4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM
4.1.1. Tình hình xuất khẩu tôm của cả nƣớc
Trong giai đoạn 2013 – 2017, nhìn chung, xuất khẩu tôm cả nước vẫn giữ tốc độ tăng trưởng tương đối tốt mặc dù Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và rào cản từ các nước nhập khẩu. Đỉnh điểm là ở năm 2014, giá trị xuất khẩu tôm tăng mạnh, chạm mức kỷ lục 4,1 tỷ USD, tăng gần 36% so với năm trước đó. Tuy nhiên, đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm đột ngột giảm xuống còn 2,9 tỷ USD rồi lại tiếp tục tăng nhẹ trở lại, đạt 3,1 tỷ USD (tương đương 7%) trong năm 2016. Đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tôm dường như trở lại thời kỳ “hoàng kim”, ước đạt 3,8 tỷ USD, tương ứng với mức tăng 22% so với năm 2016.
Bảng 4-1: Biểu đồ giá trị XK tôm Việt Nam (2013 -2017)
(Nguồn: tự tổng hợp)
Ba khối thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản chiếm khoảng gần 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam. Tính tới tháng 12/2017, EU đã vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất nước ta khi giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt trên 862 triệu USD, tăng 43,7 % so với cùng kỳ năm 2016.
4.1.2. Tình hình nuôi tôm tại Cà Mau
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Cà Mau trên 530.000 ha, đặc thù 3 phía giáp biển với chiều dài bờ biển trên 254 km; có hệ thống sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài trên 10.000 km, có 87 cửa sông thông ra biển. Tỉnh Cà Mau có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm nước lợ.
Diện tích tôm nước lợ của tỉnh gần 280.000 ha, chiếm khoảng 40% diện tích nuôi tôm của cả nước. Cà Mau phát triển nhiều loại hình nuôi tôm, trong đó có 175 ha nuôi siêu thâm canh (ứng dụng công nghệ cao); gần 10.000 ha nuôi thâm canh;
41 266.2 268.5 299.6 278.6 280.8 138.2 139.9 146.4 145.2 173.5 0 50 100 150 200 250 300 350 2013 2014 2015 2016 2017
Diện tích thả nuôi và sản lượng tôm Cà Mau 2013-2017
Diện tích nuôi trồng (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
khoảng 95.000 ha nuôi quảng canh cải tiến; trên 173.000 ha nuôi quảng canh truyền thống (trong đó có tôm - rừng, tôm - lúa).
Tình hình thực tế qua các năm:
Bảng 4-2: Biểu đồ diện tích thả nuôi và sản lƣợng tôm tại Cà Mau (2013 -2017)
(Nguồn: tự tổng hợp)
Trong giai đoạn từ 2013 – 2017, diện tích thả nuôi tôm của tỉnh Cà Mau tăng từ 266.228 ha đến 280.849 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4%. Năm 2013, diện tích nuôi tôm 266.228 ha (chiếm 90,01% diện tích nuôi trồng toàn tỉnh), chủ yếu theo phương thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Đến 2014, diện tích nuôi tôm tăng lên 268.500 ha, trong đó, diện tích nuôi theo phương thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến 287.517 ha, nuôi thâm canh 8.665 ha, nuôi bán thâm canh 1.951 ha. Mô hình nuôi tôm công nghiệp đang được các sở, ban, ngành quan tâm đầu tư, hướng dẫn khoa học kỹ thuật,… nên diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng tôm tăng cao nhất vào năm 2015, đạt 299.653 ha, tăng 1,12% với diện tích thả nuôi nước lợ là 278.745 ha, tăng 3,5% so cùng kỳ còn diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 20.908 ha, giảm 7.259 ha, giảm 25,77% so cùng kỳ. Trong năm 2016, diện tích nuôi tôm ở Cà Mau giảm nhẹ 1,07% xuống còn 278.642 ha (chiếm 92,42% diện tích nuôi trồng toàn tỉnh), trong đó: diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là 274.912 ha (chia ra nuôi tôm sú 255.500 ha, tôm thẻ chân trắng là 19.412 ha) còn diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 4.335 ha (nuôi tôm càng xanh). Đến năm 2017, diện tích nuôi tôm 280.849 ha, tăng 0,59% so cùng kỳ (diện tích nuôi tôm siêu thâm canh/ nuôi trải bạt là 963 ha, nuôi tôm thâm canh là 8.912 ha). Có thể kể đến diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là 269.882 ha
42
(chia ra: nuôi tôm sú 260.489 ha, tôm thẻ chân trắng 9.393 ha), còn nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 10.967 ha (nuôi tôm càng xanh), chủ yếu nuôi ở huyện Thới Bình.
