Nhân tố “Giá cả”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại tỉnh cà mau (Trang 71)

Bảng 4-26 : Giá trị trung bình nhân tố Tài chính

4.4.5. Nhân tố “Giá cả”

Bảng 4-27: Giá trị trung bình nhân tố Giá cả

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Giá cả” có điểm trung bình là 3.01 được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó biến quan sát GC3 có điểm trung bình cao nhất là 3.04; biến quan sát GC1 có điểm trung bình thấp nhất là 2.96. Giá cả là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh quốc tế. Mặc dù có nguồn nhân lực giá rẻ và nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng yếu tố này chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Thực tế cùng với mức điểm đánh giá cho thấy giá cả của các mặt hàng tôm nước ta chưa tạo được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân bởi vì có nhiều chi phí phát sinh do tính không ổn định từ nhiều phía ch ng hạn như việc quản lý và hoạch định lực lượng lao động với nhiều biến động đòi hỏi chi phí cao; nguồn nguyên liệu điều vào thiếu ổn định khiến chi phí thu mua bị đội lên nhiều lần; việc kiểm soát và chọn lọc nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu khắt khe của các quốc gia nhập khẩu về dư lượng kháng sinh kéo theo việc gia tăng chi phí. Chưa kể đến một số doanh nghiệp còn bị áp thuế chống bán phá giá với một số mặt hàng.

4.4.6. Nhân tố “Nghiên cứu thị trƣờng”

Bảng 4-28: Giá trị trung bình nhân tố Nghiên cứu thị trƣờng

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

3.01 2.96 3.02 3.04 3.03 1.0000 3.0000 5.0000 GC_TH gc1 gc2 gc3 gc4 Giá trị trung bình

68 3.18 3.13 3.16 3.21 3.21 1.0000 3.0000 5.0000 TCXK_TH tcxk1 tcxk2 tcxk3 tcxk4 Giá trị trung bình

Từ kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Nghiên cứu thị trường” có điểm trung bình là 2.55 được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó biến quan sát NC3 có điểm trung bình cao nhất là 2.58; biến quan sát NC1 có điểm trung bình thấp nhất là 2.54. Nghiên cứu thị trường là một lĩnh vực của ngành Marketing, ở Việt Nam ta lĩnh vực này chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, do đó mà hệ thống dữ liệu và khai thác thông tin còn khá hạn chế. Xuất khẩu tôm đòi hỏi theo dõi sát sao biến động về nhu cầu cũng như xu hướng thị trường quốc tế, làm được điều này cần bỏ ra chi phí để tự nghiên cứu hoặc thuê các công ty trung gian cung cấp dịch vụ. Đối với các DN xuất khẩu tôm tỉnh Cà Mau, ngân sách cho nhu cầu nghiên cứu thị trường và nhân tố nghiên cứu thị trường nói chung còn đang ở mức trung bình (2.55/5 điểm). Điều này làm hạn chế hiểu biết của các DN về thị trường và có thể khiến các DN rơi vào thế bị động.

4.4.7. Nhân tố “Tổ chức xuất khẩu”

Bảng 4-29: Giá trị trung bình nhân tố Tổ chức xuất khẩu

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Tổ chức xuất khẩu” có điểm trung bình là 3.18 được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó biến quan sát TCXK3 có điểm trung bình cao nhất là 3.21; biến quan sát TCXK1 có điểm trung bình thấp nhất là 3.13. Các DN xuất khẩu tôm tại Cà Mau có năng lực tổ chức xuất khẩu ở mức trung bình với 3.18/5 điểm. Trong các biến quan sát, biến khả năng thương lượng và đám phán hiệu quả cùng với biến đơn hàng xuất khẩu được xử lý nhanh chóng được đánh giá cao nhất với 3.21 điểm. Theo sau là quy trình xuất khẩu được thiết kế logic, khoa học (3.16/5). Điều này cho thấy trình độ của nhân lực ở bộ phận xuất khẩu của các DN đáp ứng vừa đủ khả năng xử lý các đơn hàng xuất khẩu, biến này được đánh giá ở mức trung bình với 3.13 điểm.

