KẾT LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại tỉnh cà mau (Trang 84 - 85)

CHƢƠNG 5 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

Từ kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp với các biến quan sát về giới tính, độ tuổi, vị trí làm việc, số năm làm việc đã tạo nên thêm cơ sở và tiền để đánh giá mô tả chính xác cho đối tượng tham gia khảo sát. Đây là những biến định tính góp phần bổ sung ý nghĩa và tăng độ tin cậy cũng như sự đa dạng, phong phú cho đề tài nghiên cứu.

Phân tích hồi quy ở chương 4 đã đưa ra mức độ tác động của 11 nhân tố theo thứ tự lần lượt mạnh nhất đến yếu nhất: “Năng lực tài chính” (0.240), “Trình độ CN sản xuất” (0.235), “Tổ chức xuất khẩu” (0.227), “Năng lực nghiên cứu thị trường” (0.207), “Năng lực giá cả” (0.206), “Tìm kiếm khách hàng và đối tác” (0.193), “Nguồn nhân lực” (0.184), Tổ chức sản xuất” (0.176), “Khả năng thích ứng và quản lý thay đổi” (0.157), “Quản trị thương hiệu” (0.140), “Văn hóa DN” (0.034). Với kết quả này mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết đã được chứng minh. Tuy nhiên dưới sự tác động của các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc trong mô hình, đây là cơ sở để đưa ra giải pháp cho cuộc nghiên cứu. Ngoài ra với những thông tin thứ cấp trong quá trình thu thập được, nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp đề xuất và kiến nghị nhằm mang đến sự hoàn thiện cho cuộc nghiên cứu, tiến đến đáp ứng mục đích nghiên cứu của đề tài được đặt ra ban đầu.

5.1.1. Thuận lợi

Đề tài nghiên cứu của nhóm là: “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại tỉnh Cà Mau” đánh vào một vấn đề đã và đang được mọi người quan tâm hiện nay đó là NLCT. Nâng cao NLCT là vấn đề quan trọng để DN có thể chiếm vị thế trên đấu trường quốc tế. Vì vậy, trong quá trình hình thành ý tưởng đến xác định mô hình, khảo sát ý kiến đều nhận được sự góp ý kiến và giúp đỡ nhiệt tình của mọi người.

Thông qua bài nghiên cứu thì nhóm đã xác định được các yếu tố nào ảnh hưởng đến NLCT xuất khẩu tôm và yếu tố nào có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất cũng như thấp nhất. Nhờ vào kết quả nghiên cứu trên mà nhóm có được giải pháp giúp các DN xuất khẩu tôm nâng cao NLCT và nâng cao vị thế trong nước cũng như trên thương trường quốc tế.

5.1.2. Khó khăn và hạn chế

Mặc dù đã đạt được kết quả nghiên cứu như mong muốn và thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

81

Thứ nhất, nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian ngắn, sự hạn chế về thời gian đã ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo phù hợp nhất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu các nhân tố.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả cũng gặp những khó khăn nhất định như việc tiếp cận với các chuyên gia, thời gian gặp gỡ có giới hạn cũng như chưa lĩnh hội được hết các ý kiến đóng góp và một số kiến thức nhất định.

Thứ ba, số mẫu 276 mà nhóm tác giả nghiên cứu là chưa đủ lớn, số lượng mẫu này chỉ đại diện cho một phần nhỏ tổng thể chứ không phải tổng quát chung của toàn ngành xuất khẩu tôm tại tỉnh Cà Mau. Vì vậy, số lượng nhân viên của các doanh nghiệp được mời trả lời khảo sát chưa thể đánh giá tổng quát hết NLCT xuất khẩu tôm tại tỉnh Cà Mau.

Để hoàn thiện mô hình nghiên cứu và đạt được kết quả tốt hơn, các đề tài nghiên cứu tiếp theo về nâng cao NLCT các DN xuất khẩu tôm tại tỉnh Cà Mau cần phải:

Tiến hành nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn nhằm đạt được mức độ đại diện cho tổng thể tốt hơn.

Nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, với nhiều đối tượng để làm tăng sự đa dạng về đối tượng khảo sát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại tỉnh cà mau (Trang 84 - 85)