4.1.3. So sánh Cà Mau – Kiên Giang (2013-2017)
4.1.3.1. Diện tích nuôi trồng
Bảng 4-3: Biểu đồ thể hiện tổng diện tích nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau và Kiên Giang giai đoạn 2013 – 2017
(Nguồn: tự tổng hợp)
Bảng 4-4: Biểu đồ thể hiện sản lƣợng tôm tại tỉnh Cà Mau và Kiên Giang giai đoạn 2013 – 2017
(Nguồn: tự tổng hợp)
4.1.3.2. Kim ngạch xuất khẩu
So sánh về mặt địa lý, hiện Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất trong khu vực, tạo ra sản lượng tôm cao nhất. Dựa vào so sánh trên ta có thể thấy, sản lượng tôm hằng năm Cà Mau thu về so với Kiên Giang là rất lớn dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tôm nói riêng cũng như xuất khẩu thủy sản giữa hai tình này có sự chênh lệch rất lớn.
266,228 268,500 299,653 278,642 280,849 88,000 89,000 90,700 106,610 119,488
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng diện tích nuôi tôm tại Cà Mau và Kiên Giang 2013 - 2017
Cà Mau Kiên Giang
(ĐVT: ha)
138,214 139,967 146,427 145,179
173,500
41,978 51,430 52,210 56,862 62,000
2013 2014 2015 2016 2017
Sản lượng tôm ở Cà Mau và Kiên Giang 2013 - 2017
Cà Mau Kiên Giang
43 1.05 1.314 0.96 1 1.1 0.159 0.145 0.137 0.145 0.192 0 0.5 1 1.5 2013 2014 2015 2016 2017
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau - Kiên Giang 2013-2017
Cà Mau Kiên Giang
(ĐVT: tỷ USD)
Bảng 4-5: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản Cà Mau - Kiên Giang (2013-2017)
(Nguồn: tự tổng hợp)
Dựa vào số liệu từ Cục thống kê tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở Cả Mau tăng đều đặn qua các năm, có tốc độ tăng trưởng trung bình 3%/ năm, mức kim ngạch trung bình là 1.0848 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Kiên Giang bình quân tăng trưởng 7,8%/ năm, mức kim ngạch trung bình trong 5 năm được xét là 147 triệu USD/ năm. Trong đó, xuất khẩu tôm đóng góp rất nhiều vào lượng xuất khẩu hàng năm tại hai tỉnh, mang lại kim ngạch cao và biến Cà Mau, Kiên Giang trở thành 2 trong 3 tỉnh đầu tàu trong xuất khẩu tôm của quốc gia.
