1.2.5.b Tiếp thu tố tụng tranh tụng ở Cộng hoà Liên bang Nga
3.2. Những nội dung cần tiếp thu
3.2.5. Trong nâng cao văn hoá pháp lý
Sau khi chúng ta thực hiện mở rộng tranh tụng, thực trạng tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hiện nay là sự ghi nhận kết quả bước đầu của cải cách tư pháp. Có được kết quả này một phần là do các chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng đã nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tranh tụng tại phiên toà.
Tuy nhiên sự hạn chế từ yếu tố con người là không thể tránh khỏi trong giai đoạn có sự thay đổi mang tính “cải cách”. Trong bất kỳ một cuộc cải cách nào thì vấn đề đầu tiên và rất quan trọng mà chúng ta phải lưu tâm, đó là vấn đề con người. Muốn mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm, không có cách nào khác là trước tiên phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trong công tác cho chính những người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư, và nhận thức pháp luật cũng như ý thức pháp luật của nhân dân.
Xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong sạch vững mạnh: Với định hướng chung là xây dựng đội ngũ này theo hướng tiêu chuẩn hoá về trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và kiến thức xã hội. Trên cơ sở tiêu chuẩn đó, xây dựng chương trình đào tạo chung về những kiến thức cơ bản, sau đó đào tạo chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể. Chương trình đào tạo phải theo hướng đào tạo nghề, đảm bảo ra trường có thể làm được việc ngay ở vị trí mà khi đào tạo đã xác định. Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, kiểm sát và đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo. Bồi dưỡng thường xuyên theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội; có kỹ năng nghề nghiệp cao và kiến thức thực tiễn. Đổi mới việc tuyển chọn bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Cần mở rộng nguồn để bổ nhiệm các chức danh này, người được xem xét bổ nhiệm không chỉ trong các cơ quan tư pháp mà còn là các luật gia, Luật sư. Xác định chế độ đãi ngộ thoả đáng như cơ chế thu hút, tuyển chọn khách quan, công bằng
những người có tâm huyết đức tài vào làm việc. Cần tăng thời hạn bổ nhiệm hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không kỳ hạn. Cần có các chính sách tôn vinh các cá nhân giỏi, có nhiều cống hiến, dũng cảm đấu tranh chống tội phạm. Căn cứ vào tính chất hoạt động tư pháp cần nghiên cứu và có chính sách tiền lương phù hợp với lao động để giúp họ vượt qua mọi cám dỗ, tác động, mua chuộc.
Trên đây là những định hướng chung, nhưng trong điều kiện hiện nay, để có thể tiếp thu thành công một số nôi dung của tố tụng tranh tụng vào xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam chúng ta cần bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư hiện có theo hướng: Thường xuyên bồi dưỡng tạo mặt bằng đồng đều về kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành thể hiện ở khả năng vận dụng pháp luật, khả năng nghiên cứu vụ án, khả năng thực hiện chức năng của mình trong tố tụng hình sự. Tôn trọng và tuân thủ tốt đạo đức nghề nghiệp.
Đối với Thẩm phán: Để thực hiện chức năng tài phán với vai trò người trọng tài trung lập, không thiên vị, Thẩm phán cần nâng cao trình độ nghiên cứu hồ sơ, khả năng vận dụng pháp luật. Nâng cao kỹ năng xét xử trong điều hành phiên toà, khả năng đánh giá chứng cứ tại phiên toà. Cần thay đổi tâm lý “buộc tội thay Viện kiểm sát” và cần nhận thức đúng về vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự với nguyên tắc không thể hiện quan điểm của mình cũng như không giải thích pháp luật về định tội danh và khung hình phạt. Đảm bảo không bị chi phối bởi bất cứ yêu cầu, đề nghị, ý kiến của bất kỳ ai.
Đối với Kiểm sát viên: Để thực hiện tốt chức năng buộc tội, Kiểm sát viên phải được đào tạo tốt về nghiệp vụ, khả năng xét hỏi tại phiên toà. Cần nâng cao kỹ năng phân tích đánh giá chứng cứ cũng như khả năng phân tích phản bác những ý kiến, quan điểm không đúng của bên bào chữa để làm sáng tỏ sự thật, thể hiện tính đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ chân lý.
Đối với Hội thẩm nhân dân: Là những trọng tài không chuyên về luật, cần được nâng cao kiến thức pháp luật và khả năng đánh giá chứng cứ. Tránh tình trạng bị động theo ý kiến chủ quan của thẩm phần không thực hiện được quyền năng độc lập của mình.
