Tiến trình chuẩn bị và thực hiện phỏng vấn:

Một phần của tài liệu tổng quan về quản trị nhân sự (Trang 40 - 42)

Được tiến hành theo 5 bước: Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn:

- Kiểm tra cụ thể công việc dự tuyển, nghiên cứu bản mô tả công việc bản tiêu chuẩn công việc để nắm chắc các yêu cầu, đặc điểm của công việc và mẫu nhân viên lý tưởng, phù hợp nhất cho công việc.

- Nghiên cứu hồ sơ lý lịch của ứng viên (ưu điểm, nhược điểm và các điểm cần làm rõ thêm).

- Xác định địa điểm, thời điểm phỏng vấn thích hợp để thông báo mời ứng viên.

Bước 2: Chuẩn bị các nội dung câu hỏi phỏng vấn:

- Phân loại và xác định nội dung các loại câu hỏi: câu hỏi chung (để tìm hiểu động cơ, quan điểm, sở thích, khả năng hoà mình với tập thể v.v…), câu hỏi đặc trưng cho từng loại công việc (tìm hiểu năng lực, sở trường, kỷ năng nghề nghiệp, các đặc điểm cá nhân cần phù hợp

với công việc), câu hỏi riêng biệt (tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, một số đặc điểm của cá nhân trong nghề nghiệp).

- Các ứng viên khác nhau thường phải trả lời nhiều câu hỏi riêng biệt khác nhau và loại câu hỏi riêng biệt thường sử dụng trong các

cuộc phỏng vấn không chỉ dẫn.

Bước 3: Xây dựng hệ thống thang điểm để đánh giá các câu hỏi:

- Áp dụng đánh giá theo thang điểm 10 để phân loại chất lượng trả lời các câu hỏi: tốt, khá, trung bình, yếu và kém.

- Việc đánh giá các câu hỏi đều có liên quan đến các đặc điểm tâm lý cá nhân, quan điểm, các giá trị văn hoá, tinh thần duy trì trong DN; cho nên mỗi DN có yêu cầu đánh giá trong phỏng vấn khác nhau, cho nên cách xây dựng thang điểm cụ thể của mỗi DN cũng có khác nhau.

Bước 4:Thực hiện phỏng vấn:

- Cần thống nhất trong tất cả thành viên tham gia Hội đồng phỏng vấn về bản câu hỏi và cách đánh giá các câu trả lời của ứng viên trước khi bắt đầu phỏng vấn.

- Phỏng vấn viên phải đảm bảo hỏi hết các câu hỏi đã thống nhất trước trong Hội đồng và dành thời gian trả lời các câu hỏi của ứng viên.

- Nếu có qui định phỏng vấn làm nhiều đợt, thì khi kết thúc phỏng vấn lần đầu, Hội đồng phỏng vấn nên nhận xét mang tính chất tích cực nhằm khích lệ ứng viên hứng khởi cho lần phỏng vấn sau và chủ động thông báo cho ứng viên biết về thời gian, địa điểm, cách thức gặp gỡ, tiếp xúc trong lần sau.

- Khi phỏng vấn, phỏng vấn viên phải quan sát tất cả các phản ứng của ứng viên và lắng nghe ứng viên; phải giữ phong cách chuyên nghiệp và khách quan.

- Luôn luôn bám sát các mục tiêu cơ bản của cuộc phỏng vấn (đảm bảo thu thập được nhiều thông tin về: thành tích học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp, phẩm chất cá nhân, năng lực giao tiếp cá nhân, định hướng nghề nghiệp v.v…).

- Chuẩn bị sẵn sàng để trả lời các câu hỏi chi tiết nhằm thuyết phục các ứng viên tốt, có năng lực vào làm việc cho DN.

Bước 5:Kếtthúcvà lập hồ sơ:

- Phải biết cách thức và thời điểm kết thúc cuộc phỏng vấn. - Ghi chép đầy đủ các thông tin trong suốt cuộc phỏng vấn và các ấn tựơng, đánh giá của phỏng vấn viên ngay sau cuộc phỏng vấn.

- Hệ thống lại hồ sơ và toàn bộ các nhận xét (kể cả hệ thống thang điểm đã chấm), để tổng hợp đánh giá làm cơ sở để quyết định cuối cùng về tuyển dụng./.

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

Đào tạo và phát triển năng lực của người lao động không chỉ là một yêu cầu và trách nhiệm của các DN, mà còn là một trách nhiệm quan trọng của toàn xã hội. Đào tạo và phát triển đóng vai trò vừa là động lực vừa tạo khả năng phát triển kinh tế xã hội cho cả một quốc gia, nhất là trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày một gay gắt như hiện nay.

Một phần của tài liệu tổng quan về quản trị nhân sự (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w