4.2. PHÂN TÍCH THÔNG TIN SƠ CẤP
4.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
Khảo sát chính thức được điều tra lấy ý kiến từ các cấp quản lý và chuyên viên các bộ phận thuộc các DN thủy sản xuất khẩu ở Cà Mau dưới đây:
Công ty TNHH Thuỷ sản CAMIMEX
Công ty Cổ phần Thương mại XNK thuỷ sản Thanh Đoàn (THADIMEXCO) Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy Sản và XNK Quốc Việt
Công ty Cổ phần XNK Đại Dương Xanh Toàn Cầu Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Tắc Vân Công ty Cổ phần Dịch vụ Thuỷ sản Cà Mau
…
Có 300 bản khảo sát được nhóm thu về sau quá trình khảo sát. Tiến hành kiểm tra và nhóm đã loại đi 24 phiếu không đạt yêu cầu, còn lại 276 (chiếm 92%) phiếu
44
8% 43% 49%
Quy mô DN
Trên 300 người đến 500 người Trên 500 người đến 1000 người Trên 1000 người
60.1% 39.9%
Loại hình DN
cổ phần TNHH
hợp lệ để tiến hành nhập dữ liệu. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu, nhóm tác giả đã có bộ dữ liệu khảo sát hoàn chỉnh với 276 mẫu.
4.2.2. Thống kê mô tả
Sau khi dữ liệu từ các bảng câu hỏi được thu thập và làm sạch xong, nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả kết cấu mẫu.
4.2.2.1. Thống kê thông tin của doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Bảng 4-6: Cơ cấu loại hình của các DN
3
(Nguồn kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)
Kết quả khảo sát cho thấy số người trả lời làm việc tại công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 60.1% và tại công ty TNHH chiếm tỉ lệ 39.9%. Đạt tỷ lệ tương đương với tỷ lệ các loại hình DN trong tổng thể các DN XK tôm ở Cà Mau (Cổ phần 60.73%, TNHH 39.37%)1. Cùng với số lượng đáp viên ở từng DN khá cân bằng (30 đáp viên/DN +/- 3), mẫu khảo sát có khả năng đại diện cho tổng thể.
Quy mô doanh nghiệp theo số lao động
Bảng 4-7: Cơ cấu quy mô của các DN
4
(Nguồn kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)
Kết quả phân tích mẫu khảo sát cho thấy tỷ lệ đáp viên thuộc các công ty có quy mô theo số lao động trên 1000 người chiếm 48.9%, thuộc các công ty có quy
1 Theo kết quả thống kê của nhóm tác giả dựa vào danh sách DN thủy sản xuất khẩu của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) và Cục Hải quan Việt Nam.
45
mô trên 300-500 người chiếm 8%, và thuộc các công ty có quy mô từ 500-1000 người, chiếm tỉ lệ 43.1%. Có thể kết luận các DN XK tôm Cà Mau có nhu cầu sử dụng lao động khá cao. Điều này cho thấy các công đoạn chế biến tôm còn phụ thuộc rất lớn vào bàn tay con người, máy móc công nghệ ở các DN chưa có khả năng thay thế sức lao động.
Thị trƣờng xuất khẩu chính
5Hình 4-6: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu chính của các DN
(Nguồn kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)
Kết quả khảo sát cho thấy số lượng đáp viên làm việc tại các DN có thị trường XK chính là các quốc gia châu Âu chiếm tỷ lệ cao nhất với 31,2%. Điều này cho thấy châu Âu là thị trường tiêu thụ nhất hấp dẫn đối với các DN XK tôm ở Cà Mau. Kế đó lần lượt là thị trường Bắc Mỹ gồm Canada và Hoa Kỳ chiếm 21,8%, thị trường Đông Á gồm các nước tiêu biểu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm 20,5%, thị trường Nam Mỹ với các quốc gia tiêu biểu như Mexico, Brazil, Chile chiếm 10,4%, còn lại là các thị trường khác chiếm tỷ lệ 16,3%.
4.2.2.2. Thống kê thông tin của đáp viên
Giới tính
Bảng 4-8: Cơ cấu giới tính của đáp viên
(Nguồn kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)
84%
16% Giới tính
nam nữ
46
Kết quả khảo sát cho thấy, trong 276 người tham gia khảo sát có 232 người là nam chiếm tỷ lệ 84% và 44 người là nữ tương ứng với 16% còn lại. Điều này thể hiện một điều phù hợp với thực tế là đa số cấp quản lý tại các DN XK tôm ở Cà Mau là nam giới.