69 2.43 2.35 2.40 2.50 2.45 1.0000 3.0000 5.0000 TH_TH th1 th2 th3 th4 Giá trị trung bình 2.83 2.81 2.99 2.80 2.74 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000 KH_TH kh1 kh2 kh3 kh4 Giá trị trung bình

Bảng 4-30: Giá trị trung bình nhân tố Quản trị thƣơng hiệu

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Quản trị thương hiệu” có điểm trung bình là 2.43 được đánh giá ở mức thấp. Trong đó biến quan sát TH3 có điểm trung bình cao nhất là 2.50; biến quan sát TH1 có điểm trung bình thấp nhất là 2.35. Thương hiệu của các DN xuất khẩu tôm ở Cà Mau chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, điều này thể hiện ở mức đánh giá khá thấp (2.43/5). Sản phẩm của các DN xuất khẩu tôm sau khi được xuất sang nước ngoài, phần lớn được các nhà nhập khẩu tung ra các siêu thị với đóng gói và nhãn mác của họ. Trên bao bì đóng gói sản phẩm ở các siêu thị nước ngoài, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm tôm được thể hiện rất hạn chế, chưa nói đến tên thương hiệu của các DN Việt hầu như không xuất hiện. Từ đó có thể thấy, các DN xuất khẩu tôm ở Cà Mau chưa chú trọng vấn đề làm thương hiệu hay quản trị thương hiệu. Thương hiệu có nhận biết kém có thể gây cản trở cho chiến lược tăng doanh số và mở rộng thị phần của các DN, điều này ảnh hưởng đến năng lực tranh của các DN xuất khẩu tôm ở Cà Mau trên thị trường quốc tế.

4.4.9. Nhân tố “Tìm kiếm khách hàng và đối tác”

Bảng 4-31: Giá trị trung bình nhân tố Tìm kiếm khách hàng và đối tác

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Tìm kiếm khách hàng và đối tác” có điểm trung bình là 2.83 được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó biến quan sát KH2 có điểm trung bình cao nhất là 2.99; biến quan sát KH4 có điểm trung bình

70 3.04 3.30 2.94 3.14 2.78 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000 TCSX_TH tcsx1 tcsx2 tcsx4 tcsx5 Giá trị trung bình 2.8352 2.86 2.90 2.74 2.87 1.0000 3.0000 5.0000 TD_TH td1 td2 td3 td5 Giá trị trung bình

thấp nhất là 2.74. Khả năng tìm kiếm khách hàng và đối tác của các DN xuất khẩu tôm ở Cà Mau đang ở mức trung bình. Hầu hết các DN thường tìm kiếm khách hàng và đối tác thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm ngành thủy sản được tổ chức trên phạm vi quốc tế. Đây là cách làm mới mẻ đối với các DN Việt nhưng đem lại hiệu quả cao nhờ mạng lưới liên kết trong ngành khá rộng. Tuy nhiên, mức độ tiếm cận khách hàng mới được đánh giá ở mức trung bình với 2.81 điểm cho thấy các DN chưa tích cực tham gia các hoạt động này.

4.4.10. Nhân tố “Tổ chức sản xuất”

Bảng 4-32: Giá trị trung bình nhân tố Tổ chức sản xuất

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Tổ chức sản xuất” có điểm trung bình là 3.04 được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó biến quan sát TCSX1 có điểm trung bình cao nhất là 3.30; biến quan sát TCSX5 có điểm trung bình thấp nhất là 2.78. Năng lực tổ chức sản xuất của các DN được đánh giá ở mức trung bình và nổi bật nhất là khả năng vận hành sản xuất an toàn với 3.3 điểm. Bên cạnh đó, khả năng tổ chức và đổi mới phương thức chế biến được đánh giá chưa có độ linh hoạt cao với 2.94 điểm. Đây là điểm làm hạn chế khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho mặt hàng tôm của các DN Cà Mau.

4.4.11. Nhân tố “Khả năng thích ứng và quản lý với sự thay đổi”

Bảng 4-33: Giá trị trung bình nhân tố Khả năng thích ứng và quản lý với sự thay đổi

9

71

Từ kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Khả năng thích ứng và quản lý sự thay đổi” có điểm trung bình là 2.8352 được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó biến quan sát TD2 có điểm trung bình cao nhất là 2.90; biến quan sát TD3 có điểm trung bình thấp nhất là 2.74. Trong môi trường kinh doanh quốc tế nhiều biến động như hiện nay, các DN cần chú trọng khả năng quản lý và thích ứng với sự thay đổi nhưng các DN xuất khẩu tôm Cà Mau chưa thể hiện khả năng này thật tốt với điểm đánh giá đang ở mức trung bình.

4.4.12. Nhân tố “Năng lực cạnh tranh của DN”

Bảng 4-34: Giá trị trung bình nhân tố Năng lực cạnh tranh của DN

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Năng lực cạnh tranh tổng thể” có điểm trung bình là 2.9269 được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó biến quan sát CT1 có điểm trung bình cao nhất là 3.08; biến quan sát CT2 có điểm trung bình thấp nhất là 2.82. Năng lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu tôm Cà Mau nhìn chung được đánh giá ở mức trung bình là sát với nhìn nhận của nhiều chuyên gia trong ngành.