Đối với Luật sư: Mở rộng tranh tụng là mở rộng quyền của bên bào chữa. Để thực hiện chức năng gỡ tội, Luật sư phải đảm nhận trách nhiệm nặng nề hơn trước. Có được vị thế ngang bằng với bên công tố nhưng lại không có đủ các phương tiện thực hiện nhiệm vụ của mình như Kiểm sát viên nên Luật sư cần được nâng cao hơn nữa về kiến thức xã hội, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ thu thập chứng cứ, khả năng đánh giá chứng cứ. Nâng cao trình độ bào chữa tại phiên toà, mạnh dạn đưa ra các quan điểm bảo vệ thân chủ một cách thuyết phục.
Một yếu tố có tính quyết định không nhỏ để cải cách thành công đó là kiến thức pháp luật của nhân dân. Với trình độ dân trí của ta hiện nay về pháp luật thì khó có thể nói tới việc thực hiện tranh tụng tại phiên toà theo đúng các thủ tục chặt chẽ của nó khi người dân tham gia tố tụng tại phiên toà với tư cách người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan... Vì vậy cần tăng cường công tác phổ biến pháp luật để nâng cao kiến thức pháp luật trong nhân dân.
Về cơ sở vật chất: Hiện nay trụ sở của nghành Toà án là chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc. Trong 723 Toà án địa phương thì có 33 Toà án chưa có trụ sở làm việc do mới thành lập. Toà phúc thẩm - Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa có trụ sở, hiện nay đang làm việc chung trụ sở với Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đến hết năm 2003, chỉ có 190 Toà án (chiếm 26%) có trụ sở ổn định, đủ tiêu chuẩn hoặc đáp ứng được yêu cầu làm việc, xét xử theo yêu cầu cải cách tư pháp. Hầu hết các Toà án địa phương không có phòng làm việc cho Hội thẩm nhân dân, Luật sư, phòng cách ly bị cáo, người làm chứng. Các trang thiết bị như bàn ghế làm việc, bàn
ghế trong các phòng xử trang âm, thiết bị điện đều thiếu về số lượng và kém về chất lượng, cần được thay thế [7, tr.4,5,6].
Để khắc phục tình trạng trên, cần có nguồn kinh phí để xây dựng trụ sở còn thiếu, sửa chữa nâng cấp trụ sở cũ, trang bị các thiết bị cần thiết cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên toà. Nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư cho ngành Toà án có thể từ nguồn ngân sách nhà nước, nhưng đối với những Toà án địa phương là những đơn vị trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chính trị và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vì vậy Chính phủ có thể có cơ chế chi hỗ trợ cho Toà án địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.
Về hình thức tại phiên toà sơ thẩm: vì Kiểm sát viên là một bên tham gia tố tụng tại phiên toà hình sự nên vị trí ngồi của Kiểm sát viên trong toàn cảnh phiên toà cũng cần có sự thay đổi. Vị trí ngồi của Kiểm sát viên cần ngang bằng với vị trí ngồi của Luật sư so với vị trí ngồi của Hội đồng xét xử, và bảo đảm cả Kiểm sát viên và Luật sư đều nhìn thấy người bị buộc tội ở vị trí thuận lợi nhất, có thể như sau:
Nguyên đơn dân sự Người bị hại Bị đơn dân sự Người làm chứng Người làm chứng HỘI ĐỒNG XÉT XỬ Thư ký Kiểm sát viên Bị cáo Luật sư
Như vậy sự cần thiết phải tiếp thu một số nội dung của tố tụng tranh tụng vào giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở nước ta là không thể phủ nhận. Từ những tồn tại trong thực tiễn, chúng ta cần có những sửa đổi theo hướng tiếp thu có chọn lọc ngay từ khâu lập pháp đến việc thực thi áp dụng pháp luật tố tụng hình sự và phải được tiến hành đồng bộ về mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện. Có như vậy chúng ta mới có được những phán quyết về vụ án hình sự “dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên toà”.
KẾT LUẬN
Những vấn đề đã trình bày trong nội dung luận văn đã làm rõ cơ sở hình thành trong lịch sử, những đặc điểm mang tính đặc trưng của tố tụng tranh tụng. Phân tích dưới góc độ so sánh những tương phản trong phương pháp với hệ tố tụng thẩm vấn, tìm ra những lý do của sự phát triển, chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm vượt trội của hệ tố tụng này là: Tố tụng tranh tụng cho phép các bên tự tiến hành điều tra, tự đưa ra chứng cứ, được tranh luận để phản bác quan điểm của nhau và những Quan toà trung lập thụ động sẽ ra phán quyết về vụ án là cơ chế để phát huy tinh thần dân chủ trong hoạt động tố tụng. Tố tụng tranh tụng đề cao quyền con người, quyền bình đẳng trong tố tụng hình sự và điều không thể không nói tới là hệ tố tụng này hạn chế tối đa các trường hợp kết án oan người vô tội.
