và dùng nhục hình. Không ít cán bộ điều tra đã muốn rằng những lời khai của người bị buộc tội phải phù hợp với chứng cứ mà họ thu thập được mà không phải là những lời khai phản ánh đúng sự thật vụ án. Nếu chứng cứ mà người bị buộc tội đưa ra mâu thuẫn với những chứng cứ mà CQĐT thu thập được sẽ khiến cho cơ quan THTT có thể quy kết họ quanh co, chối tội gây khó khăn kéo dài vụ án.

Thứ tư, Bắt, tạm giữ và truy cứu trách nhiệm hình sự không có căn cứ. Bắt, tạm giữ là một trong những hoạt động ban đầu của quá trình giải quyết vụ án, việc vi phạm các quy định về bắt, tạm giữ người bị buộc trong giai đoạn này có ảnh hưởng gián tiếp đến một số quyền cá nhân của họ. Mặc dù chưa có tội nhưng việc bị phân biệt đối xử, và việc chịu một số áp lực từ phía CQĐT ít nhiều có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý người bị buộc tội, dẫn đến một tình trạng chung là “bị ép nhận lỗi”. Trong giai đoạn này trách nhiệm thuộc về CQĐT và Viện kiểm sát, các vụ án oan sai thường xuất phát ngay tại giai đoạn ban đầu, các cơ quan tố tụng chưa thu thập được hoặc đã thu thập được các căn cứ nhưng không rõ ràng, còn mập mờ. Như vậy, ngay từ ban đầu hồ sơ vụ án đã có sự sai lệch và phải mất rất nhiều thời gian để có thể phát hiện, giải quyết lại từ đầu.

Vụ án ông Hàn Đức Long không đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự: Ông Hàn Đức Long cũng ở tỉnh Bắc Giang. Ngày 24/9/2011 TAND tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm đối với ông Hàn Đức Long về các tội hiếp dâm trẻ em, tù chung thân về tội giết người. Hình phạt chung của hai tội là tử hình, ông Long kháng cáo kêu oan55. Ngày 20/12/2016 VKSND tỉnh Bắc Giang ra quyết định đình chỉ vụ án, ông Hàn Đức Long được trả tự do. Tính ra ông Hàn Đức Long đã bị tù oan hơn 11 năm (tạm giam từ ngày 19/10/2005).

Thứ năm, cơ quan báo chí, thông tin đại chúng đưa ra các thông tin sai sự thật, chưa có kết luận cuối cùng của phía bên Tòa án đã vội vàng đăng tải các bài báo hay tạp chí

55https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-va-thuc-tien, truy cập ngày 19/10/2021.

mới nhất ra công chúng. Thực tế cho thấy, có những trường hợp vụ án mới trong giai đoạn điều tra, truy tố và đang xét xử thì các kênh thông tin đại chúng đã đăng những bài viết mà trong đó người bị buộc tội được mô tả như những đối tượng nguy hiểm, phải trả giá bằng những hình phạt nghiêm khắc nhất. Trong thời gian qua, các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí đã có những vi phạm ảnh hưởng đến quyền con người và hơn hết là quyền của người bị buộc tội, cụ thể:

Một là, đưa tin không trung thực, chính xác, khách quan, luận tội…khi chưa có bản kết tội chính thức của Tòa án. Nhưng những người làm báo luôn biết tôn chỉ của nghề đó là: Sự chính xác, khách quan, trung thực, đầy đủ là những nguyên tắc cơ bản của báo chí. Thế nhưng, để phục vụ những tin tức mới nhất, nóng nhất thì họ phải chạy đua với thời gian để có thể xuất bản những bài báo cập nhật trong vài giờ đồng hồ sau khi tác nghiệp tại hiện trường, chính vì thế mà khâu kiểm duyệt, tính chính xác thường buông lỏng trong khâu này. Thậm chí, một số nhà báo không trực tiếp đến hiện trường lấy thông tin mà chỉ cóp nhặt trên mạng xã hội, tổng hợp từ những lời đồn đoán và đưa tin, từ đó dẫn đến thông tin không chính xác, trung thực, thậm chí mâu thuẫn trong chính các bài viết của mình. Vì vậy mà làm mất đi niềm tin, sự tin tưởng của người dân vào những chính sách, chủ trương mới được ban hành của cơ quan có thẩm quyền.

Hai là, sử dụng ngôn từ, hình ảnh không đúng sự thật đối với người bị tình nghi khi có tội và gia đình của họ. Phổ biến nhất của biểu hiện này là hình thức gọi nghi phạm trong vụ án với những từ khó nghe như là “hung thủ”, “hung thủ giết nguời”, “sát thủ”, “kẻ giết người”, “kẻ sát nhân”, “tên giết người”,…dù chưa biết chính xác họ có tội hay không. Việc sử dụng hình ảnh nghi can, nghi phạm, thông tin người thân của họ một cách rất tùy tiện khi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hay tâm lý của họ.

Ba là, thuật lại diễn biến câu chuyện một cách rùng rợn, miêu tả các tình tiết khác xa trong thực tế làm cho người dân hoang mang, lo sợ. Thời gian qua, các bài báo đưa thông tin về các vụ án mạng giết người với tần suất diễn ra dày đặc khiến cho tâm lý người dân không khỏi lo lắng, sợ hãi. Không những miêu tả vụ án, một số tờ báo còn

dựng lại diễn biến sự việc bằng clip, đồ họa như vụ án giết Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, vụ án giết 6 nguời trong một gia đình ở tỉnh Bình Phước… Trên thực tế, khi vụ án xảy ra, nhà báo không chứng kiến, thế nhưng với những thông tin thu thập được, nhà báo đã tự suy diễn và miêu tả chi tiết, rùng rợn cứ như là “mắt thấy, tai nghe”56.

Từ những phân tích và nhận định trên, tác giả cho rằng trong việc lần đầu ghi nhận những nguyên tắc để bảo đảm “quyền được im lặng” thì không thể tránh khỏi những bấp cập, tiêu cực đang còn tồn đọng và không thể giải quyết nhanh gọn trong một sớm một chiều. Việc không trực tiếp quy định “quyền im lặng” cũng là một thiếu sót không nhỏ trong pháp luật TTHS ở nước ta. Bởi vì lý do đó, mà trong phần tới đây tác giả đề xuất các phương hướng, các giải pháp để đảm bảo “quyền im lặng” cho những người bị buộc tội được thực thi đầy đủ và hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và hướng tiếp cận của việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)