1.2.5.b Tiếp thu tố tụng tranh tụng ở Cộng hoà Liên bang Nga
2.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
2.3.1. Những điểm mới về mở rộng tranh tụng trong Bộ luật tố tụng
2.3.GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY
2.3.1. Những điểm mới về mở rộng tranh tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. hình sự năm 2003.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã bổ sung đầy đủ hơn các quyền của người tham gia tố tụng. Theo đó, người tham gia tố tụng: được khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà có liên quan đến họ (các điều 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 58 và 59); được quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu (các điều 48, 49, 50,51, 52, 53, 54, 58 và 59); bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích của mình (các điều 50, 51, 52, 53 và 54). Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng đã quy định bổ sung nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án đối với những người tham gia tố tụng. Trong trường hợp vắng mặt không có lý chính đáng thì bị can, bị cáo có thể bị áp giải, người làm chứng có thể bị dẫn giải; nếu bị can, bị cáo bỏ trốn thì bị truy nã.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định về thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng sớm hơn so với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, cụ thể: đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ (khoản 1 Điều 58). Quy định này nhằm mục
đích bảo đảm quyền con người cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc hạn chế truy tố, điều tra, xét xử oan sai.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng đã quy định cụ thể thủ tục chỉ định người bào chữa. Theo đó, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân công Văn phòng Luật sư cử người bào chữa hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình (khoản 2 Điều 57) trong những trường hợp bị can, bị cáo phạm tội mà có khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự; hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa được bổ sung một cách đầy đủ hơn, cụ thể: trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa; nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp tạm giữ người thì thời hạn xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa là 24 giờ (khoản 4 Điều 56).
Để mở rộng thêm quyền năng tố tụng của người bào chữa Bộ luật tố tụng năm 2003 quy định: người bào chữa được có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, và được hỏi người bị tạm giữ, bị can khi được Điều tra viên đồng ý; được xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; được đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt hỏi cung bị can (điểm a và điểm b khoản 1 Điều 58). Bên cạnh quyền được đọc và ghi chép hồ sơ vụ án như quy định của Bộ luật năm 1988, người bào chữa còn có quyền mới là được sao chụp những tài liệu trong
hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra (điểm g khoản 2 Điều 58).
Đặc biệt, điểm mới quan trọng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là sự ghi nhận quyền mới của người bào chữa trong việc được thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác (điểm d khoản 2 Điều 58). Tuy nhiên, tuỳ theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án để bảo đảm việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn (điểm a khoản 3 Điều 58).
Đồng thời với việc ghi nhận những quyền mới như trên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm của người bào chữa là phải tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân (các điểm d, đ và e khoản 3 Điều 58). Nếu người bào chữa khi làm trái pháp luật thì tuy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (khoản 4 Điều 58)[ 32 ].
Trong thủ tục xét hỏi, Bộ luật tố tụng năm 2003 quy định thêm người bảo vệ quyền lợi của các đương sự được tham gia xét hỏi, quy định cụ thể hơn
về những vấn đề mà Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của các đương sự được hỏi bị cáo, người làm chứng (Điều 209,211).
Trong những quy định về phần tranh luận tại phiên toà, những quy định mới được bổ sung trong lần sửa đổi này là: Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại Toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà (Điều 217). Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra lập luận của mình đối với từng ý kiến và Chủ toạ phiên toà có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và của những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận(Điều 218)
2.3.2. Đánh giá chung về thực hiện tranh tụng từ 2003 đến nay.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành từ 01.7.2004 với những quy định mở rộng quyền bào chữa trong tố tụng hình sự đã tạo ra một động thái tích cực cho vấn đề tranh tụng tại phiên toà.
