Thanh tra chuyên ngành của Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr-ờng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm tiến hành các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định trips trong tương quan so sánh với pháp luật việt nam (Trang 72 - 77)

nghệ và Môi tr-ờng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm tiến hành các biện pháp chống lại việc sản xuất và buôn bán hàng giả, ăn cắp bản quyền tác phẩm; cộng tác với các cơ quan thực thi khác khi họ có yêu cầu.

Những cơ quan này phối hợp với nhau theo cách thức sau: Đối với những vụ việc mà hành vi vi phạm xảy ra đồng thời tại nhiều nơi, nhiều địa ph-ơng khác nhau, cơ quan có thẩm quyền tại địa ph-ơng đầu tiên phát hiện ra hành vi vi phạm sẽ phải lập hồ sơ của vụ việc, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và thông báo vụ việc tới các cơ quan có thẩm quyền tại địa ph-ơng có trụ sở chính hay nơi c- trú của ng-ời vi phạm. Bởi vì theo quy định của pháp luật chính các cơ quan này sẽ xử lý hành vi vi phạm và yêu cầu các cơ quan liên quan trong các địa ph-ơng phối hợp để đảm bảo chắc chắn rằng bất cứ hành vi vi phạm nào cũng đều bị xử lý và chỉ bị xử lý bởi một cơ quan nhất định. Nếu vụ việc bao gồm nhiều yếu tố phức tạp, các cơ quan liên quan nên chuyển vụ việc đến các cơ quan thanh tra chuyên ngành để xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT.

2.2.3.2. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính:

Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính liên quan đến các quyền của công dân cho nên các quyết định đó chỉ đ-ợc đ-a ra khi có các căn cứ cụ thể và dựa trên các nguyên tắc luật định. Tại Điều 217, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Theo bản chất của chúng, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đ-ợc chia thành ba nhóm:

* Hình thức xử phạt chính: a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

*Hình thức xử phạt bổ sung: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, các nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, ph-ơng tiện, tang vật, nguyên liệu đ-ợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra xâm phạm.

* Ngoài các hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đ-a vào sử dụng không nhằm mục đích th-ơng mại hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ mà không làm ảnh h-ởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

b) Buộc đ-a ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, ph-ơng tiện, nguyên vật liệu nhập khẩu đ-ợc sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá; Mức tiền phạt trong hình thức phạt tiền đ-ợc ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã đ-ợc phát hiện và nhiều nhất không v-ợt quá 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện đ-ợc.

Biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm quyền SHTT hiện tại trong hoàn cảnh của Việt Nam vẫn đang là một sự lựa chọn hữu hiệu cho các chủ

thể quyền, từ việc nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật, có thể rút ra một số nhận xét sau:

* Các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 217, Luật Sở hữu trí tuệ về cơ bản phù hợp với quy định tại Pháp lệnh Xử lý Vi phạm Hành chính, đồng thời so với quy định của Pháp lệnh điều này đã bổ sung quy định biện pháp buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, nếu thiếu biện pháp này thì ng-ời có hành vi phạm có thể không chịu chấm dứt hành vi vi phạm ngay và một lẽ dĩ nhiên, nó sẽ kéo theo những hậu quả xấu. Quy định này cũng không trái với Pháp lệnh Xử lý Vi phạm Hành chính, vì tại Điều 123 của Pháp lệnh thì “Trong trường hợp luật có quy định khác thì áp dụng quy định của luật”. Điều 217, Luật Sở hữu trí tuệ đã đ-ợc chỉnh sửa về kỹ thuật, quy định tại khoản 2 đ-ợc bổ sung nhằm xác định cụ thể hơn về mức phạt tiền và tăng mức tối đa lên 5 lần so với lợi nhuận mà bên xâm phạm quyền thu đ-ợc nhằm tăng hiệu quả tính răn đe của pháp luật. Thủ tục để xử lý hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực SHTT th-ờng nhanh gọn và đạt hiệu quả cao hơn so với các trình tự thủ tục của dân sự hay hình sự.

* Hành vi vi phạm quyền SHTT th-ờng diễn ra trong nhiều lĩnh vực của các công đoạn khác nhau nh từ khâu sản xuất, phân phối, l-u thông, quảng cáo, xuất nhập khẩu, ... hàng hoá vi phạm và có thể xảy ra trong một phạm vi rộng từ nơi trung tâm th-ơng mại tại các thành phố lớn đến các ngõ ngách, quầy hàng buôn bán tại các vùng xa xôi hẻo lánh, tại thị tr-ờng nội địa cũng nh- tại cửa khẩu biên giới. Do đó với lực l-ợng các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quyền SHTT có sự thống nhất quản lý từ trung -ơng đến địa ph-ơng và có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xử lý đã giúp cho việc thực thi quyền SHTT hiệu quả hơn.

