CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa vào lý thuyết liên quan đến NLCT, quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước như sau:
Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu:
Dựa trên các công trình nghiên cứu trước đó liên quan đến NLCT của trong nước và cả ngoài nước được thu thập thông qua sách, báo, các nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu. Tiến hành thảo luận nhóm lần 1 nhằm định hướng cho đề tài của nhóm.
Bƣớc 2: Tìm cơ sở lý thuyết, tìm hiểu thực trạng, đề xuất mô hình nghiên
cứu:
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về NLCT và thực trạng của các DN XK tôm tại tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2013 - 2017. Dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học, báo chí, luận văn, luận án, đề tài khoa học, số liệu thống kê thuộc các cơ sở dữ liệu trực tuyến, thư viện, các báo cáo qua các năm.
Bƣớc 3: Nghiên cứu sơ bộ:
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, xác định các thông tin định tính và định lượng cần thu thập sau đó xác định thang đo phù hợp với mỗi loại dữ liệu. Tiếp theo, tiến hành xây dựng, phát triển các thang đo và thiết kế bảng câu hỏi dự thảo. Bên cạnh đó, phỏng vấn chuyên gia nhằm kiểm tra mức độ phù hợp và đầy đủ của thang đo và các câu hỏi khác trong bảng câu hỏi dự thảo. Sau đó tiến hàng khảo sát sơ bộ và phân tích sơ bộ.
Bƣớc 4: Đưa ra mô hình chính thức:
Phân tích sơ bộ được tiến hành với nghiên cứu định lượng, dữ liệu sơ cấp thu được từ cuộc khảo sát sơ bộ được nhập và xử lý thô bằng phần mềm Excel. Dữ liệu này sau đó được đưa vào phần mềm SPSS để tiến hành kiểm định Cronbach‟s
22
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiến hành phỏng vấn chuyên gia lần 2 bằng các câu hỏi mở nhằm hiệu chỉnh thang đo để hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức phục vụ khảo sát, nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát chi tiết, được thiết kế sẵn, được đo lường bằng thang điểm Likert (điểm từ 1 đến 5). Mục đích của việc này nhằm thu thập ý kiến của chuyên gia, những người có kinh nghiệm và am hiểu về DN, về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực được tổng hợp từ lý thuyết và kế thừa từ các nghiên cứu trước có phù hợp với đặc thù của các DN địa bàn tỉnh Cà Mau hay không. Bên cạnh đó, việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cũng nhằm khám phá ra các yếu tố mới cho nghiên cứu. Từ kết quả đó thiết lập bảng khảo sát chính thức cho nghiên cứu.
Bƣớc 5: Khảo sát chính thức:
Tiến hành khảo sát chính thức bằng bảng câu hỏi đã hoàn thiện cho đối tượng là các DN sản xuất – xuất khẩu tôm thuộc địa bàn tỉnh Cà Mau.
Bƣớc 6: Xử lý và phân tích số liệu:
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phân tích hồi quy ANOVA,… bằng phần mềm thống kê là SPSS.
Bƣớc 7: Đề xuất kiến nghị, giải pháp:
Dựa trên kết quả thu được sau khi phân tích số liệu, rút ra kết luận, tiến hành việc kiến nghị các giải pháp hoặc hàm ý kinh tế cho các DN XK tôm tại tỉnh Cà Mau, đồng thời so sánh với các bài nghiên cứu trước đây về NLCT nhằm rút ra các hạn chế chưa đạt được để làm nền tảng nghiên cứu cho các bài sau này.
23 Xác định vấn đề
nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu chính thức, bảng câu hỏi khảo
sát chính thức Thu thập dữ liệu khảo sát chính thức Xử lý và phân tích số liệu khảo sát chính thức Phỏng vấn chuyên gia lần 2 nhằm hoàn thang đo và
bảng câu hỏi Tìm kiếm các tài
liệu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, thực
trạng
Xây dựng thang đo, nghiên cứu sơ
bộ, phỏng vấn chuyên gia
Phân tích kết quả
nghiên cứu sơ bộ Đề xuất kiến nghị, hàm ý kinh tế
Hình 3-1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
(Nguồn: nhóm thực hiện)
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các số liệu liên quan đến đề tài cũng như về tình hình XK tôm của cả nước và của riêng tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2013 – 2017, các bài nghiên cứu trước về NLCT trong và ngoài nước,… Các số liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí và các trang web chính thức như Cục thống kê,…
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát.
3.2.2. Phƣơng pháp khảo sát bảng câu hỏi
Mục đích: thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi và thang đo đã được hoàn thiện.
Nội dung thực hiện: nhóm đã tiến hành khảo sát các nhân viên cấp quản lý hay nhân viên phòng ban kinh doanh hoặc marketing tại các DN XK tôm tại địa bàn tỉnh Cà Mau; các cán bộ tại 5 cơ quan ban ngành thuộc tỉnh Cà Mau gồm: Sở Công thương tỉnh Cà Mau, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp tỉnh Cà Mau, Sở Khoa Học – Công nghệ tỉnh Cà Mau, Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh
24
Cà Mau dựa trên các câu hỏi cố định có trong bảng khảo sát, sử dụng thang đo Likert.
3.2.3. Nghiên cứu định tính
Mục đích nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu sơ bộ, xác định thang đo và tìm kiếm các biến quan sát để làm cơ sở xây dựng bảng khảo sát cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp, phân tích thực trạng XK tôm tại tỉnh Cà Mau qua các năm, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến NLCT XK là các căn cứ nhằm đề xuất giải pháp cụ thể nâng cao NLCT XK tôm cho các DN thuộc tỉnh Cà Mau.
Nội dung thực hiện: nhóm đã tiến hành nghiên cứu tài liệu về lý thuyết NLCT, tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để chắt lọc nội dung, hình thành mô hình cho nghiên cứu sơ bộ; xác định thang đo và biến quan sát để xây dựng bảng khảo sát phỏng vấn các chuyên gia tại các sở ban ngành liên quan tại tỉnh Cà Mau và các DN XK tôm tại tỉnh Cà Mau. Trong quá trình nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu trước của trong và ngoài nước cũng chứng minh rằng những khái niệm đưa vào mô hình của đề tài đều đã được nghiên cứu và kiểm định. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm.
3.2.4. Nghiên cứu định lƣợng
Mục đích nhằm kiểm định sự tin cậy của thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Nội dung thực hiện: các dữ liệu thu thập hoàn tất được lọc và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Cụ thể sau đó, mức độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha; phân tích yếu tố khám phá bằng EFA; kiểm định thang đo bằng phương pháp KMO (Kaiser- Meyer-Olkin); kiểm định Barlett và phân tích hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018. Từ nghiên cứu định tính và định lượng xác định mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến NLCT về XK tôm tại tỉnh Cà Mau, kết hợp với phân tích thực trạng và nguyên nhân các yếu tố này, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DN XK tôm tại tỉnh Cà Mau.