Với thời gian áp dụng bộ luật này chưa được một năm, nhưng thực tiễn cho thấy:
Tại phiên toà, sau khi kết thúc phần xét hỏi, lời luận tội của Kiểm sát viên đã dựa vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Trong phần đối đáp, Kiểm sát viên cũng đã đưa ra lập luận của mình đối với từng ý kiến của những người tham gia tố tụng. Luật sư được thoải mái đưa ra những chứng cứ lý lẽ phản bác, tranh
luận với đại diện Viện kiểm sát mà không bị hạn chế về mặt thời gian. Hội đồng xét xử thực hiện tốt hơn vai trò người trọng tài của mình.
2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VỀ TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta có một số quy định như: Toà án có trách nhiệm chứng minh tội phạm (Điều 10), có trách nhiệm khởi tố vụ án (Điều 13, Điều 104), có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án và có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo yêu cầu của mình (Điều 179) có quyền xét hỏi đầu tiên đối với tất cả những người tham gia tố tụng tại phiên toà (Điều 207) có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật (Điều 275, Điều 293). Với những quy định này thì theo một số ý kiến, Toà án mang trong mình vai trò là cơ quan buộc tội hơn là cơ quan xét xử. Việc giao cho Toà án thực hiện cả một số nhiệm vụ và quyền hạn thuộc về chức năng buộc tội sẽ dẫn đến tình trạng không phân biệt rạch ròi chức năng tài phán và chức năng buộc tội, làm xuất hiện hai bên buộc tội tranh tụng với một bên bào chữa và khó có thể đảm bảo được sự vô tư, khách quan và công minh của Toà án trong quá trình xét xử vụ án. Điều đó có thể dẫn đến Toà án sẽ xét xử theo hướng chủ động buộc tội và như vậy những lý lẽ mà bên gỡ tội đưa ra khó có thể được Toà chấp nhận, và mục đích cũng như nhiệm vụ của tố tụng hình sự không thể đạt được.
Theo Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 “thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” và Điều 58 quy định “người bào chữa có quyền nghiên cứu, sao chép hồ sơ vụ án”. Đây là quy định mở rộng quyền của bên bào chữa. Nhưng rõ ràng có sự mâu thuẫn khi bị can, bị cáo tự mình bào chữa mà không được pháp luật cho quyền tương tự như vậy.
Trong phần sửa đổi bổ sung của điều luật 183 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 về hỏi bị cáo, Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy
định: "3. Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo". Nếu thực hiện đúng quy định này thì Kiểm sát viên - giữ quyền công tố tại phiên toà, thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo lại "có trách nhiệm" làm sáng tỏ cả những tình tiết gỡ tội thuộc chức năng gỡ tội của bên bào chữa.
Trình tự phát biểu trong phần tranh luận tại phiên toà chưa mang tính hợp lý khi quy định bị cáo và Luật sư bào chữa phát biểu ý kiến tranh luận trước người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, và người đại diện hợp pháp của những người này.
Thực tế hiện nay trong phiên toà hình sự sơ thẩm vẫn tồn tại một số vấn đề sau:
Trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà, có bị cáo đề nghị Toà án hoãn phiên toà với lý do bị cáo muốn mời Luật sư bào chữa cho mình mặc dù trước đó trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, khi Toà án tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử, bị cáo đã được toà giải thích rõ quyền được mời Luật sư và bị cáo đã ghi vào biên bản tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử là "Tôi đồng ý xét xử, không mời Luật sư và tự bào chữa tại Toà". Tất nhiên, đối với những vụ án, có mặt người nhà bị cáo tại phiên toà và họ đồng ý mời Luật sư cho bị cáo thì Hội đồng xét xử phải quyết định hoãn phiên toà để bị cáo thực hiện quyền của mình nhưng đại đa số các trường hợp là không có người nhà bị cáo tại phiên toà, và nếu có thì cũng thể hiện quan điểm "Không đủ điều kiện tài chính để mời Luật sư cho bị cáo". Với những trường hợp này, Toà án vẫn bị ép phải tiếp tục xử án trong tình trạng bị cáo mong muốn được thực hiện quyền luật định là "Nhờ người khác bào chữa cho mình".