Độ tuổi
Bảng 4-9: Cơ cấu độ tuổi của đáp viên
(Nguồn kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)
Trong 276 người tham gia khảo sát, số người ở độ tuổi trung niên chiếm phần lớn, điều này xảy ra vì đối tượng đáp viên chủ yếu là các nhà quản lý DN. Cụ thể, số người thuộc độ tuổi từ 41 – 50 tuổi chiếm đa số với 46,4%. Đáp viên ở độ tuổi này là những người có nhiều kinh nghiệm cũng như vốn hiểu biết trong lĩnh vực thủy sản. Kế đến là độ tuổi từ 25-40 chiếm 27,9%, sau đó là độ tuổi từ 51 đến 65 chiếm 16,3%. Độ tuổi 18-25 chiếm tỷ lệ khá thấp với 6,5%, đa số họ là chuyên viên, những người được lựa chọn điều tra để bù đắp cho số lượng mẫu thiếu hụt sau khi đã điều tra hầu hết các cấp quản lý. Độ tuổi trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2.9% - đây là độ tuổi nghỉ hưu nhưng một số người công tác ở khối DN tư nhân vẫn còn ở lại làm việc, đặc biệt là những người ở vị trí lãnh đạo hoặc chủ sở hữu DN.
Vị trí công tác của đáp viên
Bảng 4-10: Cơ cấu vị trí công tác của đáp viên
(Nguồn kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)
7% 28% 46% 16% 3% Độ tuổi Từ 18-24 tuổi Từ 25-40 tuổi Từ 41-50 tuổi Từ 51 đến 65 tuổi Trên 65 tuổi 2% 5% 12% 56% 25% Vị trí công tác Hội đồng Quản trị Ban Tổng giám đốc Ban giám đốc Cấp quản lý bộ phận Chuyên viên
47 47% 37% 16% Số năm làm việc Từ 1-3 năm Từ 4-6 năm Trên 6 năm
Theo thống kê, trong số 276 người tham gia khảo sát, số lượng đáp viên công tác ở vị trí các cấp quản lý bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất với 153 người chiếm 55.4%. Thấp nhất là số người có chức vụ trong Hội đồng Quản trị với 5 người chiếm 1.8%. Tỷ lệ này phản ánh đúng thực tế trong một DN, các cấp quản lý ở bộ phận chức năng có số lượng lớn hơn Ban giám đốc và Ban Tổng giám đốc. Những người là thành viên Hội đồng Quản trị có thể không thường trực tại công ty, do đó tỷ lệ tham gia khảo sát rất thấp.
Số năm làm việc ở vị trí hiện tại
Bảng 4-11: Cơ cấu số năm làm việc của đáp viên
7
(Nguồn kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)
Theo kết quả khảo sát cho thấy, trong 276 người tham gia khảo sát, đa số là người có thâm niên ở vị trí hiện tại từ 1-3 năm với 130 người chiếm 47.1%. Tỷ lệ người có số năm làm việc từ 4-6 năm xếp thứ nhì với 103 người chiếm 37.3%. Thấp nhất là người có số năm làm việc trên 6 năm với 43 người chiếm 15.6%.