Bảng 4-35: Thống kê GTTB cho các yếu tố

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ đồ thị cho thấy, điểm đánh giá trung bình cao nhất là nhân tố NL (đánh giá ở mức cao); tiếp theo là các nhân tố có điểm đánh giá trung bình là VH, TCXK, TCSX, KH, NLCT, CN, GC, TD, TC, NC và cuối cùng là nhân tố có điểm đánh giá

2.9269 3.08 2.82 2.89 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000 NLCT_TH ct1 ct2 ct3 Giá trị trung bình 2.9269 2.7471 3.4870 2.7590 3.1811 3.0064 2.5501 3.1842 2.4289 2.8314 3.0383 2.8352 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000

72

trung bình thấp nhất là nhân tố TH (đánh giá ở mức thấp). Điều đó cho thấy cần phải cải thiện và tập trung phát triển nhân tố “Thương hiệu” để làm tăng mức độ năng lực cạnh tranh của DN.

4.5. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT

4.5.1. Kiểm định Independent Samples T-test

 Kiểm định giả thuyết H12: Có sự khác biệt về đánh giá năng lực cạnh tranh của DN giữa các cấp quản lý nam và nữ.

Bảng 4-36: Sự khác biệt trong đánh giá chung giữa nam và nữ

Giới_tính N Trung bình Độ lệch chuẩn

NLCT_TH nam 232 3,0369 ,34726

nữ 44 2,3473 ,12346

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Bảng 4-37: Kết quả kiểm định T-test về sự khác biệt trong đánh giá chung giữa hai giới tính

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả kiểm định Independent Samples T-Test cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định phương sai Sig = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết phương sai bằng nhau giữa 2 nhóm giới tính. Do đó, sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng phương sai không bằng nhau, ta thấy mức ý nghĩa của kiểm định t có giá trị Sig = 0.000 < 0.05 nên có sự khác biệt về đánh giá năng lực cạnh tranh của DN giữa các cấp quản lý nam và nữ. Cụ thể là nhìn vào bảng kết quả thống kê theo nhóm, ta thấy nhóm đáp

Levene's Test for Equality of Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differen ce Std. Error Differen ce NLCT_T H Equal variances assumed 39,452 ,000 13,001 274 ,000 ,68958 ,05304 Equal variances not assumed 23,430 189,439 ,000 ,68958 ,02943

73

viên nam (mean = 3.0369) đánh giá mức độ năng lực cạnh tranh của các DN cao hơn nhóm đáp viên nữ (mean = 2.3473). Qua đánh giá về tình hình và triển vọng NLCT của các DN, có thể thấy nhóm đáp viên nam là những người lạc quan và đầy tự tin, trong khi đó các đáp viên nữ là những người thận trọng và ít lạc quan hơn. Đối với cả hai nhóm đáp viên, cấp quản lý chiếm đa số (74,6%) và giới tính nam cũng chiếm đa số (84%). Điều này cho thấy cấp quản lý là nam là những người có vai trò dẫn dắt chủ đạo, sự lạc quan và tự tin của họ có ý nghĩa thúc đẩy DN đi lên bằng sự lôi cuốn về triển vọng phía trước, thúc đẩy các nhân viên cấp dưới làm việc tích cực hơn.

Kết quả kiểm định: chấp nhận giả thuyết H12.

Kiểm định giả thuyết H13: Có sự khác biệt về đánh giá NLCT giữa các loại hình DN.

Bảng 4-38: Sự khác biệt trong đánh giá chung giữa các nhóm loại hình DN

loại_hình_DN N Trung bình Độ lệch chuẩn NLCT_T H cổ phần 166 3,1871 ,29385 TNHH 110 2,5343 ,18308

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Bảng 4-39: Kiểm định T-test về đánh giá chung giữa các nhóm loại hình DN

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Std. Error Difference NLCT_TH Equal variances assumed 28,800 ,000 20,774 274 ,000 ,03142 Equal variances not assumed 22,730 273,080 ,000 ,02872

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả kiểm định Independent Samples T-Test cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định phương sai Sig = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết phương sai bằng nhau giữa 2 loại hình DN. Do đó, sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng phương sai không bằng nhau, ta thấy mức ý nghĩa của kiểm định t có giá trị Sig = 0.000 < 0.05 nên có sự khác biệt về đánh giá năng lực cạnh tranh của DN giữa 2 loại hình DN. Cụ thể là nhìn vào bảng kết quả thống kê theo nhóm, ta thấy DN cổ phần (mean = 3.1871) có đánh giá mức độ năng lực cạnh tranh cao hơn DN TNHH (mean = 2.5343). Điều này cho thấy loại hình DN cổ phần được nhìn nhận cao hơn về khả

74

năng cạnh tranh, có thể bởi vì có những ưu điểm về cơ cấu vốn cổ phần linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn, khả năng huy động vốn cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, và tính minh bạch cũng như hoạt động của công ty được kiểm soát chặt chẽ.