Trong một số phiên toà, Hội đồng xét xử quyết định xét xử cả trong trường hợp vắng mặt một số người tham gia tố tụng như người bị hại; đại diện hợp pháp cho người bị hại; người làm chứng bắt buộc cho dù sự vắng
mặt của những người này có thể ảnh hưởng đến việc xác định sự thật vụ án cũng như các quyết định về bồi thường dân sự trong vụ án hình sự.
Trong phần xét hỏi, rất nhiều trường hợp đã diễn ra là bị cáo phủ nhận lời khai tại cơ quan điều tra, phủ nhận những bản cung được lấy theo đúng trình tự tố tụng với lý do bị hạn chế do kiến thức về pháp luật, bị ép cung, bị đánh, bị ngược đãi trong quá trình cơ quan điều tra lấy lời khai nhưng lại không thể xuất trình những chứng cứ về việc đó nên trong các phiên toà này tồn tại hiện tượng cho bị cáo đối chất với bản ghi cung có chữ ký xác nhận của bị can trong giai đoạn điều tra, làm phiên toà mất hẳn tính tranh tụng và Hội đồng xét xử đành phải “Án tại hồ sơ”.
Trong một số trường hợp Chủ toạ phiên toà hoặc các thành viên Hội đồng xét xử không giữ được thái độ khách quan, vô tư hoặc có kết luận luôn tại phiên toà về thái độ khai báo của những người được xét hỏi, hoặc về độ tin cậy hay không tin cậy của chứng cứ, tài liệu khi tiến hành kiểm tra, xác minh tại phiên toà.
Trong phần tranh luận, các Luật sư bào chữa có đưa ra các quan điểm mang tính phủ nhận kết luận vụ án của đại diện Viện kiểm sát, nhưng khi đối đáp Viện kiểm sát cũng chỉ nhắc lại nội dung những kết luận đã nêu mà không thể hiện quan điểm đồng tình hay phản bác quan điểm của Luật sư bào chữa. Đứng trước những tình huống nêu trên, để thực hiện được chức năng xét xử của mình, Toà án mà cụ thể là Hội đồng xét xử vẫn cứ "bị ép" phải tiếp tục xét xử vụ án và phiên toà vẫn cứ diễn ra theo kiểu một chiều như từ trước đó vẫn thế.
Một số Luật sư lạm dụng vào mở rộng tranh tụng, không bị hạn chế thời gian tranh luận nên có những lời luận tội vòng vo thiếu trọng tâm, thậm chí toàn đề cập đến những vấn đề lý luận làm mờ đi mục đích xác định sự thật
khách quan vụ án của xét xử nhưng Chủ toạ phiên toà lại không dám thể hiện quyền điều khiển phiên toà vì sợ làm "mất bình đẳng" trong tranh tụng.
Biên bản nghị án không thể hiện việc thảo luận của Hội đồng xét xử về tất cả các vấn đề trong vụ án, chủ yếu tập trung vào việc định tội danh và quyết định hình phạt. Trong phần nhận đ ịnh của bản án chưa thể hiện quan điểm đúng sai của Hội đồng xét xử về những vấn đề các bên đưa ra tranh luận, chưa thể hiện việc chấp nhận hay bác bỏ chúng mà chỉ nhận định chung chung.
Vậy thì bắt đầu cải cách tư pháp, đưa một số quy định về tranh tụng vào Bộ luật tố tụng hình sự để nhằm mục đích gì? Chúng ta muốn phán quyết của Toà án dựa vào "kết quả tranh luận tại phiên toà" nhưng chất lượng phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hiện nay chưa đạt kết quả như mong muốn vì những nguyên nhân sau:
Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được sửa đổi trên tinh thần Nghị quyết số 08/NQ/TW của Bộ Chính trị là nâng cao tranh tụng trong pháp luật hình sự. Song nhìn một cách tổng quát, những quy định nhằm mở rộng tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm còn chưa hoàn chỉnh, thiếu thống nhất