* Chi phí cho việc khiếu nại theo thủ tục hành chính th-ờng ít tốn kém hơn so với thủ tục dân sự.

* Khiếu kiện theo thủ tục hành chính không phải là mở đầu cho các trình tự tố tụng t- pháp. Chủ thể quyền SHTT có thể theo đuổi các giải pháp hành

chính và nếu không thành công hay không thoả mãn họ có thể tiếp tục theo đuổi các biện pháp xử lý của dân sự.

2.2.4. Biện pháp kiểm soát biên giới

2.2.4.1. Các yêu cầu của thủ tục thực thi tại biên giới

Lĩnh vực thứ t- trong Phần III của TRIPS và đặc biệt từ Điều 51 đến Điều 60, quy định những yêu cầu đặc biệt liên quan đến biện pháp biên giới. Để cho hành vi vi phạm quyền SHTT có thể bị dừng ngay tại nguồn, thì biện pháp biên giới rất hữu ích nhất khi những hàng hoá vi phạm có nguồn gốc từ phạm vi thẩm quyền khác bên ngoài TRIPS (nh- những n-ớc không phải là thành viên của WTO hoặc đang trong giai đoạn chuyển giao) hoặc từ những n-ớc mặc dù là thành viên của WTO nh-ng có cơ chế thực thi quyền SHTT rất yếu. Theo nội dung của Hiệp định TRIPS, không yêu cầu các biện pháp đặc biệt tại biên giới đ-ợc áp dụng cho các loại quyền SHTT khác ngoài nhãn mác và bản quyền. ở đây có những khó khăn trong việc điều tra những hàng hoá vi phạm tại biên giới khi chúng liên quan đến các quyền SHTT khác ngoài nhãn mác và quyền tác giả. Điều tra hành vi vi phạm đối với các con chíp bán dẫn điện tử hoặc những sản phẩm có nội dung là một phần của hành vi vi phạm sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp có thể đặt ra một nghĩa vụ nặng nề cho các cơ quan hải quan trong bất kỳ n-ớc nào, đặc biệt trong các n-ớc đang phát triển. Đó là lý do tại sao TRIPS đặt ra nghĩa vụ tối thiểu trong biện pháp biên giới chỉ đối với những hàng hoá bị coi là vi phạm về nhãn mác và bản quyền. Tuy nhiên biện pháp biên giới này cũng có thể đ-ợc áp dụng cho tất cả các quyền SHTT trong một vài n-ớc phát triển. Ví dụ nh- trong các n-ớc EC việc giả mạo nhãn mác và sao chép bất hợp pháp đ-ợc xác định bao gồm cả sản phẩm, quy trình, dịch vụ và tất cả quyền SHTT nh- nhãn hiệu và tên th-ơng mại, mẫu mã và kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả và quyền liên quan (bao gồm các tác phẩm phim ảnh). Sao chép bất hợp pháp trong các loại hình dịch vụ còn bao gồm chủ yếu trong việc phát sóng qua ch-ơng trình vệ tinh và công nghệ thông tin [42, trang 355].

