Xã hội hóa dịch vụ trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý qua thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 89 - 95)

Pháp luật về TGPL đ c quy định cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện, đ ng g p, hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng đến nay xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý còn chậm, việc thu hút tham gia trợ giúp pháp lý của cá nhân, tổ chức còn hạn chế, nhất là ở các địa phương c điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn như Lào Cai. Tuy nhiên xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý còn gặp một số vướng mắc từ pháp luật cho đến thực tiễn triển khai: Chính sách thu hút, huy động sự tham gia đ ng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội chưa thực sự phù hợp, nhận thức của xã hội về trợ giúp pháp lý còn mờ nhạt, ý thức chia sẻ trách nhiệm của xã hội về hoạt động trợ giúp pháp lý còn hạn chế, vì vậy chưa huy động được sự tham gia tích cực của các cá nhân tổ chức. Để giảm sức ép cho trung tâm trợ giúp pháp lý tại địa phương, việc xã hội hóa trợ giúp pháp lý là cần thiết, nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để những cá nhân, tổ chức sẵn sàng hòa nhập vào công cuộc xã hội hóa trợ giúp pháp lý nói chung, và xã hội hóa trợ giúp pháp lý tại địa phương n i riêng..

Xã hội hóa các dịch vụ công hiện nay được thực hiện theo hai cách thức cơ bản, đ là: (1) Nhà nước huy động sự tham gia của các nguồn lực (nhân lực, tài lực) thuộc khu vực ngoài nhà nước vào cung ứng dịch vụ; (2) Nhà nước từng bước chuyển giao dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện.

hội h a tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

Theo Luật TGPL năm 2006, bên cạnh các Trung tâm TGPL nhà nước còn c các tổ chức tham gia TGPL. Đ là, tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật, văn phòng luật sư), tổ chức tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - hội, tổ chức chính trị hội - nghề nghiệp, tổ chức hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia TGPL với Sở Tư pháp nơi đ cấp Giấy đăng ký hoạt động. Tính đến hết năm 2017, trên toàn quốc c 336 tổ chức đăng ký tham gia TGPL (284 tổ chức hành nghề luật sư, 52 Trung tâm tư vấn pháp luật).

Một trong những điểm mới của Luật TGPL năm 2017 là việc xã hội hóa hoạt động TGPL thông qua huy động sự tham gia của các tổ chức tham gia TGPL bao

gồm các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện TGPL với Sở Tư pháp hoặc đăng ký tham gia TGPL bằng nguồn lực của chính mình. Đồng thời, Luật còn quy định điều kiện chặt chẽ tham gia TGPL và quy định việc chi trả thù lao và chi phí thực hiện vụ việc TGPL cho các tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL để khắc phục tình trạng tham gia TGPL một cách hình thức, không hiệu quả trong thời gian qua.

hội h a người thực hiện trợ giúp pháp lý

Luật TGPL năm 2006 quy định người thực hiện TGPL ngoài Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm TGPL nhà nước còn c người tham gia TGPL bao gồm: Cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước, luật sư, tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật. Tính đến hết năm 2017, trên toàn quốc c 7.077 cá nhân tham gia TGPL, trong đ 997 luật sư, 218 tư vấn viên pháp luật và 5.862 cộng tác viên khác.

X hội h a người thực hiện TGPL tiếp tục kế thừa và phát triển trong Luật TGPL năm 2017, theo đ tiếp tục ghi nhận sự tham gia TGPL của luật sư, tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên TGPL với các quy định chặt chẽ hơn về trình độ và điều kiện tham gia nhằm khắc phục những bất cập về quy định cộng tác viên của Luật TGPL năm 2006.

hội h a kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý

X hội h a kinh phí hoạt động TGPL quy định trong Luật TGPL năm 2017 theo hướng hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đ ng g p cho hoạt động TGPL và giao cho Bộ Tư pháp c trách nhiệm tiếp nhận hỗ trợ, đ ng g p của tổ chức, cá nhân cho công tác TGPL. Các tổ chức, cá nhân khi hỗ trợ kinh phí cho hoạt động TGPL sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tiếp nhận kinh phí hỗ trợ.

Có thể n i rằng, trong thời gian qua, việc hội h a hoạt động TGPL cũng đ c nhiều kết quả đáng ghi nhận g p phần chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL. Bên cạnh những kết quả đạt được của hội h a hoạt động TGPL thì hội h a hoạt động

TGPL cũng còn tồn tại, hạn chế. Luật TGPL năm 2017 ra đời c nhiều nội dung mới như đ nêu trên đ phần nào khắc phục được hạn chế, bất cập của hội h a trong hoạt động TGPL.

Tuy nhiên, bên cạnh các nội dung đ được Luật TGPL năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, đ hướng dẫn cụ thể thì vẫn chưa cụ thể quy định ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện TGPL; thiếu cơ chế cụ thể quản lý hoạt động TGPL của các tổ chức tham gia TGPL; chưa c giải pháp đồng bộ để khuyến khích nhiều hơn nữa đội ngũ luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật c uy tín, kinh nghiệm tham gia TGPL; chưa huy động được sự đ ng g p kinh phí từ hội cho hoạt động TGPL.

Từ đ , để triển khai hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 n i chung và tăng cường hội h a trong hoạt động TGPL n i riêng, đề uất một số giải pháp cần nghiên cứu, triển khai trong thời gian tới như sau:

- C các quy định về vinh danh, khen thưởng cho các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật, luật sư c nhiều đ ng g p tích cực cho hoạt động TGPL (trong thực hiện vụ việc TGPL, trong hỗ trợ kinh phí, truyền thông... cho hoạt động TGPL).

