Về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị trí, vai trò của hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án - từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (Trang 52 - 54)

2.2. Thực trạng công tác Hội thẩm nhân dân ở Toà án nhân dân

2.2.2. Về tổ chức

Sau khi có Nghị quyết công nhận 34 HTND tỉnh tại Quyết định số 04/2011/NQ-HĐND ngày 20/6/2011 của HĐND tỉnh, Chánh án TAND tỉnh

đã phối hợp với Thường trực Mặt trận Tổ quốc tổ chức hội nghị toàn thể Hội thẩm để triển khai quyết định của HĐND tỉnh và tiến hành bầu Trưởng và các Phó trưởng đoàn theo quy định tại Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm được ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 05/2005/NQLT- TANDTC- BNV-UBTU MTTQVN ngày 05/12/2005 của TAND Tối cao, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. TAND tỉnh đã có Quyết định số 832/QĐ- TCCB ngày 11/7/2011 của Chánh án TAND tỉnh về việc công nhận bầu Trưởng đoàn và 03 Phó trưởng đoàn Hội thẩm TAND tỉnh.

Đoàn Hội thẩm TAND tỉnh đã thường xuyên và duy trì hoạt động, phân công, phân nhiệm cho các thành viên trong Thường trực đoàn. Thông qua trao đổi, góp ý của Hội thẩm, Thường trực đoàn Hội thẩm, lãnh đạo TAND đã nắm bắt thêm được công tác chuyên môn của các Thẩm phán, Thư ký trong đơn vị; trên cơ sở đó giúp các Thẩm phán, Thư ký có điều kiện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của cơ quan. Đồng thời, phối hợp cùng TAND trong việc quản lý, điều hành hoạt động của Hội thẩm nhân.

Tuy nhiên, qua hoạt động của Đoàn Hội thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa cũng còn một số bất cập, cụ thể như sau:

Thứ nhất, địa vị pháp lý của Đoàn Hội thẩm chưa được pháp luật quy định cụ thể, vì thế hoạt động của Đoàn Hội thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa cũng như ở các Tòa án địa phương khác chỉ mang tính chất tự nguyện để các Hội thẩm nhóm họp, trao đổi các vấn đề về công tác hoặc giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong khi đó, xét xử các loại vụ án là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị sức ép, tác động và rất dễ phát sinh tiêu cực. Do vậy, cần có quy định pháp luật rõ ràng về địa vị pháp lý của Đoàn Hội thẩm vì đây là cơ sở để quy định tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm.

nghiên cứu hồ sơ và tham gia xét xử, ngoài thời gian đó, họ sinh hoạt tại cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc địa phương nơi họ sinh sống, trong khi các Đoàn Hội thẩm đã được thành lập chỉ để các Hội thẩm trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ xét xử, nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Hội thẩm. Sự quản lý lỏng lẻo giữa cơ quan Tòa án, cơ quan nơi Hội thẩm công tác hoặc cư trú và Đoàn Hội thẩm dẫn đến các Hội thẩm chưa phát huy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Vấn đề đặt ra là cần có sự phối hợp tốt hơn giữa Tòa án, Đoàn Hội thẩm cũng như cơ quan, đơn vị công tác của các vị Hội thẩm.

Thứ ba, kinh phí hoạt động của Đoàn Hội thẩm TAND tỉnh gặp nhiều khó khăn, chưa có sự chủ động, nguồn kinh phí chủ yếu là sự hỗ trợ từ Tòa án nhưng không nhiều, điều này ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm. Do đó, Hàng năm, khi TAND Tối cao lập dự toán kinh phí hoạt động cho TAND các cấp thì đồng thời cũng cần lập dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn HTND. Đoàn Hội thẩm sử dụng kinh phí được cấp theo quy định của pháp luật. Quy định như vậy để bảo đảm các Đoàn Hội thẩm sử dụng kinh phí thống nhất, tránh việc “xin cho” ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị trí, vai trò của hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án - từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)