Giải pháp cho yếu tố “Nguồn nhân lực”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại tỉnh cà mau (Trang 87)

CHƢƠNG 5 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.2. GIẢI PHÁP

5.2.3. Giải pháp cho yếu tố “Nguồn nhân lực”

Nhân tố “Nguồn nhân lực” là nhân tố không thể thiếu khi nghiên cứu NLCT. Hiện nay, nhiều DN chỉ lo tập trung đầu tư phát triển máy móc thiết bị ngày càng tối tân hiện đại mà lại quên mất rằng chính con người là yếu tố quan trọng nhất. Việc nâng cao NLCT của xuất khẩu tôm không thể tách rời các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Do đó, nhóm tác giả có những đề xuất giải pháp cho nhân tố này như sau:

Nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ lao động trong DN: xây dựng đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao, giỏi về nghiệp vụ công tác để mang lại hiệu quả tốt nhất, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Thay vì học hỏi và tập huấn theo lý thuyết suông, DN cần cho nhân viên trực tiếp tham gia vào các dây chuyền sản xuất tại các nước có ngành thủy sản phát triển. Xây dựng các chiến lược hàng đầu trong việc thu hút nhân tài về các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, kỹ thuật và nghiệp vụ như: luôn tạo môi trường và tâm lý làm việc thoải mái nhất cho người lao động, cải thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp với thu nhập thị trường, tạo cơ hội thăng tiến nhằm khuyến khích nguồn lao động làm việc với năng suất cao, thu hút chất xám và tay nghề cho DN.

Quan tâm, chăm sóc các hoạt động ngoài lao động của nhân viên, điều này giúp hiểu được tâm lý để giữ chân nhân viên, tạo lòng trung thành với DN.

Khuyến khích nâng cao tay nghề công nhân bằng việc phát động các cuộc thi tại DN hoặc các cuộc thi giữa các DN với nhau nhằm giúp DN tìm ra nhiều lao động giỏi.

5.2.4. Giải pháp cho yếu tố “Nghiên cứu thị trƣờng”

Yếu tố “Nghiên cứu thị trường” có ý nghĩa tác động đến NLCT của các DN xuất khẩu tôm tại tỉnh Cà Mau. Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của các DN đã được tiến hành song hiệu quả mang lại chưa cao. Với mong muốn góp phần phát triển, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường để có thể đưa ra những chính sách phù hợp, nhóm tác giả xin được đưa ra một số giải pháp như sau:

Các DN phải luôn dự báo thị trường cùng với việc tiếp cận khách hàng để khảo sát phân tích, đánh giá thị trường đúng đắn nhằm giữ vững tính ổn định, tạo khả năng mở rộng thị trường.

84

Nghiên cứu về giá cả, chất lượng, mẫu mã của tôm nước ngoài đang tiêu thụ trên thị trường Việt Nam để tìm ra điểm mạnh điểm yếu của nó. Thông qua đó DN sẽ dễ dàng thực hiện việc cải tiến sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh.

Các DN xuất khẩu tôm có thể thông qua hội nghị khách hàng lấy ý kiến của họ cũng là cách tìm ra biện pháp giải quyết khó khăn thắc mắc xảy ra với khách hàng và chứng tỏ sự quan tâm của DN tới lợi ích của họ.

Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu tôm tại Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Chú trọng trong vấn đề khai thác thị trường tiêu thụ của các nước trên thế giới, kể cả các thị trường mới hoặc thị trường đang phát triển về tôm.

Xuất phát từ mục tiêu, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh mà các DN cần có chiến lược cạnh tranh thích hợp.

Cần phải dự đoán các phản ứng hoạt động của đối thủ cạnh tranh để tăng cường công tác kiểm tra và dễ dàng kiểm soát thị trường. Từ đó các DN có thể tiến hành giảm giá hay giới thiệu sản phẩm mới.

5.2.5. Giải pháp cho yếu tố “Năng lực tài chính”

Yếu tố “Năng lực tài chính” là yếu tố tác động mạnh đến NLCT của các DN xuất khẩu tôm tại tỉnh Cà Mau. Từ đây, nhóm tác giả đề xuất những giải pháp như sau:

Chú trọng vào cơ chế quản lý nguồn vốn của các DN xuất khẩu tôm, đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát; đảm bảo kiểm soát thu chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu.

Tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính.

Đẩy mạnh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong DN như việc hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu.

Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là nên xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn để sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất.

5.2.6. Giải pháp cho yếu tố “Quản trị thƣơng hiệu”

Khi nói đến xuất khẩu hàng hóa chủ lực của tỉnh Cà Mau thì tôm là một trong những mặt hàng được nhắc đến đầu tiên. Tuy nhiên, hiện phần lớn sản phẩm tôm

85

của vùng vẫn chưa chú trọng đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu, từ đó làm giảm giá trị tôm xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường.

Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm, DN cần có một chiến lược lâu dài và phù hợp với tình hình phát triển thực tế tại Cà Mau. Trong đó, việc làm đầu tiên là phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các DN về việc sản xuất, xuất khẩu tôm phải có nhãn hiệu rõ ràng. Về lâu dài, một thương hiệu sau khi được xây dựng muốn tồn tại và ngày càng được nhiều người tiêu dùng nhận biết nhằm nâng cao giá trị thương hiệu thì cần phải có một cơ chế quản lý và khai thác có hiệu quả. Muốn làm được điều này cần phải có sự tham gia, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước bên cạnh sự nỗ lực các DN chủ sở hữu thương hiệu. Ngoài ra, các DN cũng cần phải thông qua cơ quan đại diện ngoại giao, qua các kênh thông tin của Chính phủ để quảng bá các sản phẩm của mình.

5.2.7. Giải pháp cho yếu tố “Năng lực cạnh tranh về giá”

Nhân tố “Giá cả” là nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của ngành. Trong các hoạt động xuất khẩu, giá cả là một trong những yếu tố mà người ta quan tâm hàng đầu. Để nâng cao NLCT so với các đối thủ khác, DN trước hết cần phải giảm thiểu chi phí sản phẩm sao cho thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn có kết quả khả quan thu về. Khách hàng là người có độ nhạy cảm về giá rất cao, bắt được tâm lý này, DN cũng nên đa dạng hóa giá bán sản phẩm của mình. Song song đó, tăng giá trị dịch vụ khi khách hàng mua sản phẩm nhằm tạo cho họ sự hài lòng đối với thương hiệu của DN.

5.2.8. Giải pháp cho yếu tố “Tìm kiếm khách hàng và đối tác”

Khách hàng là yếu tố không thể thiếu đối với các DN, cụ thể là DN xuất khẩu tôm. Yếu tố này có tác động mạnh mẽ đến NLCT của DN, gián tiếp tạo nguồn lợi nhuận và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN xuất khẩu cũng như yêu cầu của các thị trường nhập khẩu ngày càng nhiều và khắt khe, để nâng cao số lượng và chất lượng khách hàng thì DN cần tận dụng các thế mạnh vốn có của mình về sản phẩm chất lượng cao, đạt chứng nhận quốc tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm phát triển chiến lược giữ chân khách hàng với mục đích ổn định thị phần và doanh số xuất khẩu của DN cũng như có chiến lược phát triển khách hàng mới. Việc này sẽ giúp DN tạo lòng tin và từng bước chinh phục thêm nhiều khách hàng mới, góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh số xuất khẩu của DN.

86

5.2.9. Giải pháp cho yếu tố “Năng lực tổ chức sản xuất”

Để nâng cao NLCT của các DN xuất khẩu tôm tại tỉnh Cà Mau, điều mà các DN cần làm là tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm, trọng tâm là khai thác biển, nuôi tôm nước lợ, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến tôm.

Đối với nuôi trồng tôm: thu hút mạnh đầu tư từ các DN, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa DN chế biến tiêu thụ và người nuôi. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Xây dựng và đẩy mạnh việc kiện toàn hệ thống thú y tôm từ trung ương đến địa phương.

Đối với khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: thành lập các đoàn tàu công ích hoạt động trên 4 ngư trường trọng điểm: Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ để hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản sản xuất hiệu quả. Tổ chức các mô hình dịch vụ khai thác trên biển theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, mua gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ...

Đối với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa nông - ngư dân sản xuất nguyên liệu với các nhà DN (trong và ngoài nước) trong chế biến tôm, đặc biệt trong sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y tôm theo hình thức đa sở hữu để cùng chia sẻ rủi ro, lợi ích giữa các bên. Quy hoạch phát triển hệ thống nhà máy chế biến và kho lạnh thương mại để tăng hiệu suất sử dụng, điều tiết được nguồn nguyên liệu ổn định, góp phần điều tiết bình ổn giá tôm trên thị trường và giảm các tổn thất sau thu hoạch.

5.2.10. Giải pháp cho yếu tố “Khả năng thích ứng và quản lý sự thay đổi” đổi”

Yếu tố này tuy không ảnh hưởng mạnh mẽ đến NLCT của DN nhưng phần nào quan trọng trong việc nâng cao NLCT của xuất khẩu tôm tỉnh Cà Mau. Kinh tế biến động là thời kì mà DN nào cũng sẽ gặp phải trong hoạt động kinh doanh, và có khả năng thích ứng được hay không mới là điều quan trọng. Vì thế, DN cần có sự nhạy bén trong việc dự báo tình hình thị trường và sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Hơn nữa, DN cần thích nghi và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi đó đồng thời thay đổi phong cách quản trị sao cho linh hoạt với sự biến động của thời kì kinh tế. Ngoài ra, các ban cán bộ quản lý, cấp trên nên hướng dẫn và đào tạo nhân viên cách thức thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

87

5.3. KIẾN NGHỊ

Để có thể nâng tầm được NLCT của các DN xuất khẩu tôm tại tỉnh Cà Mau thì giải pháp từ phía các DN vẫn chưa đủ mà còn cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, làm tiền đề dẫn dắt các DN.

