Những yêu cầu chung của thủ tục tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định trips trong tương quan so sánh với pháp luật việt nam (Trang 44 - 50)

Điều 42, Hiệp định TRIPS quy định rằng, các thành viên phải thiết lập cho chủ sở hữu quyền những thủ tục tố tụng dân sự (TTDS) liên quan đến việc thực thi bất kỳ quyền SHTT nào đ-ợc đề cập trong Hiệp định TRIPS này. Các thủ tục này phải đáp ứng đ-ợc các yêu cầu tối thiểu sau:

* Về sự công bằng và bình đẳng.

Sự công bằng và bình đẳng đ-ợc quy định tại Điều 42 đã xác định các yếu tố tạo nên thủ tục tố tụng công bằng, bình đẳng và đ-ợc dành cho cả hai bên trong tranh chấp dân sự. Điều đó đ-ợc thể hiện tr-ớc hết là quyền lợi của bị đơn: Bị đơn phải đ-ợc quyền đ-ợc thông báo bằng văn bản kịp thời và đầy đủ các chi tiết bao gồm căn cứ của các yêu cầu. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho bị đơn chủ động chuẩn bị luật s-, các chứng cứ, sắp xếp kế hoạch thời gian, ... để bảo vệ quyền lợi của mình tr-ớc cơ quan Toà án.

Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004 của Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Toà án. Tại Điều 146 quy định trách nhiệm của Toà án phải gửi cho bị đơn và các đ-ơng sự liên quan khác trong vòng 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc bản sao đơn khởi kiện và các giấy tờ liên quan đến vụ kiện. Đồng thời tại khoản 2, Điều 69, BLTTDS quy định nghĩa vụ của các đ-ơng sự phải thông báo cho nhau trong một thời gian hợp lý do Toà án ấn định những tình tiết làm cơ sở cho các yêu cầu của mình; những chứng cứ đã xuất trình và căn cứ pháp luật đã viện dẫn nhằm đảm bảo cho mỗi bên đ-ơng sự có thể thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên BLTTDS ch-a có quy định rõ hậu quả pháp lý nếu nguyên đơn không chịu thực hiện việc thông báo đó, hay quy định trách nhiệm thông báo của Toà án trong tr-ờng hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Trong khi bị đơn đ-ợc bảo vệ bởi một thông báo bằng văn bản đầy đủ liên quan đến khiếu kiện chống lại anh ta thì các bên phải đ-ợc cho phép có một đại diện hợp pháp độc lập của mình, và thủ tục không đ-ợc áp đặt những yêu cầu quá nặng nề về việc bắt buộc đ-ơng sự có mặt. Tất cả các bên liên quan đến các thủ tục đó phải đ-ợc h-ởng đầy đủ các quyền để hậu thuẫn cho các yêu cầu của mình và đ-a ra chứng cứ liên quan. BLTTDS không có quy định cụ thể về vấn đề này, mặc dù không loại trừ khả năng cấm xuất cảnh hoặc phạt tiền nếu đ-ơng sự vắng mặt tại phiên toà. Theo Pháp lệnh Xuất Nhập cảnh cho phép Toà án đ-ợc quyền yêu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấm đ-ơng sự xuất cảnh trong một thời gian nhất định. Quy định này nhằm đảm bảo

đ-ơng sự không đ-ợc trốn tránh trách nhiệm của mình và phải có mặt tại phiên toà, nh-ng về nguyên tắc đ-ơng sự có quyền cử luật s- làm ng-ời đại diện. Theo quy định của pháp luật những ng-ời liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nên đ-ơng sự có thể khai hoặc không khai tr-ớc toà, đây cũng đ-ợc xem nh- là một quyền độc lập của đ-ơng sự. Do đó BLTTDS cần quy định cụ thể xác định những tr-ờng hợp nào đ-ơng sự có thể vắng mặt tại phiên toà và những tr-ờng hợp nào đ-ơng sự bắt buộc phải có mặt tại phiên toà nếu không đáp ứng đ-ợc các điều kiện nhất định.

* Về chứng cứ: Chứng cứ có một vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, giải quyết các vụ việc khách quan và hiệu quả. Toà án có thể yêu cầu phía bên kia xuất trình chứng cứ. Tr-ờng hợp một bên trong vụ kiện đã đ-a ra chứng cứ có thể có đ-ợc một cách hợp lý đủ để làm căn cứ cho yêu cầu của bên đó và đã xác định chứng cứ liên quan đến việc chứng tỏ các yêu cầu của mình đang nằm trong sự kiểm soát của phía bên kia thì cơ quan xét xử phải có quyền bắt buộc phía bên kia đ-a ra các chứng cứ nêu trên [2, Điều 43].

