Vai trò của công đoàn:

Một phần của tài liệu tổng quan về quản trị nhân sự (Trang 67 - 70)

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại tổ chức công đoàn, kể cả mỗi quốc gia cũng có thể có nhiều tổ chức công đoàn (đặc biệt ở các nước thuộc Châu Âu). Ở một số nước TBCN, trong một DN cũng có thể có nhiều tổ chức công đoàn cùng tồn tại và hoạt động; người lao động có quyền tự do và tính tự nguyện (khi thấy cần thiết) tham gia vào các tổ chức công đoàn. Ở một số nước TBCN, còn có cả tổ chức công đoàn của những người chủ sử dụng lao động (công đoàn của giới chủ).

Nguyên nhân và động cơ tham gia các tổ chức công đoàn của người lao động rất đa dạng, có thể do:

- Quan hệ giữa công nhân lao động và giới chủ nhân là mối quan hệ mang tính chất đối kháng giai cấp giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản.

- Do động cơ và mục đích tập hợp để chống giai cấp bóc lột. - Do xu hướng hoặc do qui định bắt buộc trong một số DN tất cả công nhân phải tham gia tổ chức công đoàn.

- Đại bộ phận công nhân lao động tham gia tổ chức công đoàn thường do hai lý do cơ bản: Lợi ích kinh tế (quyền lợi thu nhập của người lao động) và để giảm bớt, hạn chế các đối xử không công bằng từ phía lãnh đạo DN, từ giới chủ.

Nhưng thực tế ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước TBCN, các công đoàn viên đa số thuộc bộ phận công nhân lao động nghèo, có thu nhập thấp và ở những DN có chính sách nhân sự còn bất công, không công bằng trong chính sách thu nhập và các đối xử khác.

Nhưng cũng có những công nhân lao động không muốn tham gia tổ chức công đoàn, mà theo Cherrington, có thể xuất phát từ ba nguyên nhân sau:

1.Một số công nhân lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật thích tham gia các tổ chức hiệp hội chuyên ngành, kỹ thuật hơn là tham gia tổ

chức công đoàn (như Hiệp hội ngành ý, Hiệp hội kỷ sư, bác sĩ, nhà giáo v.v…).

2.Do không đồng tình với quan điểm và mục tiêu hoạt động của tổ chức công đoàn. Theo quan điểm của số công nhân lao động này, thì tổ chức công đoàn nên đoàn kết với lãnh đạo, chủ DN hơn là đấu tranh để nổ lực tìm cách nâng cao năng suất lao động, hiệu quả SXKD để làm tăng thu nhập cho mọi thành viên trong DN.

3.Do một bộ phận nhân viên, công nhân lao động có khuynh hướng đoàn kết, hòa đồng với lãnh đạo DN (nhất là tại các DN nhỏ, chủ thợ thường xuyên gần gủi thông cảm, hiểu biết nhau). Quan điểm của một bộ phận nhân viên, người lao động này cho rằng tiền lương công bằng với một chính sách quản trị nguồn nhân lực tốt, tiến bộ, cởi mở là lý do cơ bản, quan trọng khiến người lao động thấy không cần thiết phải tham gia tổ chức công đoàn.

Việc tham gia tổ chức công đoàn của công nhân lao động tại mỗi nước có khác nhau, như ở Australia tỷ lệ tham gia là 46% (trên tổng số công nhân lao động); ở Áo (Autriche) là 61%, ở Anh (52%), Canada (38%), Đan Mạch (Dannemark) 93%, ở Pháp (17%), ở Nhật (29%), Hà Lan (Holland) 28%, Thụy Điển (83%), Hoa Kỳ (17%) v.v…

Theo Cherrington, với xu hướng có nhiều thay đổi kinh tế, chính trị trong tương lai sẽ đưa đến hệ quả tỷ lệ đoàn viên công đoàn ngày một giảm đi vì các lý do sau:

a. Phần lớn người lao động làm việc trong các DN nhỏ (vì trên thế giới loại hình DN nhỏ và vừa ngày một phát triển về số lượng), là thế giới loại hình DN nhỏ và vừa ngày một phát triển về số lượng), là những DN phi tổ chức công đoàn.

