Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần đ-ợc áp dụng và các yêu cầu cụ thể Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà ng-ời yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định trips trong tương quan so sánh với pháp luật việt nam (Trang 55 - 58)

Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà ng-ời yêu cầu phải cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp đó.

2.2.1.3. Biện pháp chế tài dân sự

* Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm

Điều 44, Hiệp định TRIPS yêu cầu các n-ớc thành viên quy định cho Toà án của n-ớc mình quyền đ-ợc đ-a ra một lệnh để ngăn chặn đ-a những hàng hoá nhập khẩu vi phạm quyền SHTT vào các kênh th-ơng mại. Phạm vi của các giải pháp đ-ợc quy định theo Điều 44, Hiệp định TRIPS: "lệnh để chấm dứt hành vi vi phạm, để ngăn chặn đ-a vào kênh th-ơng mại trong phạm vi thẩm quyền của họ những hàng hoá nhập khẩu có vi phạm quyền SHTT”. Giải pháp này phải đ-ợc áp dụng ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải quan. Điều luật đ-ợc áp dụng đối với những hành vi vi phạm mà chúng đã đ-ợc tiến hành trên thực tế, nếu

mình. Điều này cho thấy điều luật chủ yếu liên hệ với các lệnh khác hơn là với lệnh khẩn cấp tạm thời đ-ợc quy định d-ới Điều 50 (l) [36].

“1. Các cơ quan xét xử phải có quyền đ-a ra những biện pháp tạm thời một cách nhanh chóng và có hiệu quả:

a. Để ngăn chặn việc xẩy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hoá vào các kênh th-ơng mại thuộc phạm vi quyền hạn của họ kể cả hàng hoá nhập khẩu ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải quan;

b. Để giữ chứng cớ liên quan đến hành vi đang bị khiếu kiện là xâm phạm”.

Những giải pháp đ-ợc phân tích ở đây luôn có tại biên giới hoặc trong các tr-ờng hợp ngay sau khi hoàn tất thủ tục hải quan. Hay nói cách khác chỉ áp dụng giải pháp này đối với hàng hoá d-ới góc độ nhập khẩu và sự vi phạm này không thuộc phạm vi, thẩm quyền xử lý của các cơ quan hải quan trong tr-ờng hợp có hành vi "vi phạm vô ý" đối với một đối t-ợng SHTT đang đ-ợc bảo hộ do một ng-ời nhận đ-ợc hoặc đặt hàng, mà thời điểm đó họ không biết hoặc không có căn cứ hợp lý để biết rằng kinh doanh hàng hoá đó sẽ dẫn đến việc xâm phạm quyền SHTT. Trong thực tế phải có bằng chứng cho rằng ng-ời vi phạm biết và cần phải biết về hành vi vi phạm của mình (ví dụ nếu anh ta mua những hàng hoá d-ới nhãn mác rất nổi tiếng với trị giá rất thấp hơn nhiều so với mua nó từ một nhà trung gian có uy tín đáng tin cậy), và thậm chí nguyên đơn cũng đã gửi những khuyến cáo tới ng-ời có hành vi vi phạm tr-ớc khi cuộc mua bán bắt đầu.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam luôn có các quy định để bảo vệ quyền lợi của chủ thể quyền SHTT theo ph-ơng thức yêu cầu chấm dút hành vi xâm phạm quyền SHTT. Khi tài sản trí tuệ của mình bị ng-ời khác sử dụng một cách bất hợp pháp, chủ thể quyền có quyền gửi đơn kiện đến Toà án để yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền của mình theo quy định tại Điều 265, điểm c, khoản 1, Điều 796, BLDS. Theo đó toà án có thẩm quyền buộc ng-ời có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm

dứt hành vi xâm phạm, các sản phẩm đ-ợc sản xuất, nhập khẩu, l-u thông trên thị tr-ờng có vi phạm quyền SHTT đều bị tịch thu và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