Phân tích giá trị trung bình về đánh giá của DNvề sự hỗ trợ của cơ quan quản lý trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu đính kèm ở phần Phụ lục đã đưa ra mức độ tác động của 6yếu tố theo thứ tự đánh giá lần lượt mạnh nhất đến yếu nhất: “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” (3.99), “Hỗ trợ doanh nghiệp” (3.85), “Tính năng động” (3.80), “Mối quan hệ” (3.75), “Khiếu nại lên cấp quản lý có thẩm quyền” (3.54), “Công tác điều hành của lãnh đạo” (3.44). Nhìn chung, các DN đánh giá sự hỗ trợ của cơ quan quản lý đối với hoạt động xuất khẩu đều nằm ở mức mạnh. Điều này cho thấy cơ quan quản lý rất quan tâm đến các DN, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu. Điều này góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của các DN xuất khẩu nói chung, mặt hàng tôm nói riêng của tỉnh Cà Mau trong trị trường cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước như hiện nay. Cơ quan quản lý nên duy trì và phát huy những điều này.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt thì còn có một số mặt chưa tốt trong việc hỗ trợ của cơ quan quản lý đối với các DN xuất khẩu. Các DN đánh giá mạnh về yếu tố “mối quan hệ” (Mean = 3.75), điều này cho thấy còn có sự bất bình đ ng và nhũng nhĩu trong vấn đề vốn rất tế nhị và nhạy cảm là “mối quan hệ” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính như hiện này. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần chủ động cải cách các thủ tục hành chính, xử lý những trường hợp vi phạm mang tính răn đe nhằm giảm tối đa tình trạng này.

88

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu đề tài “Phân tích sự tác động của các nhân tố bên trong đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cà Mau”, nhóm đã cơ bản hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu. Dựa trên các mô hình nghien cứu có sẵn, nhóm đã xác định được các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cà Mau như nhân tố “Trình độ công nghệ sản xuất”, “Nguồn nhân lực”, “Tài chính”, “Văn hóa DN”, “Giá cả”, “Nghiên cứu thị trường”, „Tổ chức xuất khẩu”, “Quản trị thương hiệu”, “: Tìm kiếm khách hàng và đối tác”, “Tổ chức sản xuất”, “Thích ứng và quản lý sự thay đổi”. Sau khi xác định được mô hình nghiên cứu, nhóm tiến hành thực hiện phân tích hồi quy để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cà Mau. Trong đó, nhân tố “Văn hóa DN” bị loại và nhóm nhận thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn của nhân tố “Tài chính” tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cà Mau, vì vậy cần phải tập trung nâng cao các hoạt động nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Với bài nghiên cứu này nhóm mong muốn được đóng góp vào bước cơ bản nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cà Mau. Các DN đã các định được phương hướng, tập trung khai thác tốt một số tiềm năng, thế mạnh của mình để tạo nền tảng phát triển trong từng giai đoạn. với các định hướng phát triển phù hợp, nhóm nghiên cứu hi vọng ngành thủy sản xuất khẩu vẫn là ngành công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tuy nhiên, đề tài cũng có một số hạn chế nhất định như thời gian chỉ có 4 tháng nên vấn đề khảo sát chưa bao phủ hết các DNXK, hộ nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau, chưa có khảo sát thực tiễn một số tỉnh lân cận như Kiên Giang, An Giang để đối chiếu, so sánh vị thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu tôm; Với kiến thức ở trình độ đại học nên phần cơ sở lý luận chỉ dừng lại ở phần lược khảo trình bày là chính, chưa đủ trình độ để đi sâu vào việc biện luận, lý giải. Hơn nữa, mô hình nghiên cứu với 11 biến độc lập nên việc lý luận, trinh bày kết quả khảo sát tăng lên nhiều trang dẫn đến số lượng trang trong đề tài vượt quá qui định. Kính mong qúi thầy cô đồng cảm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản 5 năm giai đoạn 2011- 2015 và kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2016-2020, Sở NN & PTNT tỉnh Kiên Giang, 2014.

2. Đề án tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Tôm Việt Nam đến năm 2030, Tổng cục Thủy sản, 2017.

3. Bùi Đức Tuấn, Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại tỉnh cà mau (Trang 87)