. Intemet giúp cho những ng-ời sản xuất hàng giả không còn bị giới hạn trong những ngõ hẻm và các góc phố mà đã tiếp cận với thế giới 24 giờ trong
2.2.2.2. Các chế tài hình sự: *Hình phạt tù và/hoặc phạt tiền:
*Hình phạt tù và/hoặc phạt tiền:
Điều 61, Hiệp định TRIPS đã quy định về trình tự trách nhiệm hình sự (TTHS) bao gồm phạt tù và/hoặc phạt tiền để nhằm ngăn chặn một cách hiệu quả các hành vi vi phạm. Một thực tế đ-ợc ghi nhận là lợi nhuận đạt đ-ợc từ việc làm giả nhãn mác và sao chép bất hợp pháp có thể quá cao mà mức thiệt hại phải bồi th-ờng cho chủ thể quyền vì hành vi vi phạm lại thực sự quá nhỏ, và việc tìm và phá huỷ những hàng hoá vi phạm và những công cụ khác rất là khó khăn. Một thiếu sót khác trong pháp luật hình sự là việc truy cứu trách nhiệm hình sự không đ-ợc sử dụng một cách th-ờng xuyên nh- là một biện pháp răn đe vi phạm. Việc ít khi truy tố các tội phạm về quyền SHTT mà chỉ thiên về áp dụng các chế tài hành chính, có thể dẫn tới một cách hiểu là vi phạm quyền SHTT không phải là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Thông điệp này có ảnh h-ởng tiêu cực đến việc phòng ngừa các vi phạm về quyền SHTT và đó cũng là một nguyên nhân khiến cho loại vi phạm này ngày càng gia tăng. Trong chế tài hình sự, tiền phạt đ-ợc trả cho nhà n-ớc chứ không phải cho chủ thể quyền, ngoại lệ trong rất ít n-ớc nh- Thailand. Thực trạng truy tố và thời hạn tù trung bình cũng nh- mức trung bình của tiền phạt đ-ợc đặt ra đang có khả năng cần phải xem xét lại. Trong tr-ờng hợp mới đây của Điều khoản đặc biệt 301 của Hội đồng Th-ơng mại Mỹ (USTR) đã không thoả mãn với số l-ợng các vụ đột kích đ-ợc đ-a ra bởi chính phủ để kiểm tra các hành vi vi phạm và có những vấn đề về tỷ lệ truy tố tại toà án của các n-ớc còn quá ít ỏi [42, trang 353].
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự (Điều 215). BLHS Việt Nam năm 2003 quy định: Ng-ời có hành vi vi phạm SHTT thì có thể bị truy cứu TNHS. Các tội phạm về sở hữu trí tuệ đ-ợc quy định tại các Điều 131 (Tội xâm phạm quyền tác giả), Điều 170 BLHS (Tội vi phạm các quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp), Điều 171 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), ... Theo đó ng-ời thực hiện hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp đối t-ợng sở hữu công nghiệp đang đ-ợc bảo hộ ở Việt Nam vì mục đích kinh doanh, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này mà ch-a đ-ợc xoá án tích lại tái phạm có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạm tội với tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Do tính đặc thù riêng, BLHS Việt Nam có các chế tài hình sự cụ thể đối với các tội sản xuất buôn bán hàng giả là l-ơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh (Điều 157) - đ-ợc coi là những tội phạm nghiêm trọng. Ng-ời phạm tội này nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể phải chịu mức án cao nhất nh- phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Từ những quy định trên của pháp luật hình sự Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quyền SHTT đã dẫn đến một thực tế là nếu một ng-ời thực hiện một hành vi sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc t-ơng tự với nhãn hiệu hàng hoá của ng-ời khác đang đ-ợc bảo hộ mà không đ-ợc phép của chủ nhãn hiệu thì sẽ bị truy cứu TNHS theo Điều 171 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) hay theo Điều 156 (Tội sản xuất và buôn bán hàng giả) - khái niệm hàng giả về nội dung và hình thức đã đ-ợc phân tích ở trên - trong khi khung hình phạt của hai tội danh này là khác nhau? Hiện nay trong giới nghiên cứu tồn tại hai quan điểm khác nhau về vấn đề này: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Điều 171 chỉ đề cập tới loại hàng giả về hình thức (giả về sở hữu công nghiệp), còn loại hàng giả về nội dung thì thuộc Điều 156 và những loại hàng giả cả về nội dung và hình thức sẽ bị truy cứu theo cả hai tội danh trên.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Điều 171 chỉ điều chỉnh các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp khác mà không bao gồm hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nh- chỉ thay đổi nhãn mác của sản phẩm này với sản phẩm khác chứ không phải là hành vi tạo ra một sản phẩm trọn vẹn và đồng thời gắn luôn nhãn mác của ng-ời khác lên sản phẩm đó theo Điều 156. Tiếp theo quy mô và mục đích kinh doanh khi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Điều 171 không nghiêm trọng nh- theo Điều 156. Với các quan điểm khác nhau này sẽ có thể là nguy cơ dẫn đến việc áp dụng pháp luật khác nhau và hệ quả điều chỉnh của pháp luật đối với loại hành vi vi phạm quyền SHTT này hết sức khôn l-ờng.