4.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Bảng 4-12: Tổng hợp kiểm định chính thức độ tin cậy thang đo S T T Biến quan sát Hệ số tƣơng quan biến - tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến
Biến đã loại Trình độ công nghệ sản xuất (CN), Cronbach’s Alpha = 0.881
1 CN1 0.803 0.822
2 CN2 0.656 0.879
3 CN3 0.744 0.846
4 CN4 0.766 0.837
Nguồn nhân lực (NL), Cronbach’s Alpha = 0.816
5 NL1 0.716 0.749
6 NL2 0.559 0.795
48
8 NL4 0.545 0.797
9 NL5 0.669 0.762
Tài chính (TC), Cronbach’s Alpha = 0.873
10 TC1 0.773 0.829
11 TC2 0.689 0.849
12 TC3 0.583 0.875
13 TC4 0.673 0.853
14 TC5 0.793 0.823
Văn hóa DN (VH), Cronbach’s Alpha = 0.855
15 VH2 0.723 0.804
16 VH3 0.635 0.840
17 VH4 0.698 0.815
18 VH5 0.732 0.800
Giá cả (GC), Cronbach’s Alpha = 0.797
29 GC1 0.591 0.755
20 GC2 0.549 0.776
21 GC3 0.623 0.740
22 GC4 0.674 0.713
Nghiên cứu thị trƣờng (NCTT), Cronbach’s Alpha = 0.793
23 NCT1 0.652 0.719
24 NTC2 0.626 0.730
25 NCT3 0.570 0.760
26 NCT4 0.570 0.757
Tổ chức xuất khẩu (XK), Cronbach’s Alpha = 0.884
27 XK1 0.718 0.863
28 XK2 0.795 0.833
29 XK3 0.716 0.865
30 XK4 0.767 0.844
Năng lực quản trị thƣơng hiệu (TH), Cronbach’s Alpha = 0.862
31 TH1 0.651 0.847
32 TH2 0.777 0.797
33 TH3 0.688 0.834
34 TH4 0.726 0.817
Tìm kiếm khách hàng và đối tác (KH), Cronbach’s Alpha = 0.772
49
35 KH1 0.517 0.747
36 KH2 0.669 0.665
37 KH3 0.561 0.725
38 KH4 0.554 0.729
Năng lực tổ chức sản xuất (TCSX), Cronbach’s Alpha = 0.870
TCSX3 – 0.201 39 TCSX1 0.800 0.803 40 TCSX2 0.660 0.859 41 TCSX4 0.744 0.825 42 TCSX5 0.691 0.847
Khả năng thích ứng và quản lý sự thay đổi (QLTD), Cronbach’s Alpha = 0.796 QLTD4 – 0.004 43 QLTD1 0.677 0.716 44 QTLD2 0.711 0.697 45 QTLD3 0.682 0.718 46 QLTD5 0.454 0.858
Năng lực cạnh tranh tổng thể (NLCT), Cronbach’s Alpha = 0.921
47 NLCT1 0.888 0.848
48 NLCT2 0.812 0.911
49 NLCT3 0.829 0.896
(Nguồn kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)
Kết quả đánh giá Cronbach‟s Alpha được thể hiện ở bảng 4.13 cho thấy nhóm
“Trình độ công nghệ sản xuất”: Cronbach‟s Alpha = 0.881 > 0.6, các hệ số Cronbach‟s Alpha nếu loại biến không có giá trị nào lớn đáng kể 0.881 hơn (giá trị Cronbach‟s Alpha tổng) và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến quan sát trong nhóm “Trình độ công nghệ sản xuất” đều có giá trị ≥ 0.3 nên chấp nhận nhóm nhân tố này với 4 biến quan sát.
Kết quả đánh giá Cronbach‟s Alpha được thể hiện ở bảng 4.13 cho thấy nhóm “Nguồn nhân lực”: Cronbach‟s Alpha = 0.816 > 0.6, các hệ số Cronbach‟s Alpha nếu loại biến không có giá trị nào lớn đáng kể hơn 0.816 (giá trị Cronbach‟s Alpha tổng) và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến quan sát trong nhóm “Nguồn nhân lực” đều có giá trị ≥ 0.3 nên chấp nhận nhóm nhân tố này với 5 biến quan sát.
Kết quả đánh giá Cronbach‟s Alpha được thể hiện ở bảng 4.13 cho thấy nhóm “Năng lực tài chính”: Cronbach‟s Alpha = 0.873 > 0.6, các hệ số Cronbach‟s Alpha nếu loại biến không có giá trị nào lớn đáng kể hơn 0.873 (giá trị Cronbach‟s Alpha
50
tổng) và hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sát trong nhóm “Năng lực tài