Nghiên cứu một số mô hình tố tụng hình sự một số nước của truyền thống tố tụng tranh tụng và những thành công trong việc tiếp thu một số nội dung của tố tụng tranh tụng vào một số quốc gia trong truyền thống tố tụng thẩm vấn, ta thấy được xu hướng giao thoa giữa hai hệ thống tố tụng cơ bản này với thể hiện là tố tụng thẩm vấn tiếp thu của hệ tố tụng tranh tụng ở hai nội dung cơ bản: Bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong địa vị tố tụng cũng như sử dụng các phương tiện mà pháp luật cho phép để thực hiện chức năng của mình trong tố tụng hình sự. Phân định rõ chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng tài phán, trong đó chức năng tài phán không thể bao gồm việc buộc tội hoặc bào chữa.
Luận văn cũng giải quyết những dấu hiệu của tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta từ năm 1945 đến nay. Từ đánh giá về các quy định của pháp luật tố tụng cũng như thực tiễn thực hiện các quy định mang tính tranh tụng ở Việt Nam ta thấy: Hơn nửa thế kỷ qua, mặc dù nguyên tắc
tranh tụng chưa được pháp luật tố tụng hình sự nước ta ghi nhận một cách chính thức với đầy đủ ý nghĩa của nó nhưng các nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án; Không ai bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Toà án: Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và các quy định cụ thể khác có liên quan được hình thành và dần hoàn thiện qua các giai đoạn lịch sử chính là các tiền đề tư tưởng pháp lý về tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta.
Đứng trước công cuộc cải cách tư pháp với nhiệm vụ cụ thể trong nghị quyết 08/NQ-TW ngày 2.1.2002 của Bộ chính trị về “ Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”; trong Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 2.6.2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, chúng ta cần có một nhận thức khoa học để từng bước mở rộng tranh tụng với mục tiêu cuối cùng là đạt được hiệu quả của tranh tụng trong công tác giải quyết án hình sự.
Trên cơ sở lý luận chung, đối chiếu với mô hình nhà nước của các quốc gia trong hệ tố tụng tranh tụng, cùng với những phân tích về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam có thể rút ra được định hướng tiếp thu có chọn lọc một số nội dung tiến bộ của tố tụng tranh tụng vào giai đoạn xét xử của tố tụng thẩm vấn ở nước ta là phù hợp mà không thể đột ngột chuyển hẳn từ mô hình tố tụng thẩm vấn sang tố tụng tranh tụng một cách tuyệt đối.
Nghiên cứu các quy định hiện hành có liên quan đến việc thực hiện và những bảo đảm thực hiện tranh tụng tại phiên toà hình sự, phân tích đánh giá để từ đó thấy được sự tương thích cũng như những tồn tại cần khắc phục. Là cần thiết và phù hợp với điều kiện của tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay khi chúng ta tiếp thu một số nội dung từ mô hình tranh tụng vào tố tụng hình sự hiện hành trong việc thực hiện chức năng buộc tội; thực hiện chức năng gỡ
tội; thực hiện chức năng tài phán; trong trình tự tại phiên toà và trong vấn đề nâng cao văn hoá pháp lý theo định hướng phân định rạch ròi các chức năng tố tụng và quy định cụ thể về cơ chế đảm bảo để mọi chủ thể trong tố tụng có thể thực hiện tốt chức năng của mình. Một số nội dung cần được tiếp thu phải được tiến hành từ khâu lập pháp, và trong quá trình áp dụng pháp luật cần được thực thi tốt về cả nội dung và hình thức. Có như vậy pháp luật tố tụng hình sự của chúng ta mới dần được hoàn thiện theo hướng mở rộng tranh tụng.
Tố tụng tranh tụng là một vấn đề phức tạp, bản thân nó bao gồm nhiều nội dung, việc tiếp thu một số nội dung vào tố tụng thẩm vấn còn nhiều vấn đề cần bàn. Với phạm vi một luận văn cao học luật nghiên cứu một vài khía cạnh, góc độ nhất định hy vọng là có ích cho việc làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận phục vụ công cuộc cải cách tư pháp. Đây là công trình nghiên cứu bước đầu, cần có những nghiên cứu khác tiếp theo với phạm vi rộng hơn, chuyên sâu hơn mang tính hữu ích để thực hiện thành công Cải cách tư pháp ở nước ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 2/1/2002, Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới .
2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 48/NQ-TW, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
3. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
4. Bộ tư pháp (2003), Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Thông tin khoa học pháp lý, Chuyên đề về: Một số vấn đề về cải cách tư pháp ở Trung Quốc.
5. Bộ tư pháp (1999), Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Thông tin khoa học pháp lý, Chuyên đề về: Tư pháp hình sự so sánh.
6. Bộ tư pháp (2002), Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư.
7. Bộ kế hoạch đầu tư (2004), Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19.3.2002 của Thủ tướng chính phủ về việc triển khai Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2.1.2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian tới.
8. Đại học Luật Hà Nội (1994), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.
9. Nhà pháp luật Việt – Pháp (1997), Tố tụng hình sự và vai trò của Viện công tố trong tố tụng hình sự, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
10. Nhà pháp luật việt Pháp (1998), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà Pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.