* Yêu cầu bồi th-ờng thiệt hại

Toà án có quyền yêu cầu ng-ời vi phạm phải trả cho chủ sở hữu quyền những thiệt hại, khi những hành vi vi phạm là cố ý hoặc khi có cơ sở hợp lý để biết hành vi nh- vậy là vi phạm. ý nghĩa chính của quy định này là giá trị của khoản tiền bổi th-ờng phải t-ơng đ-ơng với những tổn thất bị gây ra bởi hành vi vi phạm. Thực tế là TRIPS đã không quy định nhiều chi tiết về mức bồi th-ờng có thể phải trả cho chủ thể quyền, bởi các nguyên tắc xác định mức bồi th-ờng th-ờng phản ánh sự đa dạng của các hệ thống pháp luật khác nhau cũng nh- lịch sử tiền lệ và truyền thống khác nhau giữa các n-ớc thành viên WTO. Tr-ớc khi chủ thể quyền có thể đánh giá thiệt hại mà anh ta phải chịu bởi một hành vi vi phạm thì cần phải thu thập đ-ợc các thông tin nh- ng-ời vi phạm chinh xác đã thực hiện hành vi gì? Ví dụ nh- trong các vụ khởi kiện vi phạm sáng chế, nguyên đơn cần phải tìm ra bao nhiêu hàng hoá vi phạm đã đ-ợc sản xuất, bao nhiêu hàng hoá vi phạm đã đ-ợc bán, khi nào chúng đ-ợc bán và bán với giá bao nhiêu? Nếu một hành vi vi phạm đã đ-ợc chứng minh thì ng-ời vi phạm phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin này cho nguyên đơn để họ có căn cứ đ-a ra việc tính toán mức thiệt hại. Tổ chức ICC (1997) đã làm một khiếu kiện đặc biệt chống lại Pháp và Nhật Bản với lý do số l-ợng thiệt hại trong các vụ vi phạm sáng chế ở các n-ớc này th-ờng thấp hơn so với phí Li - Xăng bình th-ờng đ-ợc trả cho chủ sở hữu quyền. Điều này đ-ợc xem nh- là sự không hợp lý và do đó không ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm sáng chế. Điều 284 của Luật sáng chế của Mỹ quy định là Toà án nên đ-a ra yêu cầu mức thiệt hại t-ơng ứng để bồi th-ờng cho hành vi vi phạm mà chúng có thể thậm chí không đ-ợc thấp hơn khoản tiền sáng chế hợp lý đ-ợc trả cho việc sử dụng sáng chế của ng-ời vi phạm. Khái niệm "tiền sáng chế hợp lý" đã đ-ợc định nghĩa trong quyết định của Toà án Mỹ theo nghĩa rằng đó là khoản tiền mà một nhà kinh doanh phải trả nh-

tiền sử dụng sáng chế và ch-a tính đến việc tạo ra một khoản lợi nhuận hợp lý [42, trang 347]. Trong quá trình thực thi Luật sáng chế Nhật Bản từ chối mục tiêu nh- của Mỹ và đã đặt ra nhiều ph-ơng pháp thoáng hơn để tính toán mức thiệt hại xảy ra. Sự sửa đổi mới đây đã đảm bảo rằng chủ sáng chế có thể nhận đ-ợc khoản tiền bồi th-ờng thiệt hại thông qua số l-ợng của những đối t-ợng vi phạm đã đ-ợc bán ra thị tr-ờng. Trong một vụ việc mới đây, Toà án cấp quận của Tokyo đã quyết định mức thiệt hại cao nhất là 3 tỷ yên trong vụ vi phạm sáng chế tháng 8 năm 1998. Một số n-ớc đang phát triển để đánh giá mức thiệt hại khi mà chủ sáng chế đã có những Li- Xăng cho sáng tạo của mình, thì ng-ời vi phạm có thể bị yêu cầu phải trả tiền bằng sáng chế mà chủ thể quyền có đ-ợc từ những Li- Xăng cho sử dụng sáng chế. Ví dụ, ở ấn độ khi mà chủ sáng chế không có những Li- Xăng cho những sáng tạo của mình, thiệt hại có thể đ-ợc giả thiết nh- lợi nhuận của chủ sáng chế khi anh ta tạo đ-ợc một việc mua bán.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam khi quyền SHTT bị xâm phạm thì chủ thể quyền đ-ợc kiện tới Toà án yêu cầu bên vi phạm phải bồi th-ờng toàn bộ những thiệt hại xảy ra cho mình. Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại đ-ợc đặt ra khi hành vi vi phạm quyền SHTT thoả mãn đồng thời bốn điều kiện sau: Có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật; có lỗi; có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra [33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định trips trong tương quan so sánh với pháp luật việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)