Thực tiễn xét xử của các vụ vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá cho thấy hầu nh- các Thẩm phán xét xử th-ờng vận dụng Điều 156 hơn là Điều 171 bởi các lý do: Thứ nhất, việc điều tra tìm chứng cứ để đáp ứng cấu thành tội phạm của Điều 171 th-ờng rất phức tạp và khó khăn do trình độ chuyên môn của các cán bộ trong ngành ch-a cao; Thứ hai, do mức hình phạt của tội danh này thấp cho nên các Thẩm phán cũng th-ờng không muốn truy cứu TNHS. Do vậy để tăng c-ờng thực thi quyền SHTT một cách có hiệu quả thì nhất thiết cần có các quy phạm chặt chẽ hoặc cần phải có văn bản h-ớng dẫn cụ thể và rõ ràng hơn. Nhìn chung các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hình thức chế tài hình sự nh- phạt tù đã đáp ứng đ-ợc các yêu cầu của TRIPS để thực thi có hiệu quả các quyền SHTT.
* Các chế tài hình sự khác
Các cơ quan t- pháp cũng nên có quyền trong các vụ việc thích hợp về yêu cầu bắt giữ, tịch thu và phá huỷ cả hàng hoá và các ph-ơng tiện dụng cụ đ-ợc sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá vi phạm. Điều này không chỉ bao gồm các ph-ơng tiện để chế tạo và tái bản mà có thể còn mở rộng tới cả ph-ơng tiện dùng để vận chuyển những hàng hoá đó, tuỳ thuộc vào mỗi hoàn cảnh cụ thể. Việc đơn giản bắt giữ hàng hoá vi phạm và để chúng đ-ợc thu gom trong các bãi chứa rác thì không đủ hiệu quả ngăn chặn (đặc biệt khi ng-ời vi phạm ra khỏi tù và lại tiếp tục hành vi vi phạm nh- tr-ớc). Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của việc
bắt giữ, tịch thu và tiêu huỷ "công cụ và ph-ơng tiện mà chúng chủ yếu đ-ợc dùng để tạo ra hàng hoá vi phạm" trong trận chiến chống hàng giả và sao chép bản quyền. Thậm chí trong nhiều vụ việc ngay cả khi máy tính và các máy móc khác đã bị bắt giữ, việc quay trở lại dùng chúng để sao chép sẽ gây ra thiệt hại rất lớn và khuyến kích các hành vi vi phạm tiếp theo. Nếu tiền phạt quá thấp, hoặc công cụ, hàng hoá vi phạm không đ-ợc tịch thu, bắt giữ và phá huỷ, việc thực thi sẽ không có hiệu quả ngăn chặn; ng-ời vi phạm sẽ tiếp tục đầu t- chi phí cho việc kinh doanh những hàng hoá giả mạo nhãn mác và vi phạm bản quyền. Thực tế vụ việc sau đây sẽ minh chứng cho cách xử lý các hành vi vi phạm bằng thủ tục hình sự tại Việt Nam: Công ty T.C là công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn n-ớc ngoài của Thái Lan đ-ợc thành lập tại khu công nghiệp Đồng Nai, với chức năng ngành nghề là sản xuất n-ớc uống giải khát. Một trong những mặt hàng có uy tín và đang chiếm lĩnh đ-ợc thị tr-ờng của Công ty đó là loại n-ớc uống tăng lực. Nhãn hiệu của sản phẩm đã đ-ợc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam từ năm 1992. Một số cơ sở sản xuất n-ớc uống giải khát của Việt Nam, trong đó cơ sở A.T tại Ba Đình - Hà Nội đã sản xuất và đ-a ra l-u thông trên thị tr-ờng loại n-ớc uống tăng lực có bao bì và nhãn mác t-ơng tự gây nhầm lẫn với loại n-ớc tăng lực đang đ-ợc bảo hộ của Công ty T.C. Phát hiện ra các hành vi vi phạm này, Công ty T.C đã nộp đơn tới Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr-ờng Việt Nam (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) để khẳng định hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hoá đối với sản phẩm n-ớc uống tăng lực của cơ sở A.T vào tháng 2 năm 2002. Qua việc xác minh các chứng cứ cụ thể rõ ràng, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra công văn khẳng định hành vi vi phạm của cơ sở A.T tại Ba Đình - Hà Nội. Trên căn cứ đó Công ty T.C uỷ quyền cho các luật s- th-ơng l-ợng hoà giải với cơ sở A.T yêu cầu cơ sở này phải chấm dút ngay hành vi vi phạm và ký cam kết không tái phạm. Cơ sở A.T đã đồng ý với cách xử lý nh- vậy, nh-ng trên thực tế cho thấy cơ sở này không những không nhận thức đ-ợc hành vi vi phạm của mình mà còn cố ý tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm với quy mô lớn. Theo yêu cầu của Công ty T.C, Công an
kinh tế Thành phố Hà Nội đã tiến hành điều tra và đ-a ra kết luận về các hành vi vi phạm tiếp theo của cơ sở A.T và Viện Nghiên cứu R-ợu bia và N-ớc giải khát đã đ-a ra kết quả giấm định chất l-ợng loại n-ớc uống tăng lực đó không đảm bảo chất l-ợng vệ sinh an toàn thực phẩm. Xét thấy hậu quả nghiêm trọng của hành vi vi phạm gây ra, Công an Thành phố Hà Nội đã kết hợp với cơ quan quản lý thị tr-ờng đã tiến hành tịch thu toàn bộ hàng hoá vi phạm, hoàn thành hồ sơ và chuyển sang cho viện kiểm sát để ra quyết định truy tố. Hành vi vi phạm đ-ợc xem nh- là tội trộm cắp tài sản trí tuệ, và tất cả các chế tài hình sự đ-ợc đặt ra nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quả. Điều này giải thích tại sao các chế tài hình sự, từ khi bắt đầu có pháp luật về SHTT là một niềm an ủi, mong -ớc cho các chủ thể quyền SHTT - chủ sở hữu của các loại tài sản vô hình.