Từ khi thành lập hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đến nay, Người dân tộc thiểu số ở vùng vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn luôn được ghi nhận là một trong những người thuộc diện trợ giúp pháp lý. Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, để được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý, người dân tộc phải cư trútại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Lào Cai, Với đặc thù về dân số chủ yếu là dân tộc thiểu số 64,09% (năm 2016) với 25 nhóm dân tộc khác nhau, các dân tộc phân bố và cư trú rộng khắp trên địa bàn 9 huyện và thành phố của tỉnh. Với địa hình núi non hiểm trở, dân tộc có nếp sống phân bố rải rác nên gây ra rất nhiều khó khan trong quá trình tuyền truyền, trợ giúp pháp lý, đưa pháp lý gần với người dân hơn
Điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012 của Bộ Tư pháp và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số quy định người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý gồm:
Người thường xuyên sinh sống (đ đăng ký thường trú, đ đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an , phường, thị trấn) ở vùng c điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt kh khăn ( , phường, thị trấn thuộc vùng kh khăn và , thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt kh khăn) theo quy định của pháp luật.
- Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng sâu, vùng a, đi lại kh khăn nên ít được tiếp cận với các thông tin về TGPL nên nhiều người chưa biết được quyền được TGPL của mình. Điều này đ phần nào ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động, sự tiếp cận của người dân với dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước.
- Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TGPL phát triển chưa tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác TGPL trong tình hình mới; Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý phát triển chậm, một số địa phương còn thiếu ổn định, chưa c đủ số lượng trợ giúp viên pháp lý cần thiết; Năng lực tổ chức bộ máy cán bộ để triển khai thực hiện TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế do số lượng người thực hiện TGPL biết tiếng dân tộc còn ít nên một số trường hợp thực hiện TGPL phải thông qua lực lượng cán bộ tại chỗ phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả TGPL cho người dân do không kiểm soát được việc truyền đạt thông tin pháp luật.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong quá trình thực hiện chính sách TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa đồng bộ, dẫn đến hiệu quả của việc thực hiện chính sách TGPL chưa cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác dân tộc về TGPL còn hạn chế, chưa kịp thời để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn để có những chính sách, giải pháp phù hợp và hiệu quả.
- Chất lượng vụ việc TGPL còn nhiều hạn chế, tập trung nhiều nhất ở 02 hình thức TGPL cơ bản là tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng. Ở một số địa phương, có tình trạng người thực hiện TGPL (nhất là Luật sư mới hoặc luật sư già)
chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc, không tham gia đầy đủ vào các hoạt động tố tụng (gặp bị can, bị cáo; thu thập chứng cứ…) hoặc có trường hợp khi ra Tòa thường chỉ đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nhưng không có lập luận hoặc chứng cứ cụ thể nên thiếu tính thuyết phục, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức TGPL cũng như chất lượng vụ việc TGPL và quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan
+ Hiệu quả công tác truyền thông còn nhiều hạn chế. Chất lượng, hiệu quả chưa đồng đều. Thời lượng và chất lượng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc điểm của từng nhóm dân cư, cũng như đặc thù của các vùng miền hay từng dân tộc khác nhau. Vì vậy, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số chưa biết đến TGPL.
+ Do tâm lý truyền thống giải quyết các công việc theo thói quen và phong tục, tập quán. Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán mang đậm sắc thái văn hóa của dân tộc mình. Đây là một rào cản lớn đối với người dân khi có lợi ích bị xâm hại những không được tiếp cận với hoạt động TGPL.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Vẫn còn tình trạng coi việc TGPL là nhiệm vụ của riêng ngành tư pháp nên có nơi Sở Tư pháp, Ban dân tộc tỉnh chưa chủ động trong việc phối hợp để thực hiện TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số hoặc có phối hợp nhưng chưa đồng bộ, dẫn đến hiệu quả của việc thực hiện chính sách TGPL chưa cao.
+ Cơ chế quản lý chất lượng hoạt động TGPL chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Vấn đề chất lượng hoạt động TGPL và việc đánh giá, khẳng định chất lượng hoạt động TGPL thông thường chỉ do các Trung tâm TGPL nhà nước hoặc ngành Tư pháp tiến hành, ít có quan điểm, đánh giá của chủ thể thứ ba. Vì vậy, kết quá đánh giá còn mang tính chủ quan, áp đặt ý chí.
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; công tác phối hợp thông tin, truyền thông về trợ giúp pháp lý có lúc, có nơi hiệu quả chưa cao, một số cơ quan, tổ chức liên quan chưa tích cực phối hợp cũng như phổ biến, giải thích về trợ giúp pháp lý cho người dân hiểu về quyền được trợ giúp pháp lý, chưa biết đến Trung tâm và các chi nhánh để yêu cầu trợ giúp pháp lý khi c vướng mắc về pháp luật. Việc thiết lập đường dây n ng, ây dựng chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý phát s ng bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiếu số vẫn chưa được triển khai thực hiện. Hoạt động phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng c lúc, c nơi chưa thường uyên, chưa kịp thời nên còn một số vụ việc trợ giúp viên pháp lý không được tham gia ngay từ đầu quá trình tố tụng. Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, vẫn còn một số vụ án c người thuộc diện được trợ giúp pháp lý nhưng không có sự tham gia của trợ giúp viên pháp lý do người tiến hành tố tụng chưa giải thích rõ ràng, cặn kẽ, thấu đáo nên đối tượng được trợ giúp pháp lý chưa hiểu và đ từ chối mời trợ giúp viên pháp lý…
Trong thời gian tới, với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự nỗ lực của cán bộ và Công tác viên của Trung tâm, những khó khăn, hạn chế sẽ được khắc phục, công tác trợ giúp pháp lý sẽ phát huy được những tác động tích cực, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng cao của nhân dân, từng bước tiến tới xã hội hóa trợ giúp pháp lý, góp phần ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội để phát triển đất nước theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