Yêu cầu của thực thi có hiệu quả quyền SHTT có liên quan đến sự bất lực của chủ sở hữu quyền để đạt đ-ợc các bằng chứng liên quan mà những chứng cứ này đang thuộc sở hữu của ng-ời bị khẳng định là có hành vi vi phạm và vụ kiện không đ-ợc khám phá do thiếu các chứng cứ đó đ-ợc đ-a ra tại toà án theo pháp luật của Mỹ. Tuy nhiên nhiều n-ớc bao gồm Đức và Nhật bản không trao cho cơ quan xét xử một thẩm quyền mở rộng nh- vậy [34, trang 340]. Nh- chúng ta đã biết theo Điều 43, cơ quan xét xử đ-ợc quyền yêu cầu phía bên kia của vụ kiện đ-a ra các chứng cứ "liên quan" đang nằm trong sự kiểm soát của họ và đ-ợc

"chỉ rõ, định rõ" bởi ng-ời kiến nghị yêu cầu. Điều này không giống với việc khám phá ra vụ kiện tại Toà án Mỹ, bởi ng-ời kiến nghị phải đ-a ra các chứng cứ ban đầu đủ làm căn cứ cho các yêu cầu của họ và phải xác định chứng cứ liên quan đang nằm trong sở hữu của phía bên kia. Ng-ời kiến nghị không thể sử dụng thủ tụng tố tụng này để thiết lập có hay không có hành vi vi phạm xảy ra để khám phá vụ kiện.

* Bảo vệ thông tin bí mật: Theo Điều 42 của TRIPS, các thủ tục TTDS phải quy định ph-ơng tiện để nhận biết và bảo hộ thông tin kín, trừ khi điều này trái với quy định của hiến pháp hiện hành. Khoản 1, Điều 43 cũng quy định về nghĩa vụ phải xuất trình chứng cứ của phía bên kia tuỳ thuộc vào các điều kiện bảo đảm việc bảo vệ thông tin kín trong các tr-ờng hợp thích hợp. Trong thực tiễn đời sống xã hội và trong hoạt động kinh doanh th-ơng mại thì thông tin bí mật có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu những bí mật đó bị tiết lộ hay bị xâm phạm thì sẽ ảnh h-ởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh, uy tín và danh dự của các cá nhân, tổ chức nhất định. Do vậy nguyên tắc xét xử công khai của Toà án không đ-ợc phép xâm phạm bí mật thông tin, mặt khác không để đ-ơng sự và những ng-ời có thẩm quyền khác lợi dụng bí mật thông tin này để gây khó khăn cho quyền lợi hợp pháp của chủ thể có thông tin đó khi xét xử tại Toà án. Vì vậy khoản 2, Điều 97, BLTTDS Việt Nam có quy định: “ Toà án không công khai chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà n-ớc, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời t- của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự”. Tuy nhiên những quy định này cũng chỉ mới ở mức độ chung chung, ch-a cụ thể và chi tiết, trong Bộ luật thiếu hẳn những quy định để nhận biết và bảo hộ thông tin kín. Ví dụ nh- khi đ-ơng sự cung cấp chứng cứ tài liệu cho biết đó là thông tin kín thì Toà án phải có biện pháp và ph-ơng tiện để nhận biết các thông tin đó có phải là bí mật hay không? Nếu xác định đó thực sự là các thông kín bí mật thì Toà án phải có biện pháp để bảo vệ các thông tin d-ới dạng chứng cứ, nếu cần thiết Toà án cho xét xử bí mật nh-ng có sự có mặt của luật s- hay một số ng-ời có thẩm quyền để xem xét tính chân thật của tài liệu đ-ợc coi là thông tin bí mật. Theo Pháp lệnh Luật s- và thông lệ quốc tế, luật s- không đ-ợc tiết lộ bí mật thông tin đ-ợc biết khi hành nghề và sẽ bị chế tài hết sức nghiêm khắc khi vi phạm nguyên tắc này. Vì vậy có thể quy định đ-ơng sự không đ-ợc phép tiếp cận bí mật thông tin nh-ng luật s- có quyền đ-ợc tiếp cận để đảm bảo quyền bảo vệ giữa các đ-ơng sự là bình đẳng. Do quy định của pháp luật TTDS Việt Nam thiếu các quy định về ph-ơng tiện xác định và cách thức

bảo vệ thông tin kín mà phần lớn các chủ thể quyền không muốn đ-a vụ việc tranh chấp của mình ra giải quyết tại Toà án, bởi vì họ lo ngại phải bộc lộ công khai các bí mật kinh doanh hay bí mật đời t- của mình tr-ớc Toà.

C-ơng quyết trong tr-ờng hợp từ chối cung cấp thông tin: Điều 43.2 của TRIPS quy định trong tr-ờng hợp một bên trong vụ kiện tự ý và không có lý do chính đáng từ chối không cho tiếp cận chứng cứ hoặc bằng cách khác không cung cấp thông tin một cách cần thiết trong một thời gian hợp lý hoặc gây trở ngại đáng kể việc thực hiện thủ tục thực thi quyền thì n-ớc thành viên có thể cho phép các cơ quan xét xử đ-ợc quyền đ-a ra kết luận sơ bộ và cuối cùng, khẳng định hoặc phủ định, căn cứ vào thông tin đ-ợc đ-a ra quyết định này dựa trên nội dung của khiếu kiện hoặc quy kết mà bên bị ảnh h-ởng bất lợi bởi việc từ chối cho tiếp cận thông tin đ-a ra, trên cơ sở dành cho các bên cơ hội đ-ợc trình bày ý kiến. Hiện tại các quy định của pháp luật Việt Nam ch-a đề cập cụ thể về vấn đề này.

