THIẾT KẾ THANG ĐO VÀ BẢNG CÂU HỎI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại tỉnh cà mau (Trang 29 - 33)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. THIẾT KẾ THANG ĐO VÀ BẢNG CÂU HỎI

3.4.1. Đánh giá hoàn thiện thang đo

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu sơ bộ, với các khái niệm đưa vào mô hình của luận văn đều đã được chứng minh bởi những nghiên cứu trước. Là luận văn mang tính chất nghiên cứu lặp lại; nhóm đã tổng hợp các khái niệm và mô hình, thang đo của tác giả trước để xin ý kiến của các chuyên gia; Kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia đưa ra được về các biến quan được hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại các DN XK tôm tại tỉnh Cà Mau.

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm. Số đo của khái niệm là tổng điểm của từng phát biểu. Về mặt lý thuyết thang đo Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu.

26

3.4.2. Bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi có cấu trúc bốn phần gồm phần Giới thiệu dự án, phần Bảng câu hỏi chính, phần Thông tin doanh nghiệp, và phần Thông tin đáp viên.

Phần Giới thiệu dự án khái quát chung về dự án nghiên cứu bằng việc trả lời những câu hỏi: Ai thực hiện dự án này? Dự án nghiên cứu về cái gì? Dự án được thực hiện ở đâu? Dự án được tiến hành khi nào? Tại sao dự án này được triển khai?

Phần Bảng câu hỏi chính chứa đựng 52 biến quan sát của 12 yếu tố trong mô hình, các biến này được đo lường bằng thang đo khoảng, cụ thể là thang đo Likert 5 mức độ gồm 1-Hoàn toàn không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Trung lập, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng ý. Với thang điểm từ 1-5, người được hỏi có thể thể hiện mức độ đồng ý hay không đồng ý đối với các tuyên bố bằng cách lựa chọn mức điểm phù hợp; đáp viên không bị buộc phải đưa ra ý kiến thiên về một hướng mà thay vào đó họ có thể chọn mức trung bình (giữ ý kiến trung lập) cho vấn đề đưa ra. Dữ liệu sơ cấp thu được từ loại thang đo này rất thuận tiện cho việc xử lý và phân tích. Như vậy, phần Bảng câu hỏi chính thiết kế các biến quan sát đo lường bằng thang đo Likert 5 cấp độ.

Phần Thông tin DN và Thông tin đáp viên được thiết kế với các câu hỏi định danh và thứ bậc, mỗi phần có bốn câu hỏi. Trong đó, bốn câu hỏi về thông tin đáp viên và hai câu hỏi về thông tin DN được thiết kế để người được hỏi trả lời với một lựa chọn duy nhất; và hai câu hỏi còn lại về thông tin doanh nghiệp được thiết kế để đáp viên có thể lựa nhiều hơn một câu trả lời.

Bảng 3-1: Bảng mô tả thang đo định lƣợng chính thức CÁC NHÂN TỐ ĐỘC LẬP

STT Mã hóa Biến quan sát

I. CÔNG NGHỆ (CN)

1 CN1 Công nghệ chế biến và quản lý thường xuyên được cải tiến, nâng cấp

2 CN2 Công nghệ chế biến và quản lý tiên tiến, hiện đại 3 CN3 Công nghệ chế biến và quản lý luôn vận hành ổn định 4 CN4 Vốn cho nhu cầu đổi mới công nghệ luôn được đáp ứng

II. NGUỒN NHÂN LỰC (NL)

5 NL1 Quy trình tuyển dụng chặt chẽ

6 NL2 Trình độ học vấn của nhân viên đáp ứng tốt yêu cầu công việc

27

7 NL3 Chính sách đãi ngộ tác động tích cực đến người lao động 8 NL4 Nguồn nhân lực được hoạch định phát triển hợp lý

9 NL5 Công tác đào tạo nguồn nhân lực được tổ chức thường xuyên

III. TÀI CHÍNH (TC)

10 TC1 Khả năng huy động vốn rất dễ dàng

11 TC2 Các khoản vay luôn được thanh toán đầy đủ và đúng hạn 12 TC 3 Nguồn vốn luôn được đảm bảo an toàn

13 TC4 Nguồn vốn luôn được kiểm soát chặt chẽ

14 TC5 Nguồn vốn được sử dụng hiệu quả trong việc mở rộng quy mô doanh nghiệp

IV. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (VH)