- C cơ chế ưu tiên, ưu đ i về cơ sở vật chất, kinh phí cho các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia TGPL, nhất là ở vùng sâu, vùng a, vùng đặc biệt kh khăn.

- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia TGPL nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp; tiếp tục nghiên cứu các quy định để đơn giản h a các thủ tục tham gia, thanh toán thù lao và chi phí thực hiện vụ việc TGPL để thu hút được ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện TGPL.

- Tăng cường cơ chế phối hợp với các cơ quan chủ quản của các tổ chức hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức chủ quản của tổ chức tư vấn pháp luật để quản lý hoạt động TGPL của các luật sư, tổ chức tham gia TGPL

cao chất lượng hoạt động, đặc biệt trong việc tăng cường năng lực cho người thực hiện TGPL, qua đ nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL cho người dân….

- Tăng cường, đa dạng h a các hoạt động truyền thông về hội h a TGPL để nhiều tổ chức, cá nhân biết đến ý nghĩa nhân văn của hoạt động TGPL và tham gia thực hiện hoặc hỗ trợ hoạt động này.

KẾT LUẬN

Trong luận văn, tác giả đ hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về khái niệm trợ giúp pháp lý, cách thức tổ chức hoạt động trung tâm trợ giúp pháp lý. Từ đ thấy được vị trí vai trò quan trọng của hoạt động trung tâm trợ giúp pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Bài viết làm rõ đặc trưng cơ bản, mô hình trợ giúp pháp lý, phân tích rõ về vai trò, ý nghĩa, tổ chức hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý, kinh nghiệm tổ chức hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý của một số nước trên thế giới, và tổ chức hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Đây là phần lý luận quan trọng làm cơ sở tiếp tục cho việc nghiên cứu phần thực tiễn hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý Tỉnh Lào Cai

Luận văn đ trình bày rõ cơ cấu tổ chức của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Lào Cai, tình hình hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Lào Cai, những kết quả thực hiện được qua công tác trợ giúp pháp lý, từ đ chỉ ra những kh khăn, hạn chế, những vấn đề bất cập về pháp luật cũng như những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật, ác định rõ nguyên nhân tồn tại để giúp cho hoạt động trợ giúp pháp lý được hiệu quả hơn.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tồn tại của pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay và thực trạng tồn tại, kh khăn trong quá trình trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Luận văn đưa ra các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý hiện nay ở Lào Cai. Những giải pháp mà tác giả đề uất c ý nghĩa khoa học, thực tiễn, c tính khả thi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tư pháp, Cục trợ giúp pháp lý (1998), Tài liệu về trợ giúp pháp lý của một số nước trên thế giới, tài liệu tham khảo dịch từ các tài liệu nước ngoài, Hà Nội. 2. Chính phủ (2017), Nghị định 144-2017-ND-CP quy định chi tiết một số điều

của luật trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quá pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.

4. Nghiêm Quốc Hưng (1999), Lý luận và thực tiễn về chế độ trợ giúp pháp lý

ở Trung Quốc, Nxb Pháp lý Trung Quốc.

5. Tạ Thị Minh Lý, Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới.

6. Quốc hội (2017), Luật trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

7. Regan, Đức Phanxicô (1999), Sự chuyển đổi của trợ giúp pháp lý: Nghiên

cứu so sánh và lịch sử, N b Đại học Oxford.

8. Lê Minh Tâm (2002), “Quyền hành pháp và chức năng pháp quyền và khái niệm về nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Luật học, (2), tr. 47.

9. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Tài liệu trang Website

10. Giới thiệu hệ thống trợ giúp pháp lý ở Nhật Bản,

https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/gioi-thieu-he-thong-tgpl-o- nhat-ban.

11. Hệ thống trợ giúp pháp lý ở Indonesia, https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-

cuu-trao-doi/he-thong-tro-giup-phap-ly-tai-indonesia.

12. Kết quả triển khai thì hành luật TGPL năm 2017 trên địa bàn tỉnh Lào Cai,

13. Lào cai: Những kết quả công tác nổi bật năm 2016,

https://trogiupphaply.gov.vn/tin-tuc/lao-cai-nhung-ket-qua-cong-tac-noi-bat- nam-2016.

14. Mô hình trợ giúp hai cấp độ ở Hà Lan, https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-

cuu-trao-doi/mo-hinh-tro-giup-phap-ly-hai-cap-do-o-ha-lan.

15. Mô hình trợ giúp pháp lý trên thế giới, https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-

cuu-trao-doi/so-luoc-mot-so-noi-dung-ve-tro-giup-phap-ly-tren-the-gioi.

16. Sơ lược một số nội dung về Trợ giúp pháp lý trên thế giới,

https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/so-luoc-mot-so-noi-dung- ve-tro-giup-phap-ly-tren-the-gioi

17. Trợ giúp pháp lý Hàn Quốc, https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-

doi/tro-giup-phap-ly-o-han-quoc.

18. Trợ giúp pháp lý ở Israel, https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-

doi/tro-giup-phap-ly-o-israel.

19. Trợ giúp pháp lý ở Trung Quốc, https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-

trao-doi/tro-giup-phap-ly-o-trung-quoc.

20. Vị trí, vai trò trợ giúp pháp lý trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/vi-tri-vai-tro-tro-giup- phap-ly-trong-doi-song-xa-hoi-viet-nam-hien-nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý qua thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)