Kết quả kiểm định: chấp nhận giả thuyết H13.

4.5.2. Kiểm định ANOVA

Kiểm định giả thuyết H14: Có sự khác biệt về đánh giá NLCT giữa các độ tuổi.

Bảng 4-40: Kiểm định Homogeneity về phƣơng sai giữa các nhóm độ tuổi

Test of Homogeneity of Variances NLCT_TH

Levene Statistic df1 df2 Sig. 6,683 4 271 ,000

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả kiểm định (Levene Statistics), phương sai giữa các nhóm độ tuổi cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết phương sai bằng nhau. Do đó bảng kết quả ANOVA sử dụng không tốt, lựa chọn Post Hoc Test với điều kiện phương sai không bằng nhau (sử dụng kết quả kiểm định Tamhane).

Bảng 4-41: Sự khác biệt trong đánh giá chung giữa các nhóm độ tuổi

N Trung bình Độ lệch chuẩn Từ 18-24 tuổi 11 2,2278 ,09626 Từ 25-40 tuổi 114 2,5618 ,11302 Từ 41-50 tuổi 57 2,9877 ,16171 Từ 51 đến 65 tuổi 56 3,4878 ,10715 Trên 65 tuổi 38 3,8863 ,11351 Total 276 2,9269 ,40943

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Bảng 4-42: Kiểm định Tamhane về sự khác biệt trong đánh giá chung giữa các nhóm độ tuổi

(I) độ_tuổi (J) độ_tuổi Std. Error Sig.

Từ 18-24 tuổi

Từ 25-40 tuổi ,02609 ,000

Từ 41-50 tuổi ,02681 ,000

75 Trên 65 tuổi ,04610 ,000 Từ 25-40 tuổi Từ 18-24 tuổi ,02609 ,000 Từ 41-50 tuổi ,01924 ,000 Từ 51 đến 65 tuổi ,02052 ,000 Trên 65 tuổi ,04215 ,000 Từ 41-50 tuổi Từ 18-24 tuổi ,02681 ,000 Từ 25-40 tuổi ,01924 ,000 Từ 51 đến 65 tuổi ,02143 ,000 Trên 65 tuổi ,04260 ,000 Từ 51 đến 65 tuổi Từ 18-24 tuổi ,02775 ,000 Từ 25-40 tuổi ,02052 ,000 Từ 41-50 tuổi ,02143 ,000 Trên 65 tuổi ,04319 ,000 Trên 65 tuổi Từ 18-24 tuổi ,04610 ,000 Từ 25-40 tuổi ,04215 ,000 Từ 41-50 tuổi ,04260 ,000 Từ 51 đến 65 tuổi ,04319 ,000

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp)

Từ kết quả so sánh trung bình từng cặp (Tamhane) cho thấy tất cá các cặp độ tuổi có giá trị Sig < 0.05 nên kết luận có sự khác biệt về đánh giá NLCT giữa các độ tuổi. Nhóm đáp viên cao tuổi hơn có xu hướng đánh giá về NLCT cao hơn. Đây là một điều gây nhạc nhiên cho nhóm nghiên cứu. Những người trẻ hơn dường như có quan điểm cho rằng các DN khác trong ngành có NLCT mạnh hơn DN mà họ đang làm việc. Những người lớn tuổi hơn có thể là những người đã gắn bó lâu năm với doanh nghiệp, có lẽ do đó mà họ có sự ưu ái về NLCT của DN mình.

Kết quả kiểm định: chấp nhận giả thuyết H14.

Kiểm định giả thuyết H15: Có sự khác biệt về đánh giá NLCT giữa các vị trí làm việc trong DN.

Bảng 4-43: Kiểm định Homogeneity về phƣơng sai giữa các nhóm vị trí làm việc

Test of Homogeneity of Variances

NLCT_TH Levene Statistic

df1 df2 Sig.

12,172 4 271 ,000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại tỉnh cà mau (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)