15 VH1 Văn hóa của doanh nghiệp nhận được sự đồng thuận cao của lực lượng lao động

16 VH2 Doanh nghiệp có văn hóa phù hợp với đặc điểm ngành Xuất khẩu tôm

17 VH3 Tầm nhìn của doanh nghiệp được định hình rõ ràng 18 VH4 Tập thể nhân viên có sự hòa nhập và thống nhất cao

19 VH5 Văn hóa doanh nghiệp luôn ổn định cùng với sự phát triển của doanh nghiệp

V. GIÁ CẢ (GC)

20 GC1 Giá thành sản phẩm được tính toán hợp lý

21 GC2 Giá bán sản phẩm thay đổi linh hoạt theo thị trường 22 GC3 Giá thành sản phẩm thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh 23 GC4 Giá trị dịch vụ cao hơn so với đối thủ cạnh tranh

VI. NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG (TT)

24 TT1 Thông tin về thị trường luôn được theo dõi sát sao

25 TT 2 Thay đổi về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng luôn được doanh nghiệp nắm bắt nhanh nhạy

26 TT3 Cấp quản lý của doanh nghiệp luôn được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho các quyết định chiến lược

27 TT4 Ngân sách cho nhu cầu nghiên cứu thị trường luôn được đáp ứng

VII. NĂNG LỰC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU (XK)

28

29 XK2 Quy trình xuất khẩu được thiết kế logic, khoa học 30 XK3 Đơn đặt hàng được xử lý nhanh chóng

31 XK4 Bộ phận xuất khẩu có khả năng thương lượng, đàm phán hiệu quả

VIII. NĂNG LỰC QUẢN TRỊ THƢƠNG HIỆU (TH)

32 TH1 Thương hiệu của DN được nhiều người biết đến 33 TH2 Hình ảnh, uy tín của DN được khách hàng tin cậy 34 TH3 Sức mạnh thương hiệu được đo lường thường xuyên

35 TH4 Ngân sách cho nhu cầu quản trị thương hiệu luôn được đáp ứng

IX. TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG VÀ ĐÔI TÁC (KH)

36 KH1 DN thường xuyên tiếp cận khách hàng mới

37 KH2 DN kết nối chặt chẽ với nhiều nhà phân phối và nhà cung cấp

38 KH3 DN luôn sẵn sàng hợp tác, liên kết với các DN khác 39 KH4 DN luôn gắn bó mật thiết với xã hội địa phương

X. NĂNG LỰC TỔ CHỨC SẢN XUẤT (SX)

40 SX1 Trang thiết bị luôn vận hành an toàn

41 SX2 Chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát chặt chẽ

42 SX3 Khả năng tổ chức và đổi mới phương thức chế biến rất linh hoạt

43 SX4 Mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất cao 44 SX5 Năng suất chế biến đạt mức tối ưu

XI. THÍCH ỨNG VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI (TD)

45 TD1 DN dự báo chuẩn xác sự thay đổi của môi trường kinh doanh

46 TD2 DN phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh

47 TD3 Nhân viên dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc

48 TD4 Lãnh đạo DN nhạy bén với thời đại

49 TD5 Phong cách quản trị thay đổi linh hoạt với sự biến động của thị trường

NHÂN TỐ PHỤ THUỘC

29

50 CT1 DN đang cạnh tranh tốt với các đối thủ trong nước 51 CT2 DN đang cạnh tranh tốt với các đối thủ ngoài nước

52 CT3 Anh/chị tin rằng DN sẽ tiếp tục phát triển tốt trong dài hạn

(Nguồn: tự tổng hợp)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại tỉnh cà mau (Trang 29 - 33)