* Quyền yêu cầu cung cấp thông tin: Quyền đ-ợc thông tin là một quyền rất quan trọng đ-ợc quy định tại Điều 47, Hiệp định TRIPS. Theo đó các thành viên có thể quy định rằng các cơ quan xét xử có quyền yêu cầu ng-ời vi phạm phải thông tin cho chủ thể quyền về nhân thân của những bên thứ ba tham gia vào việc sản xuất và phân phối hàng hoá hoặc dịch vụ vi phạm và về các kênh phân phối của họ. Những yêu cầu này sẽ không cần thiết phải tiến hành trong tr-ờng hợp những giải pháp nh- vậy không t-ơng xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Yêu cầu đ-ợc đ-a ra bởi Toà án phải đ-ợc tuân thủ nếu không bị đơn có thể phải đối mặt với hình phạt tù do không tuân lệnh Toà án. Những n-ớc theo hệ thống luật Anglosaxon cũng đ-a ra giải pháp này buộc bị đơn hoặc bên thứ ba, cũng nh- cơ quan hải quan hay các cơ quan khác phải thông báo trực tiếp cho chủ thể quyền các thông tin chi tiết về sự vận chuyển của hàng hoá vi phạm để từ đó tìm thấy dấu vết nguồn gốc của hành vi vi phạm. Rõ ràng kéo dài suốt cuộc th-ơng l-ợng của Hiệp định TRIPS có nhiều ý kiến cho rằng quy định nh- vậy có thể vi phạm quyền của bị đơn chống lại việc buộc tội họ và đó cũng chính là lý do khiến cho điều khoản này là điều khoản tuỳ ý lựa chọn. Trong một số n-ớc quy định này

còn là sự vi phạm hiến pháp của chính n-ớc họ, ví dụ nh- quy định này vi phạm Điều 243 của Hiến pháp Thailand và nó không đ-ợc quy định trong luật mới về thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Thailand. Trong diễn đàn của Phòng th-ơng mại quốc tế (ICC) (1998) tiết lộ rằng trong khi Australia, Japan, Korea và Thailand không cho phép Toà án có quyền này nh-ng Germany, India, Colombia, và Peru lại cho phép các cơ quan xét xử của n-ớc mình có quyền này [42, trong 341]. L-u ý rằng từ đ-ợc sử dụng trong điều khoản này là "ng-ời vi phạm" chứ không phải là

"phía bên kia” hay “bị đơn". Điều khoản này chỉ đ-ợc áp dụng khi hành vi vi phạm có căn cứ hợp lý để xác định. Điều này rất hữu ích cho chủ thể quyền trong tr-ờng hợp họ còn các nghi ngờ và có thể không có thêm điều kiện để chứng nhận tính đúng đắn chính xác của các thông tin và trong tr-ờng hợp ng-ời phân phối và thậm chí ng-ời sản xuất những hàng hoá vi phạm nhãn mác và hàng hoá đánh cắp bản quyền có thể nhanh chóng thay đổi trụ sở.

* Khoản 3 quy định các quyết định dựa vào nội dung vụ việc nên làm thành văn bản, có nêu rõ lý do và ít nhất phải đ-ợc chuyển đến cho các bên tham gia vụ kiện một cách không chậm trễ. Các quyết định về vụ việc chỉ đ-ợc dựa trên chứng cứ mà các bên đã có cơ hội đ-ợc trình bày ý kiến. Đây cũng là một thực tiễn bình th-ờng trong các n-ớc mà phán quyết miệng đ-ợc đ-a ra tại phiên toà trong khi đó một bản án viết chi tiết lại đ-ợc gửi đi ngay sau đó cho cả hai bên đ-ơng sự và điều đó th-ờng hay xảy ra các tranh chấp sau này trong khi thi hành án. Quy định này nhằm tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau đó. Khoản 3, Điều 236, BLTTDS quy định: "Khi nghị án chỉ đ-ợc căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã đ-ợc kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những ng-ời tham gia tố tụng, kiểm sát viên". Trên thực tế một số toà án đã ra bản án dựa vào những chứng cứ không đ-ợc thẩm tra tại phiên toà, thậm chí đ-ơng sự hoàn toàn không biết về các chứng cứ đó. Nếu quy định bản án chỉ căn cứ vào các chứng cứ đã đ-ợc công khai tại phiên toà và các bên đã có cơ hội để trình bày ý kiến sẽ làm thay đồi hình thức tố tụng ở Việt Nam, chuyển từ hình thức tố tụng xét hỏi sang tố tụng tranh tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định trips trong tương quan so sánh với pháp luật việt nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)