Theo điều 57 của Luật Hải quan Việt Nam thì mọi quyền SHTT đều đ-ợc bảo vệ bởi biện pháp biên giới. Những quy định của Luật Hải quan chỉ ra rằng tất cả các quyền SHTT đ-ợc bảo vệ bởi luật Việt Nam đều thuộc phạm vi bảo vệ của các biện pháp biên giới. Bởi vậy trong lãnh thổ Việt Nam chủ sở hữu của các quyền SHTT có quyền yêu cầu các cơ quan hải quan bảo vệ quyền SHTT của họ liên quan đến những hàng hoá vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Biện pháp biên giới trong TRIPS chỉ đ-ợc áp dụng đối với việc nhập khẩu những hàng hoá đ-ợc coi là có hành vi vi phạm SHTT và không áp dụng đối với việc xuất khẩu những hàng hoá nh- vậy. Tuy nhiên các n-ớc thành viên của WTO cũng có thể tạo ra các biện pháp nh- vậy đối với việc xuất khẩu. Quyền SHTT là một loại quyền dựa trên nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa rằng quyền SHTT tồn tại và có thể đ-ợc thực thi chỉ là vấn đề của luật quốc gia. Xuất phát từ nguyên tắc lãnh thổ, quyền SHTT đã đ-ợc ghi nhận, đ-ợc tạo lập, đ-ợc thực thi nh-ng cũng đồng nghĩa với tình trạng không đ-ợc ghi nhận, không đ-ợc tạo lập, không đ-ợc thực thi trong phạm vi thẩm quyền khác, trừ khi chủ sở hữu của quyền SHTT đã đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc đạt đ-ợc một sáng chế v-ợt ra ngoài giới hạn, nằm ngoài phạm vi đất n-ớc của mình. Nguyên tắc lãnh thổ đặt vấn đề cần đ-ợc giải quyết nếu biện pháp bảo vệ biên giới đ-ợc áp dụng cho cả xuất khẩu. Đó là khó khăn để chứng minh rằng hàng hoá đ-ợc xuất khẩu là hàng hoá vi phạm, đôi khi hàng hoá có thể đ-ợc sản xuất hợp pháp trong một n-ớc nh-ng nó lại không hợp pháp để bán hàng hoá đó trong n-ớc này. Nếu hàng hoá đ-ợc bán ra ngoài phạm vi của n-ớc đó, hàng hoá lại không bị coi là vi phạm quyền SHTT của n-ớc khác. Đó là khả năng những hàng hoá đ-ợc xem là vi phạm ở n-ớc này nh-ng lại không bị coi là vi phạm ở n-ớc khác. Đây là một trở ngại cho hải quan của n-ớc xuất khẩu để xem xét liệu hàng hoá có vi phạm quyền của chủ SHTT hay không nếu chúng đ-ợc xuất sang một n-ớc khác. Trong thực tiễn th-ơng mại quốc tế những hàng hoá đ-ợc sản xuất mà có vi phạm về nhãn mác có thể xuất khẩu sang những n-ớc mà quyền SHTT của chủ sở hữu không đ-ợc bảo vệ tại n-ớc đó, mặc dù có sự không hợp lệ khi xuất khẩu hàng hoá này nh-ng cũng không cần thiết phải áp

dụng biện pháp biên giới đối với việc xuất khẩu. Thậm chí nếu hàng hoá đ-ợc xuất khẩu sang một n-ớc mà chúng vi phạm quyền SHTT của chủ sở hữu theo pháp luật của n-ớc này, nó cũng không cần thiết để cơ quan hải quan của n-ớc xuất khẩu phải thực thi biện pháp biên giới đối với những hàng xuất khẩu này, bởi vì việc xuất khẩu đó không vi phạm quyền SHTT đ-ợc bảo vệ bởi n-ớc xuất khẩu. Dựa vào những lý do ở trên, TRIPS yêu cầu các thành viên áp dụng biện pháp biên giới đối với nhập khẩu bởi từ "nên", trong khi đó để cho các n-ớc thành viên có một quyết định đúng đắn khi quy định áp dụng biện pháp biên giới đối với xuất khẩu bởi từ "có thể".

Đối với Việt Nam, biện pháp biên giới đ-ợc áp dụng đối với cả xuất khẩu. Tại Điều 57, Luật Hải quan xác định rằng những quy định này áp dụng đối với những quyền SHTT mà chúng liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và đ-ợc bảo vệ bởi luật và những quy định hành chính của Việt Nam. Lý do chính để áp dụng biện pháp biên giới của Việt Nam đối với xuất khẩu đó là sự cần thiết cấp bách của hoàn thiện việc bảo hộ quyền SHTT.

Từ Điều 52 đến Điều 60 của TRIPS thận trọng trong việc cân bằng giữa lợi ích của chủ thể quyền với sự cần thiết để đảm bảo chắc chắn các biện pháp này không tạo ra những cản trở cho th-ơng mại hợp pháp. Các n-ớc đang phát triển cần nhận thức đ-ợc điều này khi tuân theo các trình tự này một cách rất cẩn thận và chính xác. Điều 52 đặt ra nghĩa vụ cho chủ thể quyền phải làm một đơn yêu cầu để đình chỉ việc nhập khẩu hàng hoá, cung cấp các bằng chứng sơ bộ t-ơng đối về hành vi vi phạm và phải đ-a ra một bản mô tả chi tiết đầy đủ về hàng hoá để làm cho chúng dễ dàng bị nhận biết bởi các cơ quan hải quan. Tổ chức Hải quan thế giới thông qua luật mới vào năm 1995, trong đó gồm các quy định để giúp cho chủ thể quyền có thể nhận đ-ợc sự trợ giúp từ các cơ quan hải quan. Điều 6 của Luật này đ-a ra một vài các ví dụ về bằng chứng mà chủ thể quyền phải nêu ra:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định trips trong tương quan so sánh với pháp luật việt nam (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)