b. Nhiều người lao động làm việc theo hợp đồng tạm thời hoặc bán thời gian cảm thấy không cần thiết hoặc không có nhu cầu gì về bán thời gian cảm thấy không cần thiết hoặc không có nhu cầu gì về quyền lợi để phải tham gia tổ chức công đoàn.

c. Với đà phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các ngành ngày một hiện đại, phương tiện máy móc (kể cả người robot) dần ngành ngày một hiện đại, phương tiện máy móc (kể cả người robot) dần dần thay thế số lao động chân tay, số công nhân sản xuất trực tiếp, trái lại làm tăng quân số lao động trí thức, số nhân viên văn phòng không muốn tham gia vào tổ chức công đoàn vì không thiết thân với quyền lợi của họ.

d. Dần dần vai trò của luật pháp và Tòa án lao động đã và sẽ đảm bảo giải quyết các tranh chấp lao động một cách ổn thỏa, kể cả việc luật bảo giải quyết các tranh chấp lao động một cách ổn thỏa, kể cả việc luật pháp qui định rõ ràng các nội dung yêu cầu về thỏa ước lao động, nên vai trò công đoàn ngày một lu mờ, không còn cần thiết mấy ở nhiều nước.

các DN phải nổ lực nâng cao tính linh hoạt, cải tiến cơ cấu tổ chức của DN phù hợp với biến động của xã hội. Từ đó, nội dung thỏa ước lao động cũng phải linh hoạt thay đổi theo.

f. Riêng tại VN, chỉ có duy nhất một loại tổ chức công đoàn được định nghĩa: “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của được định nghĩa: “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động VN tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản VN; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội VN; là trường học XHCN của người lao động”.

- Theo Luật công đoàn năm 1990, xác định vai trò của công đoàn có 3 nhiệm vụ quan trọng:

1. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm cùng tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết trách nhiệm cùng tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

2. Tham gia vào quản lý DN, quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo qui định của pháp luật.

3. Động viên giáo dục người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nhưng, mặc dù nhà nước khuyến khích người lao động, nhân viên ở tất cả DN (thuộc mọi thành phần kinh tế) tham gia tổ chức công đoàn và tất cả DN cần thành lập công đoàn, nhưng trong thực tế hiện nay cả nước chỉ mới có 4305 DN đã thành lập tổ chức công đoàn trong tổng số 10.000 – 12.000 DN có số lao động từ 10 người trở lên, với tổng số lao động 263.455 người.

Đặc điểm ở VN là trong các DN nhỏ thường có mối quan hệ bà con, bạn bè thân thiết giữa người sử dụng lao động và người lao động, nên có nhiều vấn đề tế nhị, cho dù bị bóc lột, người lao động cũng không dám phàn nàn hoặc đấu tranh vì ngại đụng chạm đến các vấn đề tình cảm trên.

- Trong các DNNN, thì nhờ có sự lãnh đạo sâu sát của các chi bộ Đảng (trong đó thường có thành viên Ban chấp hành hay chủ tịch công đoàn cơ sở), nên cũng ít khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẩn gì giữa tập thể người lao động và lãnh đạo DNNN.

- Riêng trong các DN có vốn đầu tư 100% của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, công nhân lao động thường có trình độ văn hóa cao hơn các DN trong nước, nhưng điều kiện làm việc thường lại rất khắc khe hơn nhiều so với tại các DN ngoài quốc doanh.

Ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài này, ngoài đòi hỏi lợi ích kinh tế bị vi phạm như tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc, người

công nhân lao động còn phải đấu tranh với những sự ngược đãi, các hành vi thô bạo, xúc phạm nhân phẩm công nhân của các nhà quản lý, các chủ nhân ông nước ngoài v.v…

Một phần của tài liệu tổng quan về